Nhỏ Bình thường Lớn

Lạm phát chạm mức cao nhất trong 30 năm, điều gì đang xảy ra với kinh tế Mỹ?

Lạm phát không phải điều quá mới mẻ đối với Mỹ. Quốc gia này từng trải qua 7 đợt tăng giá tương tự kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai nếu tính cả đợt hiện tại, cũng là đợt tăng giá mạnh nhất trong 30 năm.
Lạm phát chạm mức cao nhất trong 30 năm, điều gì đang xảy ra với kinh tế Mỹ?
Người mua hàng ở chợ thực phẩm ngoài trời ở Manhattan, New York (Mỹ) vào ngày 5/11. (Nguồn: AFP)

Các quan chức trong chính quyền Tổng thống Joe Biden cũng coi lạm phát là hậu quả của đại dịch và chỉ là yếu tố tạm thời. Tuy nhiên, sự thật có phải chỉ như vậy?

Lạm phát chỉ là tạm thời

Nỗ lực vượt qua đại dịch là một bài toán khó đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới và mối nguy lạm phát đã một lần nữa khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Hầu như mọi chu kỳ tăng giá đều có ít nhất một số điểm tương đồng với những chu kỳ khác, song mỗi chu kỳ lại có nét riêng. Khái niệm được nhắc đến nhiều nhất trong những ngày này là lạm phát đình trệ - hiện tượng kinh tế được đánh dấu bởi sự tăng trưởng kinh tế thấp và tỷ lệ lạm phát cao. Đây là kịch bản đã xảy ra hồi những năm 1970-1980. Tuy nhiên, thực tế lại đang có phần phức tạp hơn.

Peter Boockvar, Giám đốc đầu tư tại hãng tư vấn Bleakley Advisory Group, cho biết: “Về mức độ lan rộng, lạm phát ảnh hưởng đến tất cả mọi thứ. Câu hỏi đặt ra là chỉ dấu này sẽ tăng trong bao lâu và khi giảm xuống thì tốc độ sẽ thế nào? Hầu hết các nhà hoạch định chính sách của Mỹ đều bác bỏ về mối liên hệ giữa tình hình của những năm 1970 với tình hình hiện nay”.

Tin liên quan
Kinh tế toàn cầu tiếp tục bị Kinh tế toàn cầu tiếp tục bị 'phủ mây đen', giới doanh nghiệp phản ứng ra sao trước Omicron?

Các nhà lãnh đạo như Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang (Fed) Jerome Powell, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen và các quan chức trong chính quyền Tổng thống Joe Biden coi lạm phát là hậu quả của đại dịch và chỉ là yếu tố tạm thời.

Một khi những yếu tố này mất đi, tỷ lệ lạm phát sẽ giảm về quanh ngưỡng 2% mà Fed coi là biểu tượng của một nền kinh tế đang phát triển và khỏe mạnh.

Một số chuyên gia kinh tế của Nhà Trắng khẳng định giai đoạn hiện tại không phải là lạm phát đình trệ mà giống thời kỳ hậu Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, khi việc kiểm soát giá cả, các vấn đề về nguồn cung và nhu cầu bất thường đã thúc đẩy mức tăng lạm phát hai con số kéo dài đến cuối những năm 1940.

Nhóm các nhà kinh tế của Nhà Trắng đã viết trong một bài báo tháng 7/2021 rằng: “Sự thiếu hụt hàng hóa lâu bền ngày nay là một cuộc khủng hoảng quốc gia khi các quy trình sản xuất bình thường bị phá vỡ. Điều này tương tự với những gì đã xảy ra hồi những năm 1970. Tuy nhiên, thay vì chuyển hướng các nguồn lực để hỗ trợ chiến tranh (như trước đây), thế giới ngày nay đối mặt với sự ngưng trệ hoạt động sản xuất để làm giảm sự lây nhiễm của virus SARS-CoV-2”.

Một khi sự gián đoạn chuỗi cung ứng được khắc phục, tỷ lệ lạm phát có thể nhanh chóng giảm xuống một khi các chuỗi cung ứng hoạt động đầy đủ công suất và tăng trưởng nhu cầu hạ nhiệt.

Sự thật có đơn giản như vậy?

Các cơ quan chính sách tài chính và tiền tệ luôn khẳng định rằng lạm phát chỉ là “nhất thời” và môi trường chính sách được nới lỏng quá mức không phải là nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Tuy nhiên, các chính sách tài chính lỏng lẻo đã là nguyên nhân dẫn đến nhiều chu kỳ tăng giá trước đây và việc cố gắng "đổ lỗi" cho đại dịch đã khiến nhiều người tiêu dùng, những người vốn có niềm tin vào thị trường sụt giảm xuống mức thấp nhất trong thập kỷ, cảm thấy bất bình. Bên cạnh đó, ở Phố Wall, các nhà đầu tư cũng đang lo lắng về việc lạm phát sẽ kéo dài bao lâu.

