Lê Đức Anh - Nhà lãnh đạo phong cách Bác Hồ

Với lối sống giản dị gần gũi, năng lực lãnh đạo và tư duy chiến lược kiệt xuất, Đại tướng Lê Đức Anh xứng đáng là một học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua hai cuộc kháng chiến, Ông đã để lại dấu ấn của một vị tướng tài ba quả cảm - vị tướng mà bộ quân phục thấm đẫm khói lửa chiến trường sinh tử - và là một vị chỉ huy sắc sảo, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Trong thời bình, xây dựng và phát triển, trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng, Chủ tịch nước rồi Cố vấn, Ông là nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng, quyết liệt và chí công vô tư - một nhà lãnh đạo phong cách Bác Hồ. Ngày 01 tháng 12 vừa qua, ông Lê Đức Anh tròn 90 tuổi. Nhân dịp đại thọ của Ông, Báo TG&VN xin giới thiệu bài viết dưới đây qua các tư liệu lịch sử, nhân chứng và hỏi chuyện trực tiếp.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh

Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh chúc mừng sinh nhật lần thứ 90 Đại tướng Lê Đức Anh tại nhà riêng, hôm 1/12/2010. (ảnh Sơn Thủy)

Mẫu mực và giản dị

Đánh giá về ông, Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười nhận định :"Lê Đức Anh là một trong những nhà chính trị tầm cỡ, nhà quân sự lớn của Đảng và Nhà nước ta. Vốn là cán bộ chỉ huy quân đội, đã trải qua thực tế chiến đấu gian khổ của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược và mười năm làm nhiệm vụ quốc tế giúp nước bạn ở Campuchia, nên ở Anh, quan điểm giai cấp rất vững vàng và rõ ràng. Sinh hoạt và lối sống giản dị, mẫu mực. Trong thời kỳ giữ cương vị Chủ tịch nước, để góp phần ổn định và phát triển kinh tế, vai trò Chủ tịch nước của anh Lê Đức Anh lúc này rất quan trọng".

Còn Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, một người được báo chí nước ngoài ví là "Cặp bài trùng" với Lê Đức Anh thì cho rằng, Đại tướng Lê Đức Anh là một trong những người lãnh đạo quốc gia tầm cỡ trong thời kỳ đổi mới đất nước. Ông Kiệt viết: "Ngần ấy thời gian biết anh Sáu Nam, có lúc cùng chiến trường, có lúc cùng ở cấp lãnh đạo đất nước, Anh là cán bộ tham mưu tầm cỡ, một vị tướng chỉ huy cương nghị, bản lĩnh và dám chịu trách nhiệm… Tuy nhiên, nói như vậy, không có nghĩa là mọi việc đều hoàn hảo (và cũng không có ai được như vậy). Song nhìn chung nhất, công bằng mà đánh giá, cũng không có nhiều tướng lĩnh như anh Lê Đức Anh".

Sau khi trực tiếp tham gia chỉ huy giải phóng miền Nam rồi giúp nước bạn Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng Pôn Pốt, trên cương vị Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh tiếp tục là một trong những người chèo lái đưa đất nước ta dần thoát khỏi khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Ông chính là một trong những người sát cánh cùng cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và các nhà lãnh đạo khác khởi xướng và chỉ đạo công cuộc đổi mới đất nước. Từ đó, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, quan hệ quốc tế được mở rộng, vị thế quốc tế của Việt Nam được nâng cao. Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười cho biết: "Giai đoạn tôi làm Tổng Bí thư, anh Lê Đức Anh làm Chủ tịch nước, anh Võ Văn Kiệt làm Thủ tướng (1992-1997). Đây là thời kỳ ta triển khai công tác đổi mới rất mạnh, mà trọng tâm là đổi mới về kinh tế... Khi anh Lê Đức Anh làm Chủ tịch nước thì ta thật sự mở rộng quan hệ với nước ngoài".

