Lịch sử chính trị - Bộ sách mang tính bước ngoặt về lịch sử nhà nước hiện đại

Lê An
TGVN. Bộ sách bán chạy nhất về lịch sử nhà nước hiện đại và nhận được nhiều lời khen của tác giả Francis Fukuyama vừa được Nhà xuất bản Thế Giới và Omega Plus ấn hành tại Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Lịch sử chính trị là bộ sách gồm 2 tập (Nguồn gốc trật tự chính trị: Từ thời tiền sử đến Cách mạng PhápTrật tự chính trị và suy tàn chính trị: Từ cách mạng công nghiệp tới toàn cầu hóa) của tác giả Francis Fukuyama. Tác phẩm khởi đầu từ nỗ lực viết lại và cập nhật tác phẩm kinh điển Political Order in Changing Societies (Trật tự chính trị trong các xã hội biến đổi) của Samuel P. Huntington, xuất bản lần đầu năm 1968.

Đáng chú ý, Tập một là Nguồn gốc trật tự chính trị: Từ thời tiền sử đến Cách mạng Pháp đã được bình chọn là Cuốn sách đáng chú ý nhất năm 2011 (New York Times), Cuốn sách hay nhất của năm 2011 (Globe and Mail) và Tựa sách phi hư cấu hay nhất năm 2011 (Kirkus Reviews)...

Lịch sử chính trị - Bộ sách mang tính bước ngoặt về lịch sử nhà nước hiện đại
Bộ sách Lịch sử chính trị. (Nguồn: Omega Plus)

Hiểu sâu về trật tự chính trị

Trong Tập một của bộ sách, tác giả Francis Fukuyama đưa ra những giải thích sâu rộng về cách các thể chế chính trị cơ bản ngày nay phát triển. Dựa trên một khối kiến ​​thức lớn về lịch sử, sinh học tiến hóa, khảo cổ học và kinh tế, tác giả đã cung cấp những hiểu biết mới mẻ về nguồn gốc của các xã hội dân chủ và đặt ra những câu hỏi thiết yếu về bản chất cũng như những bất mãn của chính trị.

Cuốn sách bắt đầu bằng câu chuyện về thể chế chính trị giữa các tổ tiên linh trưởng của chúng ta, tiếp nối theo đó là sự xuất hiện của các xã hội bộ lạc, sự lớn mạnh của nhà nước hiện đại đầu tiên ở Trung Quốc, sự khởi đầu của pháp quyền ở Ấn Độ cũng như Trung Đông, và sự phát triển của trách nhiệm giải trình chính trị ở châu Âu cho đến trước thời kỳ Cách mạng Pháp.

Theo Fukuyama, một nhà nước ổn định cần mang tính hiện đại và mạnh mẽ, cần tuân thủ pháp luật áp dụng hiện hành và có trách nhiệm giải trình. Cuốn sách nhằm mục đích lý giải tại sao việc xây dựng nhà nước hiện đại và xây dựng các thiết chế ở những quốc gia như Afghanistan, Iraq, Somalia, Haiti, Timor-Leste, Sierra Leone và Liberia lại không được như kỳ vọng.

Một nội dung lớn khác mà Fukuyama muốn tập trung làm rõ là “trở thành Đan Mạch”, nghĩa là, tạo ra những xã hội ổn định, hòa bình, thịnh vượng, đầy đủ và trung thực. Ông hàm ý trật tự chính trị phải được ưu tiên hơn so với các cấu trúc xã hội nguyên thủy nếu muốn đạt được sự ổn định.

Người đọc cũng được theo chân Fukuyama tìm hiểu căn nguyên qua 2 chặng: tìm kiếm nguồn gốc thật sự của trật tự chính trị và lần theo lịch sử của Trung Hoa, Ấn Độ, châu Âu cùng một vài quốc gia Hồi giáo...

Nếu Tập một bàn về quá khứ, thì Tập hai sẽ đưa câu chuyện đến thời hiện đại, đặc biệt chú ý đến tác động của các thể chế chính trị phương Tây đối với xã hội ở các nước này khi họ tìm cách hiện đại hóa. Sau đó, cuốn sách sẽ mô tả cách phát triển chính trị xảy ra trong thế giới đương đại.

“Cuốn sách nên có mặt ở mọi thư viện, trên mọi giá sách”, David Keymer, Library Journal.

Tập hai cũng nối gót câu chuyện dang dở của Tập một, kể tường tận việc nhà nước, pháp luật, và dân chủ hình thành phát triển trong vòng 2 thế kỷ qua ra sao? Chúng tương tác với nhau và với các chiều phát triển kinh tế-xã hội như thế nào, và cuối cùng đã bộc lộ những dấu hiệu suy tàn tại các nền dân chủ phát triển khác ra sao?

“Tham vọng và cực kỳ nên đọc”

Đây chính là nhận xét