Nhỏ Bình thường Lớn
Ngày quốc tế Hạnh phúc (20/3):

Làm sao để trẻ luôn tìm thấy hạnh phúc?

Ngày quốc tế Hạnh phúc, làm sao để trẻ luôn tìm thấy sự lạc quan và hạnh phúc trong cuộc sống và cả chuyện học hành?
Làm sao để trẻ luôn tìm thấy hạnh phúc?
Theo TS. Vũ Thu Hương, để con em mình thật sự hạnh phúc thì phải dạy con cảm nhận và trải nghiệm về hạnh phúc. (Ảnh: NVCC)

Chúng ta từng nghe nhiều mỹ từ như gia đình hạnh phúc, trường học hạnh phúc… Nhưng để con em mình thật sự hạnh phúc thì phải dạy con cảm nhận về hạnh phúc, trải nghiệm để đạt được hạnh phúc từ những điều nhỏ bé xung quanh mình. Mỗi người được ví như một mảnh ghép không thể thiếu của thế giới muôn màu. Nếu các mảnh ghép đều giống hệt nhau, bức tranh thế giới sẽ vô cùng tẻ nhạt.

Thật ra, hạnh phúc của ai chỉ người đó biết, người đó cảm nhận. Có những người phụ nữ của gia đình, yêu thích trẻ em và công việc nội trợ, cũng có người hoàn toàn không phù hợp với cuộc sống như vậy. Họ thích tự do, ghét sự ràng buộc. Ai bảo họ không hạnh phúc?

Hạnh phúc là chất men khiến người đó cảm thấy được tăng cường sức mạnh tinh thần. Điều đó không ai có thể điều khiển được. Có người thích đi làm sớm tối, nhưng cũng có người cảm thấy học là niềm vui bất tận. Hạnh phúc không có công thức, không có chuẩn mực.

Do vậy, nếu cha mẹ kỳ vọng con theo các mẫu hình khác, vô hình trung sẽ gây áp lực cho chính con em mình. Con sẽ cảm thấy áp lực khi được sự kỳ vọng quá mức mà không thể cảm nhận được tình yêu thương từ bố mẹ. Với những đứa trẻ đối diện với sự kỳ vọng như vậy, các con sẽ luôn có cảm giác cô độc, mệt mỏi trong suốt tuổi thơ. Đâu đó có những đứa trẻ cảm thấy cô độc trong chính ngôi nhà của mình. Khi đó, rõ ràng con khó có thể cảm thấy hạnh phúc.

Nhiều người cho rằng, hạnh phúc là định nghĩa mang tính chủ quan bởi hạnh phúc của người lớn khác với trẻ con. Vậy điều gì giúp trẻ trở thành người hạnh phúc? Trẻ sẽ không có trải nghiệm như người lớn nên đánh giá của trẻ sẽ thiếu đi tầm nhìn về thời gian và không gian. Để trẻ hạnh phúc, đôi khi cần cho trẻ trải nghiệm để biết thêm các mức độ của cuộc sống.

Ví dụ, một đứa trẻ chưa từng bị đói, khi ăn, con sẽ cảm thấy các bữa ăn chỉ như nghĩa vụ và khó cảm nhận được niềm vui nhận thức ăn. Nhưng khi đã từng trải qua cơn đói dày vò, như bị lỡ một bữa ăn, con sẽ thấy được ăn là một niềm hạnh phúc, thức ăn khi đó ngon hơn nhiều.

Một đứa trẻ được nhận đủ đầy mọi thứ, chưa bao giờ biết thiếu thốn sẽ không thể trân trọng những gì được nhận, những gì mình đang có. Khi cuộc sống ưu đãi con, con sẽ không thấy niềm vui khi nhận sự ưu đãi đó.

Vậy làm sao để trẻ luôn tìm thấy sự lạc quan và hạnh phúc trong cuộc sống và cả chuyện học hành? Hạnh phúc sẽ khác nhau tùy thuộc vào quan niệm của từng người. Tuy nhiên, tôi nghĩ cha mẹ nào cũng phải làm để con hạnh phúc:

Dạy con cách tự mình lựa chọn mọi thứ dành cho mình. Một người bị mất quyền lựa chọn hoặc không thể lựa chọn mọi thứ dành cho mình thì người đó không bao giờ có thể có cảm giác hài lòng về bản thân. Làm việc gì cũng theo sự lựa chọn của người khác thì kết quả thế nào người đó cũng khó có thể vui. Nếu gặp khó khăn, người đó sẽ càng thêm oán trách mọi người và oán trách cuộc đời.