Ông Lê Đức Anh kể: Thực hiện đường lối Đổi mới được đưa ra tại Đại hội VI, năm 1986, của Đảng, chúng ta tiến hành bình thường hoá quan hệ với một số nước, trong đó có hai nước lớn là Trung Quốc và Mỹ. Lúc đó tôi đang làm Bộ trưởng Quốc phòng thì được Bộ Chính trị giao cho việc tìm cách nào đó để phá thế bao vây cấm vận của Mỹ. Lúc đó giữa Việt Nam và Hoa Kỳ không có một kênh tiếp cận nào cả nên rất khó làm. Vả lại, chiến tranh mới kết thúc hơn 10 năm, sự hận thù vẫn còn sâu sắc lắm. Không thể tiếp cận với nhau bằng chính trị, kinh tế thì phải tìm ở lĩnh vực khoa học - kỹ thuật vậy.

Sau những trăn trở, tìm tòi, Ông đã tìm ra những bước đi khôn khéo với chiến dịch "Phẫu thuật nụ cười" và "Tìm kiếm người Mỹ mất tích - MIA" để mở ra đột phá khẩu trong việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Đó là một cách làm đầy sáng tạo bởi lúc đó, nhiều người vẫn coi Mỹ là một cựu thù khó có thể bình thường hóa quan hệ với họ được. Nhưng những bước phát triển lịch sử trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ ngày nay, góp phần vào sự phát triển thịnh vượng của mỗi nước và hoà bình ổn định ở khu vực đã chứng minh tầm nhìn của Ông, như một nhà tiên tri, nắm bắt được xu thế thời cuộc.

Từ trái qua: ông Ngô Văn Dụ, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng TW Đảng, ông Lê Đức Anh, Nhà báo Sơn Thủy, Tổng Biên tập Báo TG&VN, ông Lê Khánh Trình, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong lễ mừng sinh nhật lần thứ 90 Nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh tại nhà riêng, hôm 1/12/2010


Dân tộc là trên hết

Không chỉ được giao phó trọng trách mở ra việc bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, trước đó, tướng Lê Đức Anh cũng còn được giao hai việc đối ngoại quan trọng nữa là tham gia giải quyết vấn đề Campuchia và bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.

Đối với Campuchia (CPC), ông Lê Đức Anh là người có công lớn: góp phần quan trọng giúp giải phóng nhân dân CPC khỏi chế độ diệt chủng và giúp hồi sinh dân tộc. Điều này một thời gian dài chưa được nhìn nhận đúng, nhưng việc hiện nay Liên Hợp quốc đang đưa các nhân vật diệt chủng CPC ra toà án quốc tế đã chứng minh được tầm nhìn xa của Bộ Chính trị VN lúc đó và tính cao cả của Quân tình nguyện VN. Ông Anh kể:" Trong hơn 10 năm sống, chiến đấu gian khổ trên đất Bạn, trong hơn mười vạn Quân tình nguyện, cũng có một số cá nhân và đơn vị vi phạm kỷ luật, số này tuy rất ít nhưng đã bị xử lý nghiêm khắc… Tuy nhiên, công lao của VN rất lớn. Khi tôi sang dự Lễ rút Quân tình nguyện VN và khi thăm chính thức CPC, Vua Sãi Tếp Vông (Vua đạo Phật) đã đến chúc phúc cho tôi. Sau đó, vị Vua này còn đến nhà riêng của tôi ở Tp. HCM để cảm ơn, tặng quà và chúc phúc cho tôi. Vua Sãi nói rằng Quân tình nguyện VN là "Đội quân nhà Phật". Theo tôi, đây là danh hiệu cao quý, cao quý hơn bất cứ danh hiệu nào khác".

