Back to E-magazine
08:27 | 23/09/2022
Lan tỏa hình ảnh Việt Nam hòa bình, cùng gánh vác nghĩa vụ chung

08:27 | 23/09/2022

Nhân dịp Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh làm trưởng đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Tuần lễ cấp cao ĐHĐ LHQ Khóa 77, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ đã chia sẻ về ý nghĩa, trọng tâm của Khóa họp cũng như sự tham gia, đóng góp của Việt Nam.

Nhân dịp Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh làm trưởng đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Tuần lễ cấp cao ĐHĐ LHQ Khóa 77, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ đã chia sẻ về ý nghĩa, trọng tâm của Khóa họp cũng như sự tham gia, đóng góp của Việt Nam.

Xin Đại sứ cho biết ý nghĩa của khóa họp lần thứ 77 Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) với tâm điểm là Tuần lễ cấp cao trong bối cảnh quốc tế hiện nay?

Như chúng ta đã biết, tại mỗi khóa họp hàng năm, nhất là trong Tuần lễ cấp cao, ĐHĐ LHQ đều thảo luận và ra quyết định về rất nhiều vấn đề quan trọng đối với tình hình thế giới cũng như hòa bình, an ninh, phát triển của các khu vực, các quốc gia, qua đó luôn thu hút được sự quan tâm, chú ý của dư luận quốc tế, chính giới các nước.

Tuần lễ cấp cao ĐHĐ khóa 77 năm nay càng đặc biệt được quan tâm, trở thành một trong những khóa họp trong lịch sử LHQ thu hút đông đảo nhất sự tham gia của lãnh đạo cấp cao các nước, với 103 nguyên thủ, 56 người đứng đầu chính phủ, cùng nhiều lãnh đạo, bộ trưởng Ngoại giao của các nước khác.

Sự quan tâm đặc biệt đó đó xuất phát từ một lý do lớn là cộng đồng quốc tế đang cùng đứng trước những thách thức rất to lớn, nhiều mặt, từ các cuộc chiến tranh, xung đột quy mô lớn tại nhiều châu lục như châu Âu, châu Phi, châu Á, tới những tác động hết sức nghiêm trọng, cấp bách của nhiều vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, các khó khăn, thậm chí là khủng hoảng kinh tế, xã hội tại nhiều khu vực, nhiều quốc gia.

Lan tỏa hình ảnh Việt Nam hòa bình, cùng gánh vác nghĩa vụ chung

Trong khi các khó khăn là rất lớn, thì hợp tác quốc tế gần đây lại gặp rất nhiều khó khăn, trong đó có thực tế rằng sự gia tăng căng thẳng, cạnh tranh giữa các nước lớn, khiến nhiều chương trình, kế hoạch quan trọng gặp khó khăn trong triển khai, như việc thực hiện Chương trình nghị sự vì phát triển bền vững. Đây cũng là khóa họp đầu tiên của ĐHĐ sau 2 năm bị tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 khiến nhiều cuộc họp phải hoãn, hủy hoặc chỉ có thể tổ chức trực tuyến.

Ngoài ra, Tuần lễ cấp cao còn là dịp để các nước cùng tái khẳng định cam kết đối với chủ nghĩa đa phương, với vai trò của các thể chế đa phương trong đó LHQ có vị trí trung tâm, đồng thời nêu lên những quan tâm, vấn đề và giải pháp của mỗi nước, qua đó giúp tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy đoàn kết quốc tế, tạo cơ hội cùng chung tay ứng phó với những thách thức chung.

Chính vì vậy, Chủ tịch ĐHĐ LHQ Khóa 77 đã xác định chủ đề chung của Khóa họp, bao gồm chủ đề Phiên thảo luận chung, là “Thời khắc bước ngoặt: các giải pháp chuyển đổi trước những thách thức kết nối”.

Không kém phần quan trọng là việc trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao, sẽ có nhiều hội nghị quan trọng khác như Thượng đỉnh chuyển đổi giáo dục, các hội nghị về các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG), xóa bỏ vũ khí hạt nhân.

