Lạm phát Mỹ đang hạ nhiệt. Người mua sắm bên trong một cửa hàng tạp hóa ở San Francisco, California, Mỹ. (Nguồn: Bloomberg) |
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ "đứng im" trong tháng 7/2022 so với tháng 6 do chi phí xăng dầu giảm mạnh, mang lại sự cứu trợ rất cần thiết cho người tiêu dùng sau khi giá cả tăng nhanh trong hai năm qua.
Bên cạnh đó, lạm phát tiêu dùng hàng năm tại nền kinh tế lớn nhất thế giới đã giảm xuống mức 8,5% vào tháng 7/2022, sau khi chạm mức cao nhất trong vòng 40 năm qua là 9,1% vào tháng 6/2022.
Tại Trung Quốc, lạm phát tại nhà máy đã giảm xuống mức thấp nhất trong 17 tháng, bất chấp áp lực chi phí toàn cầu khi hoạt động xây dựng trong nước chậm hơn ảnh hưởng đến nhu cầu nguyên liệu thô.
Chỉ số giá sản xuất (PPI) của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi tăng 6,1% trong tháng 6.
Dưới đây là những dữ liệu quan trọng định hình lạm phát toàn cầu.
Giá những mặt hàng kể trên giảm trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu yếu hơn và nền kinh tế Trung Quốc, Mỹ và châu Âu trong trạng thái bấp bênh.
… nhưng hóa đơn năng lượng của châu Âu thì không
Với mùa Đông đang đến gần, các hộ gia đình châu Âu khó có thể hy vọng, hóa đơn năng lượng của giảm xuống.
Gần đây, đã có các cuộc đàm phán về phân bổ năng lượng ở các nước Liên minh châu Âu (EU).
Điều này là do giá khí đốt ở châu Âu vẫn cao hơn 4 lần so với một năm trước và gần mức cao kỷ lục. Hiện tại, khu vực này phải đối mặt với nhiều điều không chắc chắn về nguồn cung khí đốt qua đường ống Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream).
Ngay cả ở Anh, quốc gia độc lập về khí đốt, lưu lượng dữ trữ cũng đang ở mức thấp và người tiêu dùng có thể chứng kiến hóa đơn tiền điện của họ tăng vọt vào tháng 10 tới.
Lạm phát vẫn ở mức cao
Sau cuộc họp của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào tháng trước, Chủ tịch Jerome Powell nhấn mạnh rằng, cơ quan này đã sẵn sàng sử dụng tất cả các công cụ của mình để đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2%.
Tuy nhiên, người tiêu dùng ở Mỹ, EU và Anh cho rằng, lạm phát sẽ duy trì trên mục tiêu 2% trong nhiều năm tới.
Theo một cuộc khảo sát do hãng tin Reuters thực hiện, đại đa số các nhà kinh tế được hỏi đều nhận thấy, lạm phát sẽ tiếp tục tăng cao trong ít nhất một năm nữa. Khoảng 39% các nhà kinh tế được hỏi nói rằng, lạm phát sẽ ở mức cao trong năm 2023.
Giá cơ bản đang có xu hướng giảm
Lạm phát cơ bản - chỉ số đo mức lạm phát loại trừ một số mặt hàng dễ thay đổi giá như lương thực và năng lượng - đã bắt đầu hạ nhiệt ở Mỹ và Anh. Một số nhà kinh tế dự đoán, lạm phát cơ bản tại Nhật Bản và EU cũng sẽ giảm dần.
Tuy nhiên, lạm phát cơ bản vẫn cao hơn mức thoải mái của hầu hết các ngân hàng trung ương cả ở các nền kinh tế phát triển và đang phát triển.
Điều đó có nghĩa là các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục tăng lãi suất.
Tháng 7, Fed đã tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản lần thứ hai liên tiếp. Cơ quan này sẽ họp lại vào tháng 9 để quyết định có tiếp tục tăng lãi suất hay không.
Tiền lương đang tăng lên
Lương công nhân đã tăng trong năm qua do thị trường lao động thắt chặt nhưng mức tăng này không nhanh như lạm phát.
Chỉ số chi phí việc làm của Mỹ gần đây cũng cho thấy, mức lương cao hơn cũng khiến chi phí lao động của Mỹ tăng đáng kể trong quý II/2022.
Theo số liệu được công bố vào đầu tuần này, chi phí lao động trên một đơn vị sản xuất đã tăng khoảng 10% đối với các công ty phi nông nghiệp ở Mỹ trong quý II năm nay.
Một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến việc định giá trong dài hạn là tiền lương. Nếu tiền lương tăng quá nhanh, một vòng xoáy tăng giá có thể bắt đầu.
Nhà kinh tế trưởng Mark Zandi tại Moody's Analytics nhận định: "Tiền lương tăng cao không phải nguyên nhân dẫn tới lạm phát. Chính lạm phát mới là nguyên nhân dẫn tới tiền lương tăng cao".