Back to E-magazine
e magazine
15:50 | 25/03/2021
Lịch sử các cuộc họp báo của Tổng thống Mỹ

15:50 | 25/03/2021

TGVN. Kể từ khi ông Woodrow Wilson tình cờ tổ chức cuộc họp báo chính thức đầu tiên trên cương vị Tổng thống Mỹ vào năm 1913, họp báo đã trở thành một truyền thống của các đời tổng thống sau này.
Lịch sử các cuộc họp báo của Tổng thống Mỹ
Kể từ khi ông Woodrow Wilson tổ chức cuộc họp báo tổng thống đầu tiên vào tháng 3/1913, tất cả 16 người kế nhiệm ông đã sử dụng hoạt động này để đưa ra một cái nhìn tổng quan về tầm nhìn và chiến lược trong nhiệm kỳ của mình với dân chúng.
Lịch sử các cuộc họp báo của Tổng thống Mỹ

Tính đến giữa tháng 3/2021, hơn hai tháng trôi qua kể từ ngày chính thức nhậm chức, ông Joe Biden vẫn chưa tổ chức bất kỳ cuộc họp báo chính thức nào dưới cương vị Tổng thống Mỹ. Đây được coi là khoảng thời gian dài nhất trong 100 năm qua mà báo chí chưa được tiếp cận trực tiếp với một tân tổng thống.

Theo thống kê của APWashington Post, vào thời điểm này trong nhiệm kỳ đầu của mình, các cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và Bill Clinton đã tổ chức năm cuộc họp báo, còn đối với ông Barack Obama và ông George W. Bush là 3 cuộc. Ngoài ra, ông Trump đã tổ chức họp báo cá nhân chỉ 27 ngày sau khi nhậm chức. Trong khi đó, ông Obama sẵn sàng làm điều tương tự chỉ sau 20 ngày tại nhiệm.

Ngày 16/3, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết, lý do khiến Tổng thống chưa thể tổ chức họp báo chính thức là vì ông còn đang tập trung giải quyết đại dịch Covid-19 bằng việc thúc đẩy triển khai gói cứu trợ trị giá 1.900 tỷ USD. Nhà Trắng cũng khẳng định Tổng thống Joe Biden sẽ tổ chức cuộc họp báo chính thức đầu tiên vào ngày 25/3.

Kể từ khi ông Woodrow Wilson tổ chức cuộc họp báo tổng thống đầu tiên vào tháng 3/1913, tất cả 16 người kế nhiệm ông đã sử dụng hoạt động này để đưa ra một cái nhìn tổng quan về tầm nhìn và chiến lược trong nhiệm kỳ của mình với dân chúng.

Với người dân Mỹ, họ được theo dõi trực tiếp cách các tổng thống trả lời các câu hỏi hóc búa của phóng viên, để có thể tự nhận xét về phong cách lãnh đạo cũng như cách “người lái tàu” sẽ chèo lái đất nước trong bốn năm tới. Đây là những điều mà họ muốn nghe bằng tai thấy bằng mắt, chứ không phải đọc qua những tờ báo.

Cuộc họp báo “tình cờ” đầu tiên

Lịch sử các cuộc họp báo của Tổng thống Mỹ

Theo Slate, cuộc họp báo tổng thống Mỹ đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ được tổ chức một cách rất tình cờ. Thư ký riêng của Tổng thống Woodrow Wilson, Joseph Tumulty đã đề nghị các phóng viên tại Washington đến “gặp gỡ và trò chuyện trực tiếp” với tân Tổng thống vào 12h45 ngày 15/3/1913.

Dự kiến, ông Wilson chào hỏi từng người một để xây dựng các mối quan hệ cá nhân thân thiết, giống như cách ông tiếp cận với báo chí hồi còn là Thống đốc bang New Jersey.

Tuy nhiên, ông Wilson đã thực sự bất ngờ, lúng túng khi có tới 125 phóng viên xuất hiện. Chính vì số lượng quá đông và không gian chật hẹp của phòng họp báo Nhà Trắng, ông Wilson buộc phải phát biểu một cách tự phát. Ông Wilson không nói gì nhiều mà chỉ chào hỏi và cảm ơn những nhà báo có mặt tại Nhà Trắng hôm đó. Thậm chí, có rất ít sách vở ghi lại cuộc gặp gỡ lịch sử này.

Một tuần sau, vào ngày 22/3, Tổng thống Wilson đã tổ chức cuộc họp báo thứ hai chu đáo hơn, tại Phòng phía Đông và tiếp đón 128 phóng viên. Tại đây, ông đã gửi lời tới các phóng viên rằng: “Đừng nói cho đất nước biết suy nghĩ của Washington vì điều đó không tạo ra bất kỳ sự khác biệt nào. Hãy cho Washington biết được suy nghĩ của nước Mỹ”.

Kể từ đó, các cuộc họp báo trở thành hình thức giao tiếp trực tiếp chủ yếu của tổng thống với người dân Mỹ.

Xây dựng hình ảnh và tạo ảnh hưởng

Thế nhưng, các cuộc họp báo sau này, cho đến tận thời của ông Harry Truman, thường diễn ra kín kẽ, chỉ giữa tổng thống, các trợ lý và các phóng viên, nhằm giúp các tổng thống có thể sửa bất cứ lỗi lầm nào trong quá trình trả lời phỏng vấn.