Tham gia Tuần lễ, các nhà lãnh đạo của các nước cũng sẽ có dịp tham gia hàng trăm sự kiện, tiếp xúc quan trọng khác để bàn thảo về nhiều vấn đề quốc tế và khu vực quan trọng, như tình hình Ukraine, Ethiopia, bảo đảm an ninh lương thực tại châu Phi…

Tiếp theo Tuần lễ cấp cao, các nước thành viên sẽ đi vào trao đổi cụ thể các vấn đề quốc tế, với một chương trình nghị sự rộng rãi với 180 đề mục, cùng các sự kiện cấp cao quan trọng khác của LHQ như Hội nghị thượng đỉnh về nước, Kiểm điểm giữa kỳ việc thực hiện các mục tiêu của Thập niên hành động quốc tế “Nước vì phát triển bền vững”, Kiểm điểm khung hành động Sendai, kỷ niệm 40 năm ký kết Công ước quốc tế về Luật biển (UNCLOS)…

Lan tỏa hình ảnh Việt Nam hòa bình, cùng gánh vác nghĩa vụ chung
Trong vai trò Phó Chủ tịch ĐHĐ LHQ Khóa 77, Đại sứ Đặng Hoàng Giang đã tham gia điều hành khai mạc Phiên thảo luận chung ngày 20/9.

Thưa Đại sứ, với cương vị Phó Chủ tịch ĐHĐ LHQ khóa 77, Việt Nam có những đóng góp như thế nào vào công việc chung của LHQ trong kỳ họp này?

ĐHĐ LHQ đã đồng thuận bầu Việt Nam trở thành một trong những Phó Chủ tịch ĐHĐ LHQ Khóa 77 đại diện cho Nhóm các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chúng ta chính thức đảm nhiệm vị trí này trong vòng một năm kể từ ngày 13/9 là ngày khai mạc ĐHĐ Khóa 77.

Trong quá trình tham gia LHQ, chúng ta luôn coi trọng vai trò và thẩm quyền của ĐHĐ LHQ với tư cách là cơ quan có tính đại diện và chương trình nghị sự rộng rãi nhất của LHQ, trong nhiều lĩnh vực hợp tác chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.

Với thẩm quyền đó, cùng các vấn đề cấp bách đang đặt ra đối với các nước thành viên như tôi vừa nêu trên, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch ĐHĐ LHQ Khóa 77 do đó càng có vai trò quan trọng trong việc điều hành công việc chung của LHQ, của cộng đồng quốc tế, trong đó có các sự kiện lớn cấp cao của ĐHĐ LHQ, cũng như trong dẫn dắt xây dựng các văn kiện lớn của LHQ, góp phần tìm kiếm giải pháp cho nhiều xung đột quốc tế.

Lan tỏa hình ảnh Việt Nam hòa bình, cùng gánh vác nghĩa vụ chung

Trên cơ sở quyết định của các nước thành viên, chúng ta đã tham gia quá trình trao đổi sâu rộng giữa Chủ tịch và các Phó Chủ tịch ĐHĐ, góp phần thúc đẩy để ĐHĐ thông qua một chương trình nghị sự rất rộng rãi của Khóa 77, với nhiều tiến trình lớn toàn cầu như Hội nghị Thượng đỉnh về kiểm điểm các Mục tiêu Phát triển bền vững, thúc đẩy triển khai Chương trình nghị sự 2030, Hội nghị về vấn đề nước, thúc đẩy bảo vệ biển và đại dương, ứng phó biến đổi khí hậu, bảo đảm quyền con người, di cư toàn cầu, giải trừ quân bị... và triển khai lớn các sáng kiến trong Báo cáo của Tổng Thư ký LHQ về “Chương trình nghị sự chung của chúng ta”.

