Làm đường cao tốc có thể dùng vật liệu cát biển thay cho cát sông; ưu tiên cấp tín dụng khoản vay nhà ở phân khúc thấp

Hoàng Nam
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều 3/11, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đã tham gia giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng tham gia trả lời chất vấn.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng tham gia trả lời chất vấn.

Có thể dùng vật liệu cát biển thay cho cát sông

Đại biểu Trần Văn Sáu (Đồng Tháp) nêu, đến năm 2045, Đồng bằng sông Cửu Long cần hoàn thành khoảng 400 km đường cao tốc, tương đương cần 39 triệu m3 cát san lấp, chưa kể các công trình công cộng, dân sinh khác. Vì vậy, nhu cầu cát san lấp là rất lớn, nhưng tiếp tục khai thác sẽ gây sạt lở, sụt lún, bức xúc trong xã hội. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Xây dựng cho biết giải pháp đáp ứng nhu cầu để hoàn thiện các dự án cũng như phương án thay thế cát sông.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, khi thị sát tiến độ triển khai dự án đường cao tốc Bắc - Nam, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, các bộ, ngành liên quan nghiên cứu vật liệu thay thế cát sông khi triển khai các dự án, công trình giao thông trọng điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long.

"Hiện nay, tổng nhu cầu dùng cát làm vật liệu cho các công trình giao thông chiếm tới 39 triệu m3, trong khi khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chỉ có khoảng 26 triệu m3. Vì thế, thiếu cát san nền rất lớn", Bộ trưởng nêu rõ.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu dùng cát biển thay cát sông, bởi đây là vấn đề rất cấp thiết.

Kết quả nghiên cứu, khảo sát ban đầu cho thấy, nếu sử dụng cát biển thay thế cát sông, riêng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, lượng cát biển rất lớn, không những đáp ứng nhu cầu của khu vực này mà còn cho cả nước.

Bộ trưởng cho biết, dự kiến khoảng cuối năm 2023 sẽ có kết quả về việc có thể dùng vật liệu cát biển thay cho cát sông được không. Việc này sẽ được trả lời trong thời gian tới. Kết quả ban đầu cho thấy rất khả thi, tuy nhiên còn những yếu tố kỹ thuật phải làm tiếp. Trên thế giới đã có một số nước như: Singapore, Nhật Bản, các nước Trung Đông đã áp dụng nguyên vật liệu này.

Ngoài ra, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho rằng, tro xỉ cũng là nguyên vật liệu thay thế được. Bộ Xây dựng có văn bản hướng dẫn quy chuẩn và Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản cho các nhà thầu sử dụng tro xỉ thay thế, hỗ trợ nguyên vật liệu là cát sông, san nền cho các công trình, dự án.

Liên quan đến ngập úng đô thị, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng khẳng định, hiện nay Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm quản lý đường quốc lộ và đường ngoài đô thị; đường trong đô thị thuộc trách nhiệm của Bộ Xây dựng. Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng để tăng cường quản lý, kết nối hạ tầng khu đô thị với hạ tầng giao thông.

"Có nhiều nguyên nhân dẫn tới xuất hiện nhiều khu vực bị ngập úng. Theo quan điểm của chúng tôi, ngập úng xảy ra ở hai khu vực. Khu đô thị cũ trước đây thường cốt thấp, khi sửa chữa và đặc biệt sửa chữa đường đã sử dụng phương pháp thi công cũ là tiếp tục trải thảm lên trên để đảm bảo chất lượng đường, khiến cốt đường cao hơn cốt nhà, dẫn tới việc ngập úng", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng phân tích.

Các đại biểu Quốc hội dự họp chất vấn và trả lời chất vấn tại hội trường chiều ngày 3/11.
Các đại biểu Quốc hội dự họp chất vấn và trả lời chất vấn tại hội trường chiều ngày 3/11.

Đề cập đến giải pháp, Bộ trưởng Giao thông vận tải nhấn mạnh, đầu tiên cần phải quản lý thật chặt quy hoạch đô thị và quy hoạch giao thông để đảm bảo đồng bộ; cốt xây dựng phải được kiểm soát chặt chẽ, không để cốt khu đô thị cao hơn cốt đường.

Đối với chuyện tắc nghẽn ở khu đô thị, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho rằng, có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính do phương tiện giao thông rất lớn, trong khi hạ tầng chưa phát triển kịp.

"Giải pháp là phải quản lý chặt quy hoạch nhà cao tầng, không chạy theo lợi nhuận phá vỡ quy hoạch; đồng thời phải có giải pháp phát triển giao thông công cộng, di dời các công trình trụ sở, nhà máy ra khỏi trung tâm. Cuối cùng phải nâng cao chất lượng quản lý điều hành giao thông đô thị để ý thức giao thông của người dân được tăng cường hơn", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng

Làm rõ một số nội dung mà đại biểu quan tâm liên quan đến thực trạng tiếp cận vốn tín dụng để xây dựng, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội; góp phần phát triển và thay đổi diện mạo đô thị; phát triển nhà ở xã hội; đảm bảo an sinh xã hội.

Thị trường bất động sản phát triển cần huy động nhiều nguồn lực từ các kênh như từ đầu tư trực tiếp, nguồn vốn từ thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, ngân sách nhà nước, vốn tự có của người dân, doanh nghiệp. Vốn tín dụng chỉ là một trong các kênh vốn để phát triển thị trường bất động sản.

Theo Thống đốc, việc điều hành tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lấy mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống, đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.

