Một nhà hàng McDonald's đã đóng cửa ở Moscow, Nga, ngày 16/5/2022. (Nguồn: Reuters) |
Nhưng những tên tuổi trên có phải là đại diện cho cả một xu hướng không?
Khủng hoảng kinh tế năm 2022 cuối cùng đã bắt đầu tác động đến mức Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Nga, đặc biệt là trong nửa đầu năm 2023. Mức FDI vào Nga đã giảm mạnh vào năm 2022, con số ước tính được đưa ra là thấp hơn khoảng 75% so với năm 2021.
Trước đó, Nga từng chỉ đứng thứ hai sau Ba Lan với tư cách là điểm đến FDI phổ biến nhất ở Trung Đông châu Âu và Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) vào năm 2019. Hiện tại Moscow tụt xuống hàng thứ 17. Hàng trăm công ty đang chuyển hoạt động ra khỏi Nga, tạo cơ hội cho các quốc gia khác, trong đó các nước láng giềng sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.
Phải chăng các công ty phương Tây đã hoàn toàn cắt đứt quan hệ với Nga?
Vào tháng 4/2022, Wargaming, một công ty trò chơi điện tử có trụ sở tại Minsk, đã thông báo sẽ ngừng hoạt động tại Belarus và Nga. Việc tái cấu trúc của công ty có nghĩa là họ đã mở hai studio mới ở Ba Lan và Serbia.
Tháng 6/2022, Nokian Tires đã công bố một nhà máy sản xuất lốp xe du lịch mới ở Romania. Công ty này nêu chi tiết, sẽ đầu tư 650 triệu Euro (696,91 triệu USD) và tạo ra khoảng 500 việc làm. Tuy nhiên, đại diện công ty cho biết, họ đang đóng cửa các hoạt động ở Nga nhưng vẫn muốn duy trì sự hiện diện ở Đông Âu.
Theo một nghiên cứu của hai nhà kinh tế Thụy Sỹ Simon Evenett, từ Đại học St. Gallen và Niccolo Pisani, từ trường kinh doanh IMD, đến cuối tháng 11/2022, chưa đến 9% các công ty phương Tây đã hoàn thành việc bán các công ty con ở Nga và rời khỏi đất nước này, bởi lý do cuộc xung đột ở Ukraine, lệnh trừng phạt và áp lực từ chính phủ của họ.
Và trên thực tế, ngoài các gói trừng phạt hà khắc nhất từ Mỹ và phương Tây đang làm suy yếu nền kinh tế Nga, việc doanh nghiệp ồ ạt rời Nga đã được dự báo nhưng vẫn chưa xảy ra.
Điều này khiến cho giới quan sát đặt câu hỏi, có bao nhiêu doanh nghiệp của Liên minh châu Âu (EU) và Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) nắm giữ cổ phần ở Nga khi bắt đầu cuộc xung đột đã bán ít nhất một trong các công ty con của họ?
Nghiên cứu của hai nhà kinh tế học trên chỉ giới hạn ở các công ty phương Tây, những công ty có trụ sở chính đặt tại một trong những quốc gia đã áp đặt các biện pháp trừng phạt và có một hoặc nhiều công ty con ở Nga.
Quyết định "rời khỏi" Nga của các công ty này có giá trị ưu tiên cao hơn, so với việc từ bỏ các liên kết thương mại không bao gồm việc xuất khẩu hoặc cấp phép. Đặc biệt là vì công ty mẹ phải tìm một bên mua sẵn sàng thanh toán một giá đủ cao, lý tưởng nhất là để thu hồi khoản đầu tư đôi khi đã được thực hiện trong nhiều năm hoặc, trong một tình huống kém thuận lợi hơn, để hạn chế khả năng mất vốn.
Hai chuyên gia kinh tế Thụy Sỹ đã giới hạn phạm vi phân tích của họ đối với các công ty con đã đạt được doanh thu ít nhất 1 triệu USD ở Nga trong năm tài chính từ 2017 đến 2021.
Sử dụng cơ sở dữ liệu quốc tế do Văn phòng thông tin kinh tế Van Dijk biên soạn, hai tác giả nghiên cứu đã xác định được 2.405 công ty Nga thuộc sở hữu của 1.404 tập đoàn phương Tây.
Tính đến cuối tháng 11/2022, trong số các nhóm này, chỉ có 120, tương đương 8,5%, đã bán một hoặc nhiều công ty con của Nga. Con số này bao gồm cả những tập đoàn không bán tất cả những công ty họ có trước khi xảy ra xung đột quân sự.
Hơn nữa, các công ty con có liên quan không đại diện cho phần lớn đầu tư của phương Tây vào Nga, nhưng chiếm 8,6% về tổng tài sản, 10,4% về doanh thu, 15,3% về nhân viên và 6,5% lợi nhuận trước thuế. Tính trung bình, họ không phải là người thu lợi nhuận nhiều nhất.