Trên thực tế, liệu lạm phát có phải là tạm thời hay không có lẽ là cuộc tranh luận lớn nhất xảy ra trong môi trường đầu tư những ngày này.

“Cuộc tranh luận luôn diễn ra trong hai màu đen và trắng nhưng thực tế có thể nằm ở giữa”, Jim Paulsen, chiến lược gia đầu tư trưởng tại tập đoàn nghiên cứu đầu tư Leuthold Group, nhận định.

Chiến lược gia Paulsen đã nghiên cứu về lạm phát và phát hiện ra rằng trong quá khứ có hai thời điểm lạm phát kéo dài, đó là giai đoạn sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất và trong giai đoạn những năm 1970-đầu những năm 1980 như đã nhắc đến ở trên.

Chiến lược gia Jim Paulsen cho rằng tình trạng này phần lớn là hậu quả của vấn đề chuỗi cung ứng mà cuối cùng sẽ giải quyết được nên sẽ sớm chấm dứt.

Tuy nhiên, ông vẫn cảnh giác rằng mình đã nhận định sai lầm. Ông nói: “Lạm phát dù không phải là tạm thời như chúng tôi nghĩ lúc đầu, nhưng tôi vẫn nghĩ tình hình sẽ khá hơn trong những tháng tới. Mặc dù vậy, nếu rủi ro lớn nhất xảy ra và sự thật đảo ngược, thì đó sẽ là một kết cục bi thảm không chỉ cho thị trường chứng khoán mà còn cho cả nền kinh tế.

Theo chiến lược gia Jim Paulsen, chu kỳ lạm phát lần này không giống bất kỳ chu kỳ nào khác ở một điểm quan trọng, đó là trong quá khứ, các nhà hoạch định chính sách chưa bao giờ đổ nhiều tiền như thế vào nền kinh tế.

"Điều gì sẽ xảy ra nếu vào năm tới, chúng ta không chỉ tuyên bố về một 'chiến thắng giả' trước Covid-19 mà còn ra một tuyên bố tương tự về tình trạng lạm phát?", ông cảnh báo.

Cần một sự “thức tỉnh”

Trong khi Tổng thống Mỹ Joe Biden và Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen khẳng định rằng tất cả các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ không phải là nguyên nhân cơ bản dẫn đến lạm phát, thì lập luận rằng các gói kích thích kinh tế có giá trị lên đến 10.000 tỷ USD đối với kinh tế Mỹ đã không đẩy giá lên cao hơn là điều không dễ chấp nhận đối với một số người.

Lạm phát chạm mức cao nhất trong 30 năm, điều gì đang xảy ra với kinh tế Mỹ?
Lập luận rằng các gói kích thích kinh tế có giá trị lên đến 10.000 tỷ USD đối với kinh tế Mỹ đã không đẩy giá lên cao hơn là điều không dễ chấp nhận đối với một số người. (Nguồn: Cagle Cartoons)

Mặc dù ông Paulsen tin rằng tình hình lạm phát hiện tại sẽ hạ nhiệt vào năm 2022, ông vẫn lo lắng về điều mà ông gọi là "sự lạm dụng chính sách toàn cầu".

Về bản chất, điều này có nghĩa là các nhà hoạch định chính sách vẫn ở trong tâm thế phải ứng phó khẩn cấp với một bức tranh kinh tế mà dường như đã qua giai đoạn khủng hoảng kéo dài và thậm chí tiềm ẩn nguy cơ “sôi sục” nếu các quan chức tiếp tục tăng nhiệt.

Ông Paulsen cũng cho rằng khi giá hàng hóa giảm, với thị trường dầu mỏ là trung tâm, chi phí vận chuyển giảm và việc giảm bớt tắc nghẽn tại các cảng sẽ là những dấu hiệu mang lại hy vọng lạm phát sẽ sớm chấm dứt.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của biến thể mới Omicron của virus SARS-CoV-2 ở Nam Phi đã làm phức tạp tình hình.

Ngay cả ông Powell và những người khác cũng phải thừa nhận rằng mặc dù lạm phát chỉ là tạm thời, song vì đại dịch là nguyên nhân gốc rễ của áp lực giá cả, nên nếu biến thể mới trở thành mối đe dọa lớn hơn, tình hình lạm phát tăng cao sẽ duy trì trong thời gian dài.