Đối với Trung Quốc (TQ), ngay sau khi ông Lê Đức Anh được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ Chính trị đã giao cho Ông "mở đầu" việc bình thường hoá quan hệ với TQ. Ông đã bắt đầu công việc bằng hai kênh: ngoại giao nhân dân và ngoại giao bí mật. Ông vào Tp. HCM chỉ đạo tổ chức gặp mặt bà con Hoa kiều Chợ Lớn để trao đổi về việc cần đưa quan hệ giữa hai dân tộc trở lại bình thường. Và Ông cũng có 4 cuộc gặp với Đại sứ TQ Trương Đức Duy tại Nhà khách Bộ Quốc phòng, 28 phố Cửa Đông, Hà Nội để bàn chuyện bình thường hoá quan hệ hai nước. Sau các hoạt động đó của Ông, tháng 7/1990, Thủ tướng TQ Lý Bằng, trong chuyến thăm Singapore đã "đánh tiếng" là "TQ sẵn sàng bình thường hoá quan hệ với VN". Rồi tháng 9/1990 phía TQ đã mời TBT Nguyễn Văn Linh, Cố vấn Phạm Văn Đồng và Thủ tướng Đỗ Mười thăm không chính thức TQ. Tháng 8/1991, Đại tướng Lê Đức Anh được cử làm "đặc phái viên của Bộ Chính trị" sang thăm nội bộ Trung Quốc. Trước khi Hội đàm, Tổng Bí thư Giang Trạch Dân đã gặp riêng Đại tướng Lê Đức Anh nêu một vài vấn đề. Ông Giang Trạch Dân nói: "Tới đây lãnh đạo hai nước gặp nhau sẽ mở lại trang sử tốt đẹp quan hệ Trung - Việt. Nhưng có một vấn đề quan trọng phải họp riêng, vì ra họp chung khó nói. Tôi ở địa phương mới lên làm Tổng Bí thư, trước chưa biết nhưng sau này nghiên cứu lịch sử mới biết Trường Sa là của Trung Quốc". Đại tướng Lê Đức Anh đáp ngay: "Tôi cũng giống như đồng chí, tôi ở chiến trường mới về. Khi có dịp nghiên cứu về lịch sử, địa lí và pháp lí thì thấy rõ Hoàng sa và Trường sa là thuộc lãnh thổ Việt Nam". Nghe vậy, ông Giang không nói gì nữa, chỉ cười và bảo "thôi đến giờ rồi, mời đồng chí ra hội đàm". Sau khi ông Lê Đức Anh đi "tiền trạm" về, Tổng Bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã thăm chính thức Trung Quốc và Hai bên đã kí kết Hiệp định chính thức quan hệ bình thường giữa hai nước trên cơ sở 5 nguyên tắc hòa bình, đồng thời ký cả văn bản quan hệ bình thường giữa hai Đảng, khép lại 15 năm đối đầu căng thẳng.

Nhớ lại những thời điểm quyết định đầy cam go và đối mặt với không ít những quan điểm trái chiều, vị Đại tướng bảo: "Nhiều người cho tôi là "thân Trung Quốc", rồi là "thân Mỹ", tôi chỉ cười. Nhưng từ đây tôi mới rút ra một điều rằng, quan hệ với Trung Quốc và với Mỹ là hai mối quan hệ ngoại giao quan trọng nhất của nước Việt Nam, nên trong quan hệ với mỗi nước đó ta cần suy nghĩ rất kỹ, và dĩ nhiên phải đứng trên lập trường độc lập và lợi ích dân tộc của ta. "Lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia và chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc phải là tối thượng", với vị tướng già này, đó đơn giản là một lẽ sống, một điểm tựa để Ông quyết định phải - trái, đúng - sai và khi đã tin, đã quyết là theo đuổi đến cùng.

Chí công vô tư

Trước Đại hội Đảng Khoá VI, ông Lê Đức Anh đã xin rút khỏi danh sách đề cử vào Trung ương vì tuổi cao, nhưng không được. Rồi trước Đại hội VII, ông cũng xin rút khỏi danh sách, nhưng Đại hội vẫn bầu Ông và Quốc hội vẫn bổ nhiệm Ông làm Chủ tịch nước. Thời kỳ làm Chủ tịch nước và thời kỳ làm Cố vấn, ông Lê Đức Anh đã đi khắp mọi miền đất nước, gần gũi nhân dân, tìm hiểu thực tế và chỉ đạo sát sao. Các chuyến đi của Ông rất giản dị, nhiều khi chỉ có mình Ông và người trợ lý, đi ôtô, đi trực thăng, ăn bánh mì, lên miền núi, xuống hải đảo…