Nghiên cứu này cho thấy, phần lớn các công ty EU và G7 đang hoạt động tại Nga đã ở lại hoặc chưa thoái vốn như kế hoạch họ dự định.
Hai nhà kinh tế phủ nhận việc đánh giá thấp tỷ lệ phần trăm thực sự số các công ty đã rời khỏi Nga. Họ lập luận rằng, thông tin họ đã công bố sẽ có nhiều khả năng xảy ra hơn, vì các nhà nghiên cứu đã coi bất kỳ hoạt động thoái vốn một phần (bán một hoặc nhiều công ty con) là thoái vốn toàn bộ (bán tất cả các công ty con).
Họ cũng chỉ ra rằng, một số công ty, chẳng hạn như Nissan hoặc McDonald's, đã bao gồm các điều khoản "mua lại" trong hợp đồng mua bán, cho phép họ lấy lại khoản vốn của mình trong tương lai (tương ứng trong vòng 6 hoặc 15 năm đối với hai ví dụ được trích dẫn). Do đó, sự suy giảm có thể là tạm thời. Mặt khác, cần lưu ý rằng, việc bán một công ty con là một quá trình mất nhiều thời gian và do đó, tỷ lệ các công ty phương Tây rời khỏi Nga có thể sẽ tăng lên trong những tháng và quý tới.
Trong khi đó, tỷ lệ thấp này đặt ra một câu hỏi khác: nhiều công ty đa quốc gia đã dành hàng thập kỷ, hàng tỷ Euro và USD để phát triển hoạt động của họ ở các quốc gia hiện được coi là đối thủ địa chính trị của phương Tây. Họ liệu có sẵn sàng đảo ngược toàn cầu hóa?
Theo quan điểm của hai nhà nghiên cứu, nền kinh tế Nga đủ lớn để cung cấp một phép thử đáng tin cậy về ý chí “tách rời”, nhưng không đủ lớn về quy mô tài sản liên quan hoặc triển vọng tăng trưởng của đất nước - vốn là yếu tố quyết định chiến lược toàn cầu của phần lớn các công ty, đặc biệt đối với các công ty đa quốc gia (có lẽ loại trừ một số lĩnh vực nhất định, chẳng hạn như năng lượng hoặc khoáng sản).
Tuy nhiên, các tập đoàn kinh tế lớn thường có vị thế riêng trong nền kinh tế của họ, đôi khi họ cũng không muốn chịu áp lực quá lớn từ chính phủ. Phản ứng của họ có thể còn tệ hơn nếu bị yêu cầu cắt đứt quan hệ với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc.
Cũng theo kết quả khảo sát của hai nhà kinh tế Thụy Sỹ, 1/4 trong số 120 tập đoàn phương Tây rời Nga có trụ sở chính tại Mỹ, so với 12,5% ở Phần Lan và 11,7% ở Đức.
Trong số 1.284 công ty ở EU và G7 vẫn giữ các công ty con ở Nga, 19,5% là của Đức và 12,4% là của Mỹ.
| Giá vàng hôm nay 8/2: Giá vàng tăng, vẫn được dự báo khả quan, nên đầu tư vào đâu trong năm nay? Giá vàng hôm nay 8/2/2023 tăng nhẹ nhờ sự hỗ trợ của đồng USD yếu, nhưng nếu muốn tăng cao hơn nữa thị trường sẽ ... |
| Nga tìm 'đường máu' vượt 9 vòng trừng phạt, tưởng không tiến bộ mà đột phá không tưởng Nga hiện sở hữu một trong những hệ thống thanh toán phát triển nhất trên thế giới, cả về trải nghiệm khách hàng và cơ ... |
| Canh bạc chính trị, ông Biden ‘chơi dốc túi’ vào mục tiêu tái cấu trúc kinh tế Mỹ Nỗ lực tái cấu trúc nền kinh tế Mỹ của Tổng thống Joe Biden là tham vọng, là mạo hiểm hay ích kỷ? |
| Báo Trung Quốc: Fed tăng lãi suất, kinh tế Mỹ vẫn ‘run’ về chính sách, nhà đầu tư thế giới cần biết sợ Các nhà đầu tư trên toàn thế giới có thể tiếp tục phải bối rối và trở lại việc họ đã "quen thuộc" trong cả ... |
| Báo Mỹ: Kinh tế Nga kiên cường vượt trừng phạt chưa từng có nhờ bè bạn Quan hệ giao thương với các nước láng giềng và đồng minh đã giúp nền kinh tế Nga kiên cường trụ vững, bất chấp hàng ... |