Với hàng trăm dự án gửi về từ khắp mọi miền đất nước, cuộc thi năm nay thực sự là "sân khấu lớn" cho những gương mặt trẻ tài năng. Theo ông Hoàng Sơn Công – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Khởi nghiệp và Chuyển giao Công nghệ ngành bán lẻ, các thí sinh đã vượt qua khuôn mẫu cũ để đem đến những ý tưởng giải quyết các vấn đề cấp bách của địa phương.
“Điều đáng khen ngợi là các dự án không chỉ hướng tới lợi nhuận mà còn thể hiện trách nhiệm xã hội, từ bảo vệ môi trường, phát triển sinh kế, đến bảo tồn văn hóa truyền thống”, ông Công chia sẻ.
Điển hình như dự án của La Văn Dũng (Cao Bằng), sử dụng vi sinh trong sản xuất nông nghiệp sạch để giải quyết vấn nạn ô nhiễm đất. Hay như Tạ Thảo Nhi (Hà Giang), cô gái đã hồi sinh hương vị men lá đặc trưng của người H'Mông và nâng tầm nó thành sản phẩm thương mại chất lượng cao.
Một bạn trẻ ở Cao Bằng thuyết trình về sản phẩmm lưu niệm búp bê mặc trang phục dân tộc, một trong 36 dự án vào vòng chung kết cuộc thi. (Ảnh: Dương Triều) |
Văn hóa bản địa: Chìa khóa tạo khác biệt
Nổi bật tại cuộc thi năm nay là những dự án kết hợp sáng tạo giữa văn hóa truyền thống và kinh doanh hiện đại. Theo ông Bùi Đình Hòa – chuyên gia tư vấn chương trình OCOP, sự khác biệt đến từ cách các thí sinh “thổi hồn” vào từng sản phẩm, khiến chúng không chỉ đẹp về hình thức mà còn sâu sắc về ý nghĩa.
“Đừng bán văn hóa như một thứ xa xỉ. Hãy biến nó thành giá trị cảm nhận thực sự để khách hàng sẵn sàng trả tiền”, ông Hòa khẳng định, đồng thời khuyến khích các bạn trẻ khai thác sâu hơn yếu tố văn hóa, kết hợp với công nghệ để tăng sức cạnh tranh.
Các dự án như Trà san tuyết cổ thụ Tủa Chùa hay Gốm Hương Sa đất Việt là minh chứng rõ ràng. Chúng không chỉ tạo dấu ấn trên thị trường trong nước mà còn mở ra cơ hội vươn ra quốc tế.
Một điểm cộng lớn từ cuộc thi là tính khả thi cao của các ý tưởng, ông Nguyễn Đức Tùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam, nhận xét rằng thế hệ trẻ hiện nay không chỉ biết ước mơ mà còn có khả năng hiện thực hóa ước mơ ấy.
Xanh Cafe, một dự án phát triển hệ thống xe bán cafe pha máy lưu động, là ví dụ tiêu biểu. Với mô hình nhượng quyền, dự án này đã giúp hàng trăm người trẻ có thu nhập ổn định. Hay như NanoSalt, công nghệ sản xuất muối thân thiện môi trường, đã tạo ra sản phẩm chất lượng cao mà vẫn giữ nguyên hương vị đặc trưng.
Thách thức chưa dừng lại
Dù được đánh giá cao, các giám khảo cũng không ngần ngại chỉ ra những lỗ hổng cần cải thiện. Ông Nguyễn Văn Thiên Vũ – Nhà sáng lập AgriDrone Việt Nam nhấn mạnh rằng, nhiều dự án chưa làm chủ được công nghệ chế biến sâu, dẫn đến sản phẩm chưa đạt chuẩn quốc tế.
Ngoài ra, các bạn trẻ còn cần trau dồi kiến thức tài chính. “Một dự án thành công không chỉ nằm ở ý tưởng, mà còn ở khả năng quản trị dòng tiền,” ông Vũ lưu ý, đồng thời khuyến nghị các đội thi cần chuyên nghiệp hóa kế hoạch kinh doanh để sẵn sàng gọi vốn từ nhà đầu tư.
Không chỉ dừng lại ở một cuộc thi Dự án Khởi nghiệp thanh niên nông thông năm 2024, đã mở ra một chặng đường mới cho các bạn trẻ. “Chúng tôi nhìn thấy tương lai của kinh tế Việt Nam trong những ý tưởng khởi nghiệp này”, ông Nguyễn Đức Tùng nhận định.
Các dự án như Enzyme Group, với giải pháp vi sinh trong bảo vệ cây trồng, hay Trà san tuyết cổ thụ, đã không chỉ dừng lại ở mô hình thử nghiệm mà còn có tiềm năng nhân rộng trên quy mô lớn.
Bà Nguyễn Thị Thu Vân - Trưởng Ban Thanh niên nông thông Trung ương Đoàn nhấn mạnh: "Khởi nghiệp là hành trình không dễ dàng, nhưng các bạn trẻ đã chứng minh được rằng với nhiệt huyết, sáng tạo và tinh thần tiên phong, mọi giới hạn đều có thể vượt qua. Từ những ngôi làng nhỏ bé đến các hội trường quốc tế, các dự án này đã mang tiếng nói, khát vọng và bản sắc Việt Nam vươn xa.
Khép lại cuộc thi Dự án Khởi nghiệp thanh niên nông thôn năm 2024, hành trình của các thí sinh chỉ mới bắt đầu. Với sự hỗ trợ từ Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các trung tâm khởi nghiệp, sự cố vấn của chuyên gia và quyết tâm của chính các bạn, những ý tưởng hôm nay chắc chắn sẽ trở thành thành công ngày mai. Cuộc thi không chỉ là một sự kiện, mà là cánh cửa mở ra tương lai đầy triển vọng cho kinh tế Việt Nam”, bà Nguyễn Thị Thu Vân chia sẻ.
| Việt Nam đăng cai cuộc thi Sáng tạo robot châu Á - Thái Bình Dương 13 đội tuyển xuất sắc đến từ 12 quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ góp mặt tại cuộc thi Sáng tạo robot châu Á ... |
| Bài 2: 'Cú hích' cho làn sóng đổi mới, sáng tạo của công nghiệp văn hóa Hà Nội Luật Thủ đô (sửa đổi) như một "cú hích", tiếp sức cho làn sóng đổi mới, sáng tạo của công nghiệp văn hóa, là sự ... |
| Cuộc thi 'Đan Mạch trong mắt em' 2024: Hành tinh xanh dưới góc nhìn trẻ thơ Hàng trăm học sinh Việt Nam đã đưa những ý tưởng xanh vào tranh vẽ tại lễ phát động cuộc thi vẽ tranh “Đan Mạch ... |
| Doanh nhân Nguyễn Thị Nụ: Sáng tạo trong từng sản phẩm, tinh tế trong việc cân bằng cuộc sống Không chỉ xuất sắc trong lĩnh vực dược phẩm, nữ doanh nhân, dược sĩ Nguyễn Thị Nụ, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dược ... |
| Chung kết cuộc thi 'Dự án khởi nghiệp Thanh niên nông thôn' năm 2024: Bệ phóng cho những giấc mơ kinh doanh Sáng 27/11, tại TP. Thái Bình (tỉnh Thái Bình), vòng Chung kết cuộc thi "Dự án khởi nghiệp Thanh niên nông thôn" năm 2024, đã ... |