EU tỏ ra cứng rắn hơn với nhiều hạn chế đặt ra trong gói trừng phạt thứ 14 chống lại Nga. (Nguồn: Qirim) |
Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) vừa chính thức thông qua gói trừng phạt thứ 14 chống lại Nga. Trong đó, EU đã tỏ ra cứng rắn hơn nữa khi đưa ra các biện pháp chống lại đội tàu chở dầu của Nga vẫn được gọi là "hạm đội bóng tối" và đưa ra các hạn chế hơn đối với các chuyến bay của nước này trong không phận EU. Đó là thông tin từ Cơ quan dịch vụ báo chí của Hội đồng EU.
Giới truyền thông Ukraine đưa tin, "gói trừng phạt mới đã giáng một đòn mạnh hơn nữa vào chính phủ của ông Putin và những đối tượng chống lại Ukraine. Những biện pháp này được thiết kế nhằm nhắm vào các lĩnh vực có giá trị cao của nền kinh tế Nga, như năng lượng, tài chính và thương mại, khiến việc lách các lệnh trừng phạt của EU trở nên khó khăn hơn bao giờ hết".
Đây cũng là lần đầu tiên, EU đã áp dụng biện pháp nhắm vào các tàu cụ thể, được cho là góp phần vào xung đột Nga-Ukraine, phải chịu lệnh cấm tiếp cận cảng và cấm cung cấp các dịch vụ.
"Những tàu này có thể được chỉ định vì nhiều lý do khác nhau, như vận chuyển thiết bị quân sự cho Nga, vận chuyển ngũ cốc vốn thuộc sở hữu của Ukraine và hỗ trợ phát triển ngành năng lượng của Nga – như thông qua vận chuyển LNG hoặc trung chuyển LNG”, tuyên bố của EU viết.
Trong lĩnh vực năng lượng, để đảm bảo các cơ sở của EU không được sử dụng để vận chuyển khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga sang các nước thứ ba, từ đó làm giảm doanh thu đáng kể mà Nga thu được từ việc bán và vận chuyển LNG. EU cũng cấm các dịch vụ nạp lại LNG của Nga trên lãnh thổ EU nhằm mục đích trung chuyển sang nước thứ ba.
Đồng thời, EU sẽ cấm các khoản đầu tư mới cũng như cung cấp hàng hóa, công nghệ và dịch vụ để hoàn thành các dự án LNG đang được xây dựng như Arctic LNG 2 và Murmansk LNG. Hạn chế nhập khẩu được áp dụng đối với LNG của Nga thông qua các thiết bị đầu cuối của EU, không được kết nối với hệ thống khí đốt tự nhiên.
Các biện pháp này cũng sẽ được áp dụng đối với các tàu chở dầu thuộc "hạm đội bóng tối" của Moscow liên quan việc lách giới hạn giá dầu Nga - do các thành viên EU và các quốc gia thuộc "liên minh giới hạn giá" đưa ra.
Trên cơ sở này, 27 tàu tham gia hoạt động liên quan sản phẩm dầu của Nga đã trở thành mục tiêu bị nhắm tới.
Để ngăn chặn các hình thức trốn tránh lệnh trừng phạt khác, EU cũng đã tăng cường các biện pháp cấm máy bay Nga bay vào không phận châu Âu.
"Việc cấm hạ cánh, cất cánh hoặc bay qua lãnh thổ EU cũng sẽ áp dụng đối với bất kỳ máy bay nào được sử dụng cho chuyến bay không theo lịch trình và các chuyến bay cá nhân, pháp nhân hoặc cơ quan của Nga, có điểm đến là một kỳ nghỉ hoặc một cuộc họp kinh doanh”, theo tuyên bố của EU.
Tất cả các nhà khai thác không lưu được hướng dẫn cung cấp thông tin đầy đủ về "các chuyến bay theo lịch trình vào buổi trưa" cho cơ quan có thẩm quyền ở các quốc gia thành viên, bao gồm thông tin về quyền sở hữu máy bay và danh sách hành khách trong chuyến bay.
