Đội thi UITERS - Đại học Công nghệ Thông tin - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh giành giải Nhất Cuộc thi Sinh viên Tài năng Kinh doanh số 2022. (Nguồn: VECOM) |
Cuộc thi Sinh viên Tài năng Kinh doanh số 2022 chính thức bắt đầu vào ngày đầu tiên của tháng 11 và kết thúc vào ngày 10/12/2022. Cuộc thi đánh dấu bước ngoặt của hoạt động đào tạo chính quy tại các trường đại học về thương mại điện tử và kinh doanh số ở nước ta.
Lần đầu tiên hàng nghìn sinh viên có thể “thực chiến” kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử hàng đầu như Lazada, Sapo, Haravan, PostMart hay LadiPage. Nhiều doanh nghiệp nổi bật trong lĩnh vực tiếp thị số và đầu tư khởi nghiệp như VinaLink, Acesstrade, Do Ventures hay BambuUp đã đồng hành, tư vấn hỗ trợ cho các đội thi trong suốt thời gian thi.
Những doanh nghiệp đang kinh doanh trực tuyến như Bảo hiểm Hùng Vương, Droppii và nhiều doanh nghiệp khác đã giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình tới các đội thi, giúp họ nắm vững thông tin về sản phẩm để có thể “thực chiến” thành công.
Gần 50 trường đại học với 210 đội thi đã tham gia cuộc thi. Mỗi đội thi sẽ bao gồm từ 2 tới 5 sinh viên cùng một trường nhằm nâng cao kỹ năng làm việc nhóm và năng lực khởi nghiệp kinh doanh. Miền Bắc có nhiều trường và đội thi nhất với các con số tương ứng là 22 và 111. Tiếp đó là miền Nam với 15 trường và 86 đội thi.
Toàn bộ miền Trung với nhiều trường đại học tại các trung tâm đào tạo lớn ở Vinh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang hay Đà Lạt chỉ vỏn vẹn có 2 trường với 6 đội dự thi. Những con số này cũng phản ánh chính xác sự mất cân đối rất lớn của thương mại điện tử nước ta với trên 70% tập trung ở hai thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Bốn nội dung thi đã bao quát khá đầy đủ những thành phần cơ bản của thương mại điện tử, bao gồm bán sản phẩm hàng hoá và dịch vụ trực tuyến, tiếp thị số, giải pháp công nghệ và ý tưởng kinh doanh số. Trên 50% đội thi đã chọn nội dung thi bán sản phẩm trực tuyến, khoảng 25% đội thi chọn nội dung tiếp thị số, 20% chọn nội dung ý tưởng kinh doanh số. Khá ít đội chọn nội dung giải pháp công nghệ.
Điều này phản ánh xu hướng hiện nay khi phần lớn các trường đào tạo ngành thương mại điện tử đã tập trung vào các học phần kinh doanh và giảm nhẹ các học phần về công nghệ thông tin.
Ngay sau khi cuộc thi bắt đầu, VECOM cùng các doanh nghiệp đồng hành đã tổ chức các cuộc tập huấn trực tuyến cho các đội thi, lập các nhóm chat để tư vấn nhanh chóng cho các đội thi. Nhiều trường đại học cũng cử các giảng viên giỏi hỗ trợ sinh viên vận dụng những kiến thức cơ bản học được trên giảng đường tới thực tiễn kinh doanh trực tuyến cực kỳ sôi động và cạnh tranh.
Các doanh nghiệp thương mại điện tử đã tích cực hỗ trợ các đội thi với nhiều hình thức phong phú, giúp sinh viên tiếp cận tới thực tiễn kinh doanh. Đối với nội dung thi bán hàng trực tuyến, Sàn Thương mại điện tử Lazada và PostMart đã cho phép và hỗ trợ các đội thi mở gian hàng cũng như kết nối với các nền tảng hỗ trợ bán hàng đa kênh Sapo và Haravan.