Trong quá trình đó, chúng ta sẽ góp phần đề xuất các sáng kiến, giải pháp, cũng như điều hành việc triển khai các kế hoạch lớn của LHQ, góp phần củng cố, thắt chặt quan hệ hợp tác song phương, đa phương với các nước, khẳng định vai trò và vị trí của Việt Nam.

Với kinh nghiệm tham gia các cơ quan, tổ chức LHQ, đặc biệt là Hội đồng Bảo an LHQ 2020-2021, Hội đồng Nhân quyền 2014-2016, Hội đồng Kinh tế-Xã hội (ECOSOC)… tôi tin tưởng rằng chúng ta sẽ đảm nhiệm thành công vai trò Phó Chủ tịch ĐHĐ LHQ Khóa 77.

Lan tỏa hình ảnh Việt Nam hòa bình, cùng gánh vác nghĩa vụ chung
Các hoạt động của Phó Thủ Tướng thường trực Phạm Bình Minh là dịp để ôn lại chặng đường 45 năm Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của LHQ từ ngày 20/9/1977.

Sự tham dự của Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đúng vào dịp kỷ niệm 45 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (20/9/1977-20/9/2022) sẽ giúp thể hiện tại Liên hợp quốc một hình ảnh Việt Nam với những dấu ấn đậm nét như thế nào, thưa Đại sứ?

Việc Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh làm trưởng đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Tuần lễ cấp cao ĐHĐ LHQ Khóa 77 có ý nghĩa quan trọng. Phó Thủ tướng Thường trực và đoàn công tác sẽ phát biểu trước toàn thể ĐHĐ, tham dự nhiều hội nghị, hoạt động và tiếp xúc song phương với nhiều nước.

Thông qua các hoạt động đó, chúng ta sẽ có dịp ôn lại chặng đường 45 năm Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của LHQ từ ngày 20/9/1977, đánh dấu sự công nhận rộng rãi của cộng đồng quốc tế đối với sự nghiệp đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì độc lập, tự do, thống nhất, hòa bình và công lý.

Cũng thông qua các hoạt động của đoàn Phó Thủ tướng Thường trực, chúng ta sẽ đề cao được những đóng góp tích cực, xây dựng của Việt Nam đối với công việc chung của LHQ, của cộng đồng quốc tế, với nhiều nỗ lực vượt qua khó khăn, gian khổ của các thế hệ trong nhiều lĩnh vực, từ phát triển kinh tế xã hội, hội nhập quốc tế đến góp phần duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

Lan tỏa hình ảnh Việt Nam hòa bình, cùng gánh vác nghĩa vụ chung

Có thể thấy qua quá trình đó, hình ảnh một Việt Nam hòa bình, tích cực, trách nhiệm, cùng gánh vác những nghĩa vụ chung được thể hiện rõ nét trong lòng bạn bè quốc tế, các nước thành viên LHQ, với một số nét chính là:

Thứ nhất, các nỗ lực của Việt Nam về phát triển kinh tế, xã hội đã giúp trở thành một ví dụ điển hình về xóa đói giảm nghèo, trở thành nước thu nhập trung bình, với nhiều thành quả quan trọng về phát triển kinh tế… qua đó góp phần quan trọng vào các nỗ lực chung của LHQ, cộng đồng quốc tế trong việc hỗ trợ phát triển của các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Thành công của những dự án, chương trình quan trọng của LHQ thực hiện tại Việt Nam là minh chứng sống động cho những giá trị lớn và hiệu quả hợp tác của LHQ đối với các quốc gia thành viên.