Ngoài ra, EU đã thẳng tay mở rộng danh sách cấm vận chuyển hàng hóa từ Nga sang lãnh thổ EU, bao gồm cả quá cảnh. Lệnh cấm hiện sẽ áp dụng cho các nhà khai thác vận tải có 25% cổ phần trở lên thuộc sở hữu của Nga.
Như đã đưa tin trước đó, kể từ khi Nga bắt đầu mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, EU đã cung cấp cho Ukraine sự hỗ trợ đáng kể về kinh tế, chính trị và tài chính, theo đuổi chính sách nhất quán áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế và cá nhân đối với Moscow và cũng thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn việc lách luật của các chính phủ và tổ chức bên thứ ba.
Thậm chí trong gói trừng phạt thứ 14 chống lại Nga, Hội đồng EU đã cấm các đảng, tổ chức phi chính phủ và tổ chức tư vấn châu Âu nhận bất kỳ khoản tài trợ nào có nguồn gốc từ Nga.
Điều này được nêu trong thông cáo báo chí về nội dung gói biện pháp hạn chế mới của EU đối với Nga, được công bố trên trang web của Hội đồng châu Âu.
“Trước những nỗ lực liên tục của Nga nhằm can thiệp vào các tiến trình dân chủ ở EU và làm suy yếu nền tảng dân chủ của khối này, bao gồm cả thông qua các chiến dịch gây ảnh hưởng và quảng bá thông tin sai lệch, Hội đồng đã quyết định rằng các đảng phái và tổ chức chính trị, các tổ chức phi chính phủ, bao gồm cả các tổ chức tư vấn , hoặc các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông ở EU, sẽ không còn được phép nhận tài trợ từ nhà nước Nga và các bên ủy quyền của họ nữa”, tài liệu nêu rõ.
Đồng thời, EU lưu ý rằng, theo Hiến chương về Quyền cơ bản, các biện pháp được thống nhất hôm nay sẽ không ngăn cản các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông và nhân viên của họ thực hiện các hoạt động khác ở EU, chẳng hạn như nghiên cứu và phỏng vấn.
Ngay sau làn sóng trừng phạt mới của EU, Bộ Ngoại giao Nga lập tức lên tiếng, khẳng định bất kỳ hành động không thân thiện nào của phương Tây sẽ gặp phải “phản ứng cần thiết”. Moscow đã gọi các biện pháp trừng phạt là bất hợp pháp và cho biết đã mở rộng đáng kể "danh sách đen" những người bị cấm nhập cảnh vào đất nước.
| Giá vàng hôm nay 24/6/2024: Tại sao giá vàng miếng SJC đứng yên, chờ vàng nhẫn 'đuổi sát nút', thị trường tuần này sẽ có bất ngờ? Giá vàng hôm nay 24/6/2024: Giá vàng trong nước dần ổn định, giá vàng nhẫn chỉ còn chênh với giá vàng miếng khoảng 1 triệu ... |
| Giá cà phê hôm nay 24/6/2024: Giá cà phê robusta vẫn trên đà đi lên, xuất khẩu cà phê Việt đạt hơn 3 tỷ USD chỉ trong gần 6 tháng Chỉ trong gần 6 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê Việt Nam đã đạt hơn 3 tỷ USD, tăng 38% so với cùng kỳ ... |
| Giảm phụ thuộc vào đối tác kinh tế Trung Quốc, đầu tàu châu Âu tìm thấy đồng minh 'cùng chí hướng' ở châu Á Hoàn thành chặng đầu tiên trong chuyến công du châu Á kéo dài 5 ngày (19-23/6), Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và ... |
| Chuyên gia IMF cảnh báo về bước ngoặt 'đau đớn' đối với kinh tế toàn cầu do xung đột Nga-Ukraine Ngoài những thiệt hại về người và kinh tế, xung đột Nga-Ukraine còn kéo theo những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế ... |
| Kinh tế toàn cầu: Triển vọng dần tươi sáng! Ngân hàng thế giới (WB) nhận định, triển vọng tăng trưởng của thế giới đang tươi sáng hơn. Tuy nhiên, sự gia tăng các rào ... |