Chính vì sự kín đáo, các cuộc gặp gỡ với báo chí được tổ chức thường xuyên, với cường độ từ một đến hai lần một tuần. Tổng thống Calvin Coolidge đã tổ chức 521 buổi họp báo, tương đương 93 buổi/năm, trong suốt nhiệm kỳ của mình và là vị tổng thống có nhiều cuộc họp báo nhất lịch sử Mỹ.

Ngày 19/1/1955, Tổng thống Dwight D. Eisenhower lần đầu tiên cho phép các các đài phát thanh, truyền hình ghi lại toàn bộ các phát biểu. Tuy nhiên, diễn tiến cuộc họp sẽ được biên tập trước khi đưa tới công chúng. Ông Eisenhower tổ chức 24 buổi họp báo mỗi năm.

Truyền hình đã tạo ra sự khác biệt lớn, khiến các cuộc họp báo ngày trở nên quan trọng đối với các tổng thống, vừa giúp họ xây dựng hình ảnh và tạo ảnh hưởng, cũng là một cách để giải thích các chính sách tới công chúng.

Hiểu rõ được điều này, vào ngày 25/1/1961, Tổng thống John F. Kennedy đã lần đầu tiên tổ chức một cuộc họp báo được truyền hình trực tiếp trên sóng truyền hình. Khi đó, 87% gia đình ở Mỹ sở hữu ít nhất một chiếc vô tuyến và cứ một tháng hai lần, Tổng thống Kennedy lại xuất hiện tại hầu hết các phòng khách và văn phòng trên khắp đất nước.

Về nhiều mặt, ông đã sử dụng thành công truyền hình để thúc đẩy đẩy chương trình nghị sự tích cực của mình. Đồng thời, việc này đã giúp ông xây dựng được hình ảnh là một nhà lãnh đạo chuyên nghiệp, mạnh mẽ, năng động nhưng gần gũi và được người dân yêu mến.

"Một phần không thể thiếu"

Lịch sử các cuộc họp báo của Tổng thống Mỹ

Cho đến nay, đương kim Tổng thống Biden mới chỉ tham gia một phiên hỏi đáp báo chí trong vòng 21 phút. Sự kiện diễn ra sau khi ông Biden ký một loạt sắc lệnh hành pháp hồi cuối tháng Giêng. Song sự kiện này không được coi là buổi họp báo chính thức vì được tổ chức trong nhà và giới hạn số lượng phóng viên. Trong phiên hỏi đáp, ông Biden chỉ tiếp nhận 8 câu hỏi từ 6 phóng viên.

Còn bà Jen Psaki thống kê rằng Tổng thống Biden đã thực hiện khoảng 40 phiên hỏi đáp kể từ khi nhậm chức. Nhưng những phiên hỏi đáp này thường chỉ kéo dài trong vài giây đồng hồ và không đem lại nhiều ý nghĩa.

Trên thực tế, ông Biden chỉ thường tiếp xúc với một nhóm nhỏ phóng viên có mặt trong các sự kiện tại Nhà Trắng. Đôi khi, ông chỉ trả lời ngắn gọn còn các nhân viên Nhà Trắng la hét với báo giới để mở đường.

Việc kéo dài khoảng thời gian này cũng khiến ông nhận được nhiều chỉ trích, phần lớn đến từ đảng Cộng hòa, đồng thời kêu gọi ông Biden nhanh chóng tổ chức hoạt động này như một phần trách nhiệm truyền thống của tổng thống trước công chúng.

Ông Mike McCurry, Thư ký báo chí của cựu Tổng thống Bill Clinton, chia sẻ với ABC News rằng các cuộc họp báo chính thức “là một phần không thể thiếu trong nhiệm kỳ tổng thống”.

Theo ông Tony Fratto, Phó Thư ký báo chí của cựu Tổng thống George W. Bush nhận xét, các cuộc họp báo chính thức là điều cần thiết. “Đó là phép thử cho mọi tổng thống. Với những điều này, bạn chỉ có thể làm tốt khi thực hành nhiều”.

Lịch sử các cuộc họp báo của Tổng thống Mỹ

Bài: Quang Đào

Đồ họa: Hồng Nga

(tổng hợp)

Đọc thêm

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo như Suez, Panama, Kiel... giống như cánh cổng thần kỳ của chú mèo máy Doraemon, giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 1): Công cụ thời Trung cổ khủng bố tinh thần, bí mật ẩn giấu vẫn chưa có lời giải

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 1): Công cụ thời Trung cổ khủng bố tinh thần, bí mật ẩn giấu vẫn chưa có lời giải

Vũ khí vốn xuất hiện từ sớm trong lịch sử loài người. Cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại và các cuộc xung đột trên toàn cầu, vũ khí cũng dần trở nên đa dạng, hiện đại và nguy hiểm.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Trong chính trị và giao thương quốc tế, các eo biển luôn có vị trí quan trọng. Một số "nút thắt" đặc biệt như Hormuz, Bosphorus, Malacca và Gibraltar... luôn được các quốc gia sở hữu sử dụng như một công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự quay trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang rất nhiều hàm ý cho nước Mỹ và cả thế giới ở rất nhiều khía cạnh, từ chính trị - an ninh cho tới kinh tế, phát triển. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có tiểu vùng Mekong với vị trí địa - chính trị ngày càng quan trọng, cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng này.
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump, 78 tuổi, từng là tổng thống thứ 45 của nước Mỹ (2017–2021), đang đứng trước cơ hội lớn vào ngày 5/11 để ghi thêm dấu mốc mới vào tiểu sử của mình, trở thành ông chủ thứ 47 của Nhà Trắng cho nhiệm kỳ 2025-2029.