Nhiều chính phủ đã bày tỏ mong muốn tham gia vào vũ trụ ảo Metaverse nhằm hướng ngoại giao và quan hệ quốc tế vào thời đại công nghệ. (Nguồn: AFP) |
Không phải một thế giới tưởng tượng
“Sống và hãy sống” là phương châm của Cộng hòa Tự do Liberland tự xưng (ở Balkans) bên bờ sông Danube giữa Serbia và Croatia. Lãnh đạo của quốc gia tự xưng rộng 7km2 này đã hợp tác với công ty kiến trúc Zaha Hadid Architects để chuyển sang không gian kỹ thuật số của tương lai.
Dự án đầy tham vọng này mang hình dáng của một thành phố ảo nhỏ, bao gồm các tòa nhà tương lai với những đường cong tròn trịa, theo phong cách kiến trúc đã mang lại danh tiếng cho kiến trúc sư Zaha Hadid, người đoạt giải Pritzker vào năm 2004.
Sau khi hoàn thành, vũ trụ ảo “đô thị mạng” của Liberland cho phép bất kỳ người dùng nào truy cập dưới dạng hình đại diện. Họ có thể đến thăm tòa thị chính, truy cập không gian làm việc chung, cửa hàng, vườn ươm, doanh nghiệp và thậm chí là một phòng trưng bày nghệ thuật dành riêng cho các triển lãm.
Theo Patrik Schumacher, kiến trúc sư chính của Zaha Hadid Architects cho biết, “đô thị mạng” của Liberland lấy cảm hứng trực tiếp từ thế giới thực và thậm chí tái tạo vùng đất thực của quốc gia tự xưng siêu nhỏ này.
“Tôi tin rằng Metaverse không phải là một thế giới tưởng tượng. Nó không phải là một trò chơi điện tử. Kiến trúc của Liberland Metaverse khác thường và độc đáo, nhưng đồng thời cũng mang tính thực tế, giống với các loại kiến trúc chúng tôi đã xây dựng và sẽ sắp ra mắt”, kiến trúc sư Patrik Schumacher khẳng định.
Liberland không chỉ tham gia vào vũ trụ ảo như một cách để bắt kịp xu hướng, mà còn nhằm thiết lập sự hiện diện của mình trên trường quốc tế, đặc biệt khi quốc gia này chưa được Liên hợp quốc công nhận, không có luật pháp, không có quy định, không có kiểm soát súng hay thậm chí là thuế.
Bất chấp lối sống tự do này, không ai chuyển đến Liberland kể từ khi nó tự thành lập vào năm 2015. Tuy nhiên, nhờ dự án hấp dẫn trên mạng này, theo báo cáo của CNN, hiện có 7.000 cư dân đã đăng ký và đang có 700.000 đơn chờ đăng ký gia nhập quốc gia tự xưng này.
Kiến trúc sư Patrik Schumacher cho biết: “Mặc dù Liberland Metaverse được thiết kế để dẫn đầu sự phát triển của Liberland như một quốc gia (tự xưng) vi mô theo chủ nghĩa tự do, nhưng nó cũng sẽ hoạt động như một lĩnh vực thực tế ảo theo đúng nghĩa của nó”.
Tích hợp với thế giới thực
Liberland không phải nơi duy nhất thể hiện sự nhiệt tình với vũ trụ ảo. Vào tháng 11, Barbados đã hợp tác với nền tảng thực tế ảo, Decentraland, nhằm thành lập một Đại sứ quán làm nhiệm vụ ngoại giao.
Hoạt động của tổ chức này trong Metaverse vẫn chưa được nêu chi tiết, nhưng chính phủ của quốc đảo Caribe cho rằng, nó sẽ cung cấp các dịch vụ lãnh sự trực tuyến, cũng như một cổng dịch chuyển tới các vũ trụ ảo khác.
Ông Gabriel Abed, Đại sứ Barbados tại Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), người đứng đầu dự án, cho biết: “Đại sứ quán Metaverse thể hiện vai trò lãnh đạo của Barbados trong việc hướng ngoại giao và quan hệ quốc tế vào thời đại công nghệ".
Trong khi đó, chính quyền thủ đô Seoul (Hàn Quốc), cũng đang đầu tư rất nhiều vào Metaverse. Vào đầu tháng 11, họ đã thông báo rằng họ muốn trở thành thành phố lớn đầu tiên trên thế giới di chuyển vào vũ trụ có khả năng vô hạn này.
Dự án của Seoul liên quan đến việc tạo ra một hệ sinh thái truyền thông ảo, bao gồm tất cả các lĩnh vực mà chính quyền thành phố hoạt động. Cư dân Seoul sẽ có thể gặp đại diện các quan chức thành phố hoặc tham dự các sự kiện trong không gian kỹ thuật số mới này, nhờ vào tai nghe thực tế ảo.
Thủ đô của Hàn Quốc đã đầu tư 3,9 tỷ Won (khoảng 3,2 triệu USD) vào dự án này, tạm gọi là “Metaverse Seoul”.
Theo Chủ tịch Quỹ Kỹ thuật số Seoul (SDF) Yo-Sik, Metaverse Seoul mang đến những trải nghiệm mới và khắc phục những hạn chế của bối cảnh thực tế bằng cách tích hợp thế giới thực với thế giới ảo.
"Chúng tôi sẽ tận dụng những lợi ích đó trong các chính sách công của mình. Có một số công dân không thể tận hưởng tất cả các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp do bị hạn chế về thể chất. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để sử dụng Metaverse Seoul trong việc cung cấp các dịch vụ bình đẳng cho mọi người dân Seoul”, Chủ tịch SDF nhấn mạnh.
| Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đối thoại với thanh niên ngoại giao Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ có buổi đối thoại với đoàn viên thanh niên Bộ Ngoại giao vào ngày mai (23/3). |
| Trang web của Tập đoàn Vũ trụ Nga một lần nữa bị tấn công mạng Ngày 27/2, Văn phòng báo chí của Tập đoàn Vũ trụ Nga - Roscosmos cho biết, trang web của tập đoàn này một lần nữa ... |