Dạy con hãy yêu cái mình có chứ không phải là cái mình muốn có. Trong điều kiện, hoàn cảnh của mình, việc đòi hỏi hơn thế mọi thứ chỉ làm cho bản thân có áp lực và làm chính mình mệt mỏi.

Dạy con biết đặt ra mục tiêu và theo đuổi mục tiêu đó một cách kiên trì. Khi một người hay thay đổi thì thành công rất xa vời. Điều đó sẽ chẳng bao giờ mang lại hạnh phúc cho ai.

Dạy con suy nghĩ lạc quan và tin vào điều tốt đẹp. Nếu như một người luôn bi quan, luôn chán sống thì rõ ràng người đó không thể thấy hạnh phúc.

Tại sao có nhiều đứa trẻ được chiều chuộng, được đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vật chất nhưng trẻ vẫn không hạnh phúc, vẫn ủ dột, chán nản, thậm chí có những suy nghĩ và hành động tiêu cực?

Khi trẻ sống quá đủ đầy, con sẽ không cảm nhận được nhu cầu cấp thiết của cuộc sống. Con nghĩ đương nhiên mọi người có các quyền lợi như vậy. Nếu thiếu đi cái gì, con sẽ cảm giác cả thế giới chống lại mình chứ không hề yêu thương mình. Chính vì vậy, những đứa trẻ được chiều chuộng quá mức sẽ rất khó cảm nhận được niềm vui giản đơn như được ăn một bữa ngon được mặc một tấm áo mới.

Tuổi thơ đôi lúc phải thiếu một chút, phải thất vọng một chút, phải buồn một chút, phải lo âu một chút… mới khiến trẻ cảm nhận được đầy đủ "hỉ nộ ái ố", để hiểu rõ mọi mặt của đời sống. Sau này khi lớn lên, có gì xảy ra, trẻ cũng vững vàng vượt qua nhanh để cảm nhận những niềm hạnh phúc xung quanh. Khi đó, mức độ hạnh phúc sẽ nhân lên nhanh chóng.

GS. Trần Đại Nghĩa - người mang trong mình tình yêu vô bờ với khoa học

GS. Trần Đại Nghĩa - người mang trong mình tình yêu vô bờ với khoa học

Giáo sư, Viện sĩ, Thiếu tướng, Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa là người mang trong mình tình yêu vô bờ với khoa học ...

GS. Nguyễn Lân Dũng: Người trẻ phải học không ngừng, có năng lực thích ứng trong 'cơn bão' công nghệ

GS. Nguyễn Lân Dũng: Người trẻ phải học không ngừng, có năng lực thích ứng trong 'cơn bão' công nghệ

Theo GS. Nguyễn Lân Dũng, trong thế giới VUCA, người trẻ cần phải học và cập nhật liên tục, tiến tới có một năng lực ...

Trường Đại học Thương mại đạt chuẩn kiểm định chất lượng tất cả chương trình đào tạo

Trường Đại học Thương mại đạt chuẩn kiểm định chất lượng tất cả chương trình đào tạo

Trường ĐH Thương mại trở thành trường đầu tiên trên cả nước đạt chuẩn kiểm định chất lượng tất cả các chương trình đào tạo ...

Nhà báo Hồ Quang Lợi: Công chúng ở đâu thì báo chí phải có mặt ở đó

Nhà báo Hồ Quang Lợi: Công chúng ở đâu thì báo chí phải có mặt ở đó

Ông Hồ Quang Lợi đặt vấn đề, ngày xưa làm báo truyền thống chỉ quan tâm làm sao để nội dung cho tốt. Còn bây ...

ChatGPT rất thích hợp để trở thành trợ lý biên tập viên

ChatGPT rất thích hợp để trở thành trợ lý biên tập viên

Chia sẻ về ứng dụng ChatGPT trong hoạt động của một tòa soạn báo, Phó Tổng Biên tập Vietnamplus Nguyễn Hoàng Nhật cho rằng, công ...