|
Theo ấn bản tháng 12/1946 của tạp chí Life, những cậu bé này được đeo túi long não trên cổ để phòng tránh cúm Tây Ban Nha. (Nguồn: Getty Images) |
Cho đến nay, đại dịch cúm nguy hiểm nhất trong lịch sử là cúm Tây Ban Nha (1918-1919). Là nguyên nhân gây tử vong của gần 5 triệu người (nhiều hơn số người chết do Thế chiến II), hơn 500 triệu người (xấp xỉ 1/3 dân số thế giới) bị lây nhiễm.
Bên cạnh đó, dịch cúm theo mùa vẫn là nguyên nhân khiến tỷ lệ tử vong lớn. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), mỗi năm có khoảng 291.000 đến 646.000 người trên thế giới tử vong vì các bệnh hô hấp liên quan đến cúm theo mùa.
Trong nửa đầu thế kỷ XX, người ta đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để cố gắng và bảo vệ bản thân mình khỏi bệnh cúm. Một trong số đó là việc sử dụng long não được chiết xuất từ cây long não (tên khoa học: Cinnamomum camphora).
Mọi người đeo một túi long não lên cổ để tránh virus, trong khi các y tá và bác sĩ có thể tiêm lượng nhỏ chất này dưới da tay hoặc chân của bệnh nhân bị nhiễm bệnh. Đến nay, long não vẫn là một trong những hoạt chất trong sản phẩm trị cảm cúm như dầu bôi ngoài da, chất khử trùng, tinh dầu... Tuy nhiên, thành phần long não có trong các sản phẩm này được sử dụng với lượng nhỏ hơn, đúng với tiêu chuẩn an toàn về y tế.
Ngoài ra, các biện pháp khác sớm phòng ngừa cúm cũng được áp dụng như súc miệng bằng nước muối, đeo khẩu trang, bổ sung vitamin C và cả những cảnh báo như không được... hôn em bé. Tuy những biện pháp trên có hiệu quả, nhưng WHO nói chung và CDC nói riêng vẫn nhấn mạnh, việc tiêm vacine hàng năm là một trong những cách tốt nhất để phòng ngừa cúm.
|
Cúm Tây Ban Nha là mối lo ngại lớn trong Thế chiến I, bởi thế, những binh sỹ tại War Garden ở Camp Dix (nay là Fort Dix, New Jersey) này súc miệng bằng nước muối hằng ngày để ngăn ngừa viêm đường hô hấp, năm 1918. (Nguồn: Getty Images) |
|
Một người phụ nữ đeo "vòi cúm" được gắn vào 1 chiếc máy như hình ảnh trong những bộ phim khoa học viễn tưởng, năm 1919. Cho đến nay, người ta vẫn chưa rõ chiếc máy này hoạt động như thế nào hay có tác dụng gì trong việc bảo vệ sức khoẻ trước virus cúm. (Nguồn: Getty Images) |
|
Người đàn ông này đang đeo khẩu trang để phun thuốc khử trùng tại Vương quốc Anh, năm 1920. (Nguồn: Getty Images) |
|
Giáo sư Bordier tại Đại học Lyon (Pháp) đang thử nghiệm máy chữa cảm lạnh, năm 1928. Ông từng tuyên bố, chiếc máy này có thể chữa cảm lạnh trong vòng một vài phút. (Nguồn: Getty Images) |
|
Người dân thành phố London đeo khẩu trang phòng chống cúm, năm 1932. Cho đến nay, mọi người trên toàn thế giới vẫn sử dụng khẩu trang để ngăn ngừa lây lan dịch cúm. (Nguồn: Getty Images) |
|
Một kiểu dáng khẩu trang khác ở Anh năm 1932. (Nguồn: Getty Images) |
|
Vẫn là lời nhắc nhở quen thuộc của các bậc cha mẹ "Xin đừng hôn bé". Bức ảnh được chụp năm 1939. (Nguồn: Getty Images) |
|
Nữ diễn viên người Anh Molly Lamont (ngoài cùng bên trái) đang thưởng thức "khẩu phần" ngăn ngừa cúm khẩn cấp của mình: những trái cam. Bức ảnh được chụp tại Estree Studios ở London, năm 1940. (Nguồn: Getty Images) |
| Đề phòng virus corona: 30 tỉnh/thành cho học sinh nghỉ tiếp đến 16/2 TGVN. Để đề phòng virus corona, tính đến 15h ngày 7/2, có 30 tỉnh/thành phố báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ kéo ... |
| Cập nhật 14h00 ngày 7/2: 31.500 người nhiễm virus corona, Trung Quốc điều tra vụ bác sỹ đầu tiên cảnh báo dịch tử vong TGVN. Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, ... |
| WHO: Thế giới sẽ "không thể tránh khỏi" các đại dịch cúm mới Trong tuyên bố của mình, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo: "Mối đe dọa đại dịch cúm luôn hiện hữu". Theo ông, ... |