Chẳng hạn, trong điều kiện ưu tiên kiểm soát lạm phát, đảm bảo an toàn hệ thống, việc mở rộng tín dụng cho thị trường bất động sản sẽ gây khó khăn cho Ngân hàng Nhà nước trong việc đạt được mục tiêu chính sách tiền tệ. Chính vì vậy, việc điều hành tín dụng cần cân nhắc thận trọng.

Ngoài ra, tín dụng bất động sản cũng tiềm ẩn rủi ro, bởi tín dụng lĩnh vực này thường dài hạn, số tiền huy động lớn, trong khi đặc tính huy động của ngân hàng là vốn ngắn hạn. Vì thế, nếu không tổ chức, điều tiết tốt sẽ đối diện với rủi ro thanh khoản, khó khăn trong chi trả cho người dân.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định, trong chỉ đạo điều hành, Ngân hàng Nhà nước đưa ra các quy định kiểm soát rủi ro gián tiếp. Chẳng hạn, quy định hệ số điều chỉnh rủi ro với khoản vay bất động sản là 200%, vay mua nhà giá trị trên 4 tỷ đồng là 150%... Trong khi đó, hệ số điều chỉnh rủi ro với vay mua nhà ở xã hội dưới 1,5 tỷ đồng là dưới 50%. Tức là, chính sách của cơ quan quản lý tiền tệ hướng tới "ưu tiên cấp tín dụng khoản vay nhà ở phân khúc thấp".

Với tín dụng cho nhà ở xã hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, Chính phủ đã ban hành nghị định, trong đó giao Ngân hàng Chính sách xã hội làm đầu mối, thực hiện cho vay nhà ở xã hội. Một số tổ chức tín dụng được chỉ định cũng tham gia chương trình này. Tới nay, chương trình vay nhà ở xã hội được Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân là 10.584 tỷ đồng, dư nợ tới ngày 30/9 là 9.147 tỷ đồng. Các tổ chức tín dụng được chỉ định hiện chưa giải ngân được, do tiền cấp bù lãi suất chưa được bố trí cho họ.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, thời gian tới, mục tiêu chính sách tiền tệ vẫn là ưu tiên ổn định vĩ mô, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng. Vì thế, các công cụ, giải pháp tín dụng cho bất động sản sẽ được cân nhắc trong tổng thể công cụ khác, để đạt mục tiêu của chính sách tiền tệ.

Nghịch lý thừa, thiếu giáo viên

Nghịch lý thừa, thiếu giáo viên

Trong báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn thuộc lĩnh vực ...

Hôm nay (3/11), Quốc hội  tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu, thảo luận về dự án Luật Đất đai

Hôm nay (3/11), Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu, thảo luận về dự án Luật Đất đai

Hôm nay, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Đất đai (sửa đổi); tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn ...

Sách giáo khoa lần đầu được đưa vào diện Nhà nước định giá, kiểm soát giá

Sách giáo khoa lần đầu được đưa vào diện Nhà nước định giá, kiểm soát giá

Điểm mới ở dự thảo Luật Giá (sửa đổi) này là sách giáo khoa được lần đầu đưa vào diện Nhà nước định giá, kiểm ...

Hôm nay (ngày 2/11), Quốc hội thảo luận các dự án luật: Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Giao dịch điện tử và nghe tờ trình về Luật Giá

Hôm nay (ngày 2/11), Quốc hội thảo luận các dự án luật: Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Giao dịch điện tử và nghe tờ trình về Luật Giá

Hôm nay, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) và dự án ...

Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV: Tinh giản biên chế cần gắn với nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ công chức, viên chức

Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV: Tinh giản biên chế cần gắn với nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ công chức, viên chức

Đây là một trong những vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội nêu tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, ngày 31/10, ...

Bài viết cùng chủ đề

Quốc hội khóa XV

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 23/12-29/12

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 23/12-29/12

Giáo hoàng gửi thông điệp Giáng sinh 2024, Hội nghị thượng đỉnh Liên minh kinh tế Á-Âu, lãnh đạo các nước SNG họp tại Nga... là những sự kiện quốc ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi hôm nay 23/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 23/12. Lịch âm 23/12/2024? Âm lịch hôm nay 23/12. Lịch vạn niên 23/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Ngày 21/12, Bộ Kinh tế Sáng tạo Indonesia đề xuất 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo năm 2025.
Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký phê chuẩn thành luật dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025.
Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?

Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?

EU đã mua dầu Nga với tổng trị giá 687,5 triệu EUR trong tháng 10/2024. Đây là mức tối đa kể từ tháng 2 năm nay.
Ông Putin lộ điểm yếu nền kinh tế, thị trường bất ngờ về Ngân hàng Trung ương Nga

Ông Putin lộ điểm yếu nền kinh tế, thị trường bất ngờ về Ngân hàng Trung ương Nga

Ngân hàng Trung ương Nga đã khiến thị trường ngạc nhiên khi giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 21%.
Dân Trung Quốc đổ xô đến đầu tư, thị trường bất động sản một quốc gia Đông Nam Á tăng trưởng nóng

Dân Trung Quốc đổ xô đến đầu tư, thị trường bất động sản một quốc gia Đông Nam Á tăng trưởng nóng

Khi thị trường bất động sản trong nước chìm sâu trong suy thoái, ngày càng có nhiều nhà đầu tư Trung Quốc chuyển hướng sang Thái Lan để tìm kiếm cơ hội.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Nhóm người có thu nhập cao nhất cũng khó mua nhà; cửa hàng trên 'đất vàng' Hà Nội ế khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12 ghi nhận đồng USD hướng đến tuần tăng tốt nhất trong một tháng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Ngày 14/12, thị trường tài chính châu Âu chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của lợi suất trái phiếu chính phủ Đức (Bund), đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong vòng 8 tháng qua.
Phiên bản di động