TIN LIÊN QUAN | |
Tổng thống Pháp: Châu Âu sẽ thay Mỹ thực hiện Hiệp định Paris | |
Nông nghiệp có thể khống chế ngay lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính |
Phát biểu tại phiên họp, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres gọi biến đổi khí hậu là "mối đe dọa của thời đại chúng ta". Ông Guterres khẳng định tiếp tục đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch là vô nghĩa về mặt tài chính và "phản tác dụng".
Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gọi chống biến đổi khí hậu là "cuộc chiến quan trọng nhất thời hiện đại". Nhà lãnh đạo này kêu gọi các nước châu Âu tích cực ủng hộ cho Ban Khoa học khí hậu của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) hiện đang đối mặt với khó khăn tài chính sau khi Mỹ cắt giảm đóng góp.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Fiji Frank Bainimarama, Chủ tịch COP 23 và Thủ tướng Đức Angela Merkel chụp ảnh cùng Timothy Naulusala(Fiji ) tại COP 23, Bonn, Đức, ngày 15/11. (Nguồn: Reuters) |
Thủ tướng Đức Angela Merkel đồng ý rằng biến đổi khí hậu là "một thách thức trung tâm của nhân loại" và thế giới cần phải sát cánh với nhau để triển khai Hiệp định Paris.
Tuy nhiên, bà Merkel cũng thừa nhận việc ngừng sử dụng nhiên liệu hóa thạch "không phải dễ dàng" và "vẫn còn nhiều việc phải làm". Than đá hiện vẫn là nguồn nguyên liệu cho 40% sản lượng điện tại Đức và giới quan sát dự đoán nước này sẽ không thể hoàn thành mục tiêu cắt giảm 40% lượng khí thải nhà kính mức đo được năm 1990 vào năm 2020.
Diễn ra tại thành phố Bonn của Đức từ ngày 6-17/11, hội nghị COP23 đã thu hút lãnh đạo và quan chức của gần 200 quốc gia tham dự để tìm cách thúc đẩy thế giới hành động, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút Washington khỏi Hiệp định Paris đồng thời khuyến khích sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở trong nước.
Mục tiêu của COP23 là cụ thể hóa các thỏa thuận của Hiệp định Khí hậu toàn cầu mà lãnh đạo của gần 200 quốc gia đã ký tại Paris cách đây 2 năm. Hội nghị lần này diễn ra trong bối cảnh các nước đang đối mặt với báo cáo u ám về tốc độ ấm lên của Trái Đất gia tăng, khiến các cơn bão, lũ lụt và những tác động do biến đổi khí hậu gây ra ngày càng mang tính hủy diệt hơn.
Theo kế hoạch, từ năm 2020, các nước tham gia thỏa thuận sẽ bắt đầu triển khai kế hoạch cắt giảm lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính để kiềm chế mức tăng nhiệt độ trên toàn cầu không quá 2 độ C, thậm chí 1,5 độ C, so với nhiệt độ của thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp (vào khoảng thập niên 50 của thế kỷ 19).
Đây là ngưỡng mà các nhà khoa học cho rằng sẽ giúp Trái đất tránh được những thảm họa thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán nặng, nước biển dâng và bão lớn.
Nước Mỹ gặp khó trong đàm phán về biến đổi khí hậu Đương đầu với 195 nước, những nước đã chọn một con đường khác, nhiệm vụ của các nhà đàm phán Mỹ tại Hội nghị biến ... |
Hơn 1 tỷ người sẽ phải di cư trong 90 năm tới do biến đổi khí hậu Nếu không có hành động cần thiết, hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới sẽ cần phải di cư trong vòng 90 năm tới ... |
Nồng độ CO2 trung bình trên toàn cầu tăng lên mức kỷ lục Liên hợp quốc cảnh báo nồng độ carbon dioxide trong khí quyển đã lên mức cao kỷ lục trong năm 2016, đồng thời kêu gọi cộng ... |