Thứ hai, chúng ta cũng đã có những biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy các nỗ lực chung của LHQ, các quốc gia thành viên trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy kiểm soát vũ khí, giải trừ quân bị, chống chạy đua vũ trang, trong đó có những nỗ lực gần đây như thúc đẩy Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân (ta là nước thứ 10 phê chuẩn), thúc đẩy các sáng kiến trong hai năm 2020-2021 làm thành viên HĐBA như góp phần thúc đẩy đối thoại, tìm kiếm giải pháp cho nhiều vấn đề trong khu vực, như vấn đề hạt nhân Triều Tiên, tình hình Myanmar, đồng thời có những đề xuất rất thiết thực được các nước tại LHQ, các cơ quan LHQ, giới nghiên cứu chuyên sâu đánh giá cao như các nghị quyết (NQ), văn kiện về bảo vệ cơ sở hạ tầng trong xung đột vũ trang, xử lý hậu quả bom mìn, đề cao vai trò, giá trị lâu dài của Hiến chương LHQ, bảo vệ phụ nữ, trẻ em… Tham gia của ta cũng ngày càng thực chất hơn, chủ động hơn, trong đó có việc trong gần 10 năm qua đã nhiều lượt cử các cán bộ, chiến sỹ, đơn vị tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ.

Thứ ba, ta cũng đã tham gia một cách hiệu quả, đóng góp vào vào nâng cao vai trò của LHQ, xây dựng hệ thống luật pháp quốc tế, xây dựng các chuẩn mực quốc tế để tất cả các nước cùng tuân thủ, vì một xã hội công bằng, phát triển, cũng như đảm bảo hòa bình, an ninh cho thế giới, đồng thời đề xuất nhiều sáng kiến phù hợp với tình hình, điều kiện đặc thù của ta cũng như quan tâm chung của quốc tế, như thúc đẩy NQ tại Hội đồng Nhân quyền về quyền con người và vấn đề biến đổi khí hậu.

Sự hiện diện của Việt Nam tại các cơ chế và các cơ quan của LHQ ngày càng rõ ràng hơn, như đảm nhiệm vị tríthành viên Hội đồng Bảo an LHQ trong hai nhiệm kỳ 2008-2009 và 2020-2021; Hội đồng Nhân quyền, ECOSOC hay tham gia vào những cơ chế điều hành của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO), 2 lần đảm nhiệm vị trí thành viên Ủy ban Luật pháp Quốc tế LHQ và gần đây nhất chúng ta trở thành Phó Chủ tịch Đại hội đồng LHQ lần thứ 2.

Những thành quả, dấu ấn đó là cơ sở để chúng ta tự hào và tin tưởng rằng Việt Nam đã và sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ Việt Nam-LHQ ngày càng phát triển, đem lại những lợi ích hết sức thiết thực cho không chỉ Việt Nam mà còn cho khu vực và thế giới, đồng thời có thêm những đóng góp cho công việc chung của cộng đồng quốc tế, xứngđáng với tầm vóc và vị thế mới của đất nước.

Lan tỏa hình ảnh Việt Nam hòa bình, cùng gánh vác nghĩa vụ chung
“Những đề xuất, đóng góp cụ thể đó của Việt Nam sẽ tiếp tục đưa quan hệ hợp tác với LHQ đi vào chiều sâu, có hiệu quả thiết thực”.

Xin Đại sứ cho biết, qua việc Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh tham dự Phiên thảo luận chung Cấp cao Khóa 77 ĐHĐ LHQ, chúng ta muốn truyền tải những thông điệp, sáng kiến gì tại LHQ?

Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, đồng thời nhân dịp kỷ niệm 45 năm Việt Nam gia nhập LHQ, tiếp theo các chuyến công tác, làm việc tại LHQ của các đồng chí Lãnh đạo cấp cao ta trong năm qua, việc Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Khóa 77 lần này là một sự khẳng định mạnh mẽ nữa về việc Việt Nam thực sự ưu tiên thúc đẩy đối ngoại đa phương, chủ nghĩa đa phương cũng như coi trọng vai trò trung tâm của LHQ trong điều phối hành động toàn cầu.

Các hoạt động của đoàn công tác của Phó Thủ tướng Thường trực sẽ thể hiện đối ngoại đa phương của Việt Nam trong thời gian tới ngày càng gắn liền hơn với những biện pháp, đề xuất, đóng góp cụ thể hơn nữa của Việt Nam, với mong muốn đóng góp vào các nỗ lực của cộng đồng quốc tế về các vấn đề không chỉ quan trọng với Việt Nam mà còn về những lĩnh vực được đông đảo các nước cùng quan tâm.