Mark Zandi, nhà kinh tế trưởng tại bộ phận phân tích của hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s Analytics, nhận định có những điểm tương đồng chặt chẽ giữa tình trạng khó khăn hiện tại và khi lạm phát tăng cao trong những năm 1970.

Theo ông, cú sốc lạm phát hồi những năm 1970 là do nhu cầu tăng cao và là hậu quả của vấn đề nguồn cung do lệnh cấm vận dầu mỏ hồi đó. Việc các công đoàn thương lượng về việc tăng chi phí sinh hoạt cũng thúc đẩy vòng xoáy giá cả tiền lương.

Bên cạnh đó, Fed cũng khiến tình hình phức tạp hơn bằng cách "xem nhẹ" vấn đề lạm phát và sự do dự trong việc tăng lãi suất có thể làm chậm đà tăng trưởng kinh tế.

Sức ép lạm phát tăng cao, Fed phát tín hiệu mới, giới chuyên gia đoán già đoán non

Sức ép lạm phát tăng cao, Fed phát tín hiệu mới, giới chuyên gia đoán già đoán non

gày 30/11, Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết, cơ quan này có thể sẽ đẩy nhanh việc cắt ...

Mặc khuyến mại, giảm giá hấp dẫn, dân Mỹ vẫn thờ ơ với ngày Black Friday

Mặc khuyến mại, giảm giá hấp dẫn, dân Mỹ vẫn thờ ơ với ngày Black Friday

Người tiêu dùng giảm chi tiêu mua sắm trực tuyến tại Mỹ trong ngày Black Friday (Ngày thứ Sáu đen) năm nay so với năm ...

(theo CNBC)

Tin cũ hơn

Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng, thế giới mong chờ điều gì? Cơ hội mới của Trung Quốc và châu Âu đã mở? Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng, thế giới mong chờ điều gì? Cơ hội mới của Trung Quốc và châu Âu đã mở?
Ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, đây là điều Trung Quốc, châu Âu và phần còn lại của thế giới cần làm ngay Ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, đây là điều Trung Quốc, châu Âu và phần còn lại của thế giới cần làm ngay
Doanh thu mặt hàng chiến lược của Nga 'bị thương'; Moscow đang bắt đầu 'cuộc chiến' tài chính Doanh thu mặt hàng chiến lược của Nga 'bị thương'; Moscow đang bắt đầu 'cuộc chiến' tài chính
Giá vàng hôm nay 7/11/2024: Giá vàng 'chiến thắng' sau bầu cử Mỹ, ông Trump thay đổi thị trường ra sao? Chờ sóng tăng mới Giá vàng hôm nay 7/11/2024: Giá vàng 'chiến thắng' sau bầu cử Mỹ, ông Trump thay đổi thị trường ra sao? Chờ sóng tăng mới
Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk có lý do 'tất tay' ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump? Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk có lý do 'tất tay' ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump?
Kết quả bầu cử Mỹ 2024: Doanh nghiệp ‘ăn mừng chiến thắng’, tận hưởng phút giây kịch tính từ đêm qua Kết quả bầu cử Mỹ 2024: Doanh nghiệp ‘ăn mừng chiến thắng’, tận hưởng phút giây kịch tính từ đêm qua
Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh
Bầu cử Mỹ 2024: Cả ông Trump và bà Harris đều đánh vào ‘điểm ảnh’ chi tiết của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng Bầu cử Mỹ 2024: Cả ông Trump và bà Harris đều đánh vào ‘điểm ảnh’ chi tiết của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng
Đất hiếm khuấy động thị trường, lý do đến từ Myanmar Đất hiếm khuấy động thị trường, lý do đến từ Myanmar
Ukraine thẳng thừng 'cự tuyệt' khí đốt Nga, châu Âu chưa có lối đi mới, kho dự trữ đầy ự đã đủ yên tâm? Ukraine thẳng thừng 'cự tuyệt' khí đốt Nga, châu Âu chưa có lối đi mới, kho dự trữ đầy ự đã đủ yên tâm?
Trung Quốc 'gõ cửa' WTO lần thứ hai, kiện EU về xe điện, căng thẳng đã lan sang các sản phẩm khác Trung Quốc 'gõ cửa' WTO lần thứ hai, kiện EU về xe điện, căng thẳng đã lan sang các sản phẩm khác
Bầu cử Mỹ 2024: Tiền ở đâu mà nhiều thế? Bầu cử Mỹ 2024: Tiền ở đâu mà nhiều thế?