Qua tư liệu lưu trữ, qua hồi ức của những nhà lãnh đạo cùng thời hay những người có dịp gần gũi lâu năm với ông Lê Đức Anh, trong đó có người viết bài này, chân dung một nhân vật lịch sử, vốn được bao phủ bởi nhiều chiều thông tin mà có khi các thông tin đó trái ngược nhau… đang hiện lên. Và nó đã hiện lên rõ nét một con người, tuy có một vài sai sót, nhưng vẫn là một nhà lãnh đạo tài năng kiệt xuất, đạo đức khiêm nhường, chí công vô tư. Lê Đức Anh là một nhà lãnh đạo luôn "bị" đặt vào những tình thế khó khăn và buộc phải ra quyết định. Song với tố chất của "tầm nhìn sâu và rộng trong những vấn đề chiến lược của đất nước", với năng lực tư duy sáng tạo và năng lực hành động quyết liệt, với tấm lòng vì nước vì dân, Ông vẫn bình thản tiến về phía trước, tìm được cách giải quyết đúng đắn, nhiều khi đi trước mọi người...

Hôm qua, ngày 01/12/2010, Đại tướng Lê Đức Anh tròn 90 tuổi, cái tuổi đã qua rất xa ngưỡng "xưa nay hiếm", các vị Lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước và đại diện các Bộ, Ban, Ngành cũng như lớp lớp người quen và con cháu, trong đó có chúng tôi, đều đến số 5 Hoàng Diệu để chúc mừng Ông. Ai cũng mong Ông sống trăm tuổi để "làm chỗ dựa tinh thần cho chúng cháu và tiếp tục đóng góp cho đất nước". Bởi hiện nay, Ông là một đại diện hiếm có của "Đội cận vệ già" - đội học trò môn sinh thực chất của Hồ Chí Minh - và là một nhà lãnh đạo theo phong cách Bác Hồ.

Sơn Thủy & Đức Khải

Đại tướng Lê Đức Anh (bí danh Sáu Nam), Sinh năm 1920 tại xã Bàn Môn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông tham gia Cách mạng từ năm 17 tuổi (1937) và là Đảng viên Đảng CS từ năm 1938.

Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong quân đội, Đảng và Nhà nước như Phó Tổng tham mưu trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Miền, Tư lệnh quân khu 9, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Miền, Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh, Tư lệnh cánh quân Tây nam, Đại tướng, Tham mưu trưởng, Bộ Trưởng Quốc phòng. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước.

Đại tướng Lê Đức Anh được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất...Năm 2008, ông được trao tặng Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.

Đọc thêm

Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Mali, Niger và Burkina Faso bác thời hạn do ECOWAS đưa ra để 3 quốc gia Sahel thay đổi quyết định trước khi chính thức rút lui khỏi tổ chức ...
Báo Thế giới và Việt Nam với tôi như một người bạn thân tình!

Báo Thế giới và Việt Nam với tôi như một người bạn thân tình!

Những tình cảm mà bà Phan Thu Hằng, Giám đốc Trung tâm UNESCO bảo tồn và giao lưu văn hóa quốc tế, Chủ tịch ICEP - Hanoi Classy, chia sẻ ...
Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Ngày 23/12, Philippines tuyên bố có kế hoạch mua hệ thống tên lửa Typhon của Mỹ để bảo vệ lợi ích trên biển của nước này.
Những lý do và cách gội đầu bằng bồ kết giúp mái tóc suôn mượt, chắc khỏe

Những lý do và cách gội đầu bằng bồ kết giúp mái tóc suôn mượt, chắc khỏe

Bồ kết là loại thảo dược được tin dùng từ xa xưa, giúp tóc chắc khỏe, suôn mượt, giảm gãy rụng trong mùa hanh khô.
Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Nga đang giảm sự hiện diện quân sự ở Syria đồng thời chuyển thiết bị quân sự tới Libya, Mali và Sudan.
Người Việt Nam ở nước ngoài luôn hướng về quê hương với tất cả tâm huyết

Người Việt Nam ở nước ngoài luôn hướng về quê hương với tất cả tâm huyết

Tôi rất vinh dự khi có cơ hội chia sẻ tâm huyết của mình về vai trò và những đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ...
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động