Trong đó, trọng tâm là giải quyết các thách thức toàn cầu, thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG), hành động khí hậu, phòng ngừa và ứng phó dịch bệnh, thúc đẩy vai trò của phụ nữ và thanh niên, đề cao và thúc đẩy tôn trọng luật pháp quốc tế cũng như tham gia xử lý các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm khác, góp phần triển khai nhiều tiến trình quan trọng đã được Tổng thư ký LHQ đề xuất trong Báo cáo Chương trình nghị sự chung của chúng ta.

Tiếp theo Phiên thảo luận chung, chúng ta cũng sẽ tiếp tục thúc đẩy những sáng kiến, đề xuất cụ thể như tổ chức hội nghị cấp cao về ứng phó dịch bệnh, đẩy mạnh tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ, tham gia chuẩn bị các hội nghị về vấn đề nước, Thượng đỉnh Tương lai, rà soát thực hiện SDG, ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng…

Những đề xuất, đóng góp cụ thể đó của Việt Nam sẽ tiếp tục đưa quan hệ hợp tác với LHQ đi vào chiều sâu, có hiệu quả thiết thực, đóng góp tích cực vào việc giữ vững môi trường quốc tế hòa bình, ổn định, tranh thủ các nguồn lực cho phát triển, góp phần triển khai hiệu quả đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng XIII.

Thực hiện: Phạm Hằng | Thiết kế: Lim Dim | Nguồn ảnh: TG&VN, TTXVN…

Đọc thêm

Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-27/4, Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) Simona-Mirela Miculescu dành trọn một ngày tham gia nhiều hoạt động ở Ninh Bình.
Diễn đàn Tương lai ASEAN: Mở đầu cho những kế hoạch mới

Diễn đàn Tương lai ASEAN: Mở đầu cho những kế hoạch mới

ASEAN không phải dấu cộng của các cuộc họp, ASEAN là một hành trình. Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) cũng không phải là tổng các phiên thảo luận, tiếp xúc mà là những ý tưởng vô tận với ý nghĩa đặc biệt “dành riêng cho ASEAN, của ASEAN, vì ASEAN và vì người dân ASEAN”.
Câu chuyện của người xây dựng AWEN - 'Ngôi nhà chung' cho nữ doanh nhân ASEAN

Câu chuyện của người xây dựng AWEN - 'Ngôi nhà chung' cho nữ doanh nhân ASEAN

AWEN - “ngôi nhà chung” cho doanh nhân nữ ASEAN, là dấu ấn đẹp của Việt Nam trong việc tạo dựng một mạng lưới hỗ trợ các doanh nhân nữ trong khu vực, đồng thời khơi dậy tiềm năng của họ cho sự tiến bộ và phát triển toàn diện trong ASEAN.
Mỗi bước đi đều mang theo khát vọng vươn mình

Mỗi bước đi đều mang theo khát vọng vươn mình

Còn nhớ trong một trả lời phỏng vấn trước thềm Xuân Giáp Thìn, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn từng nhắc đến ước vọng của chính Bộ trưởng và mỗi cán bộ ngoại giao về một thế giới hòa bình và đất nước có cơ đồ, tiềm lực ngày càng lớn mạnh. Tháng Hai - tháng của khát vọng mùa Xuân, với hai chuyến thăm “xuất hành” đa phương và song phương của Bộ trưởng tới châu Âu, có thể thấy rõ những mầm ươm của ước vọng đang lớn dần.
Phụ nữ - hạnh phúc lấp lánh giữa cả những lo toan!

Phụ nữ - hạnh phúc lấp lánh giữa cả những lo toan!

Hạnh phúc là gì? Nhiều khi ta lúng túng! Với mỗi người và đặc biệt với phụ nữ, thật khó để định nghĩa rõ khái niệm này. Cùng Thứ trưởng Ngoại giao, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Nguyễn Minh Hằng có một góc nhìn về “hạnh phúc” nhân dịp Quốc tế Phụ nữ 8/3.
75 năm MotoGP và hành trình 2024

75 năm MotoGP và hành trình 2024

Cuộc đua đầu tiên năm 2024 sẽ bắt đầu tại trường đua Lusail International ở Qatar từ ngày 8-10/3. Báo Thế giới & Việt Nam điểm qua tình hình nhân sự và việc chuẩn bị của các đội đua cho mùa giải kỷ niệm 75 năm MotoGP. Liệu các đội Aprila, KTM và Yamaha có lật đổ sự thống trị 2 năm liên tiếp của Ducati? Câu trả lời vẫn còn ở phía trước.
Ngoại giao Việt Nam - 'Đẹp' từ chính sách đến con người

Ngoại giao Việt Nam - 'Đẹp' từ chính sách đến con người

Trong cảm nhận của nhiều nhà ngoại giao nước ngoài, đối ngoại và ngoại giao Việt Nam luôn để lại nhiều ấn tượng sâu sắc với bản sắc rất riêng từ chính sách đến con người, để chỉ cần gợi ra họ đã có thể thốt lên ngay: 'Đó là Việt Nam!'.
'Thu phục lòng người' ở 'thực địa' đa phương

'Thu phục lòng người' ở 'thực địa' đa phương

Phát huy bản sắc ngoại giao "cây tre Việt Nam" ở môi trường đa phương là rất phù hợp. Tại sao lại nói như vậy? Cùng Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ) trả lời cho câu hỏi đó để thấy rõ một Việt Nam với sự chân thành và tinh thần trách nhiệm đã cùng cộng đồng quốc tế “kể những câu chuyện đẹp” về khát vọng hòa bình của nhân loại giữa muôn trùng gian nan!
Mệnh lệnh dẫn 'đại bàng' sải cánh tới Việt Nam

Mệnh lệnh dẫn 'đại bàng' sải cánh tới Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ rằng Việt Nam đang trong quá trình phát triển và khát khao muốn có tên trên bản đồ công nghệ thế giới.
Chủ tịch Kocham: Cơ hội đã mở với Việt Nam!

Chủ tịch Kocham: Cơ hội đã mở với Việt Nam!

Ông Hong Sun, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Kocham) vui mừng chia sẻ với phóng viên TG&VN rằng, năm 2023, loạt nhà đầu tư lớn đình đám thế giới đã đến Việt Nam và cam kết “rót tiền” vào lĩnh vực công nghệ cao. Đầu tư vào công nghệ cao, chất bán dẫn cũng sẽ thu hút sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư của Hàn Quốc trong tương lai.
Chữ ký tươi đặc biệt của Thủ tướng và 'mệnh lệnh dẫn đại bàng' sải cánh tới Việt Nam

Chữ ký tươi đặc biệt của Thủ tướng và 'mệnh lệnh dẫn đại bàng' sải cánh tới Việt Nam

Đại sứ Hoàng Anh Tuấn có mong muốn cháy bỏng đưa 'đại bàng' Mỹ tới Việt Nam để bứt tốc nền kinh tế.
Một Việt Nam không toan tính, chỉ là trái tim đủ lớn để… cho đi

Một Việt Nam không toan tính, chỉ là trái tim đủ lớn để… cho đi

Suốt cuộc trò chuyện, Đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ Đỗ Sơn Hải nhiều lần nói: Tôi nhấn mạnh, tôi khẳng định, tôi muốn nhắc lại… Đảng và Nhà nước khi cử hai đoàn cứu hộ sang giúp đỡ các bạn Thổ Nhĩ Kỳ trước thảm họa động đất hoàn toàn dựa trên tinh thần chia ngọt sẻ bùi mà không có bất kỳ một mục đích chính trị nào, cá nhân chúng tôi và các chiến sỹ cũng lên đường với đúng tinh thần đó! Đó là hành trình ông và cộng sự thấu hiểu hơn về nhân sinh, về được mất và cho nhận giữa những con người, giữa các dân tộc…