Ban tổ chức Cuộc thi đã tuyển chọn 5 doanh nghiệp với trên 20 sản phẩm để các đội thi có thể bán hàng trên nhiều kênh. Các doanh nghiệp đã tổ chức nhiều buổi tập huấn cho các đội thi cách mở gian hàng, kết nối với nhà cung cấp và các bên liên quan như chuyển phát, thanh toán, tiếp thị.
Với sự nhiệt tình của các đội thi và sự hỗ trợ tích cực của các doanh nghiệp, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn có những đội thi đã bán được hàng trăm đơn vị sản phẩm với doanh thu hàng chục triệu đồng.
Đối với nội dung thi tiếp thị số, nền tảng bán hàng xã hội Droppii và Bảo hiểm Hùng Vương đã đưa ra nhiệm vụ cụ thể cho các đội thi. Nhiều doanh nghiệp tiếp thị số hàng đầu như VinaLink, Accesstrade, LadiPage không chỉ tổ chức các buổi tập huấn mà còn đồng hành, tư vấn trực tuyến liên tục cho các đội thi. Với nội dung thi giải pháp công nghệ và ý tưởng kinh doanh, các chuyên gia từ nền tảng Sapo và Haravan, quỹ đầu tư mạo hiểm DoVentures hay nền tảng hỗ trợ khởi nghiệp BambuUp đã có nhiều hoạt động linh hoạt hỗ trợ các đội thi.
Nhiều khoa đào tạo thương mại điện tử nhận thấy cuộc thi mang lại giá trị thiết thực cho hoạt động đào tạo và là một kênh quan trọng, hiệu quả để gắn đào tạo với thực tiễn. Do đó, nhiều khoa đã động viên sinh viên tham gia tích cực và cử giảng viên hỗ trợ chuyên môn.
Cuộc thi cũng cuốn hút sinh viên ở nhiều trường chưa đào tạo ngành thương mại điện tử. Nhiều đội thi từ những trường này không chỉ lọt vào Vòng Sơ khảo và Chung khảo mà đã đạt giải. Thực tế này cho thấy hoạt động dạy và học kinh doanh số ở các trường đại học hiện nay đã trở nên phổ biến.
Sau Vòng Sơ khảo, Hội đồng Giám khảo đã tuyển chọn 15 đội thi nổi bật trong số trên 200 đội thi lọt vào Vòng Chung khảo. Ngày 17/12/2022, các đội thi này đã bảo vệ kết quả trực tiếp hoặc trực tuyến trước Hội đồng.
Kết quả cuối cùng, 11 đội thi cùng 11 dự án xuất sắc nhất đã đạt giải, bao gồm 1 giải Nhất (Đội thi UITERS - Đại học Công nghệ Thông tin - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh), 1 giải Nhì (Nhóm 1 - Đại học Thủy Lợi Hà Nội), 3 giải Ba (Đội thi SIVITALENT - Đại học Kinh tế Quốc dân; Đội thi VER - Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh; Đội thi DIGITHI - Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông) và 6 giải Khuyến khích.
| Thiếu kỹ năng và tài chính, sinh viên nông thôn Trung Quốc dần 'thua cuộc' nơi thành thị Thiếu tài chính và kỹ năng mềm, nhiều sinh viên xuất thân từ các vùng nông thôn Trung Quốc đang ngày càng tụt xa trong ... |
| Tuyên dương 140 học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc năm 2022 Tối 10/12, Uỷ ban Dân tộc sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục & Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức ... |
| Hội sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc: Những đại sứ trẻ của tình hữu nghị Gần 10 năm gắn bó với xứ sở kim chi, anh Trần Thiện Quang - Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc ... |
| Công bố người chiến thắng cuộc thi 'Di cư qua lăng kính của tôi' Ngày 18/12, tại Hà Nội, Trưởng phái đoàn Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), bà Park Mihyung, đã công bố Lê Thảo Hương là ... |
| Phát động Cuộc thi ảnh ‘Tỏa sáng Việt Nam - Amazing Vietnam’ Ngày 21/12, tại Hà Nội, Tổng cục Du lịch tổ chức Lễ phát động Cuộc thi Ảnh xúc tiến, quảng bá du lịch 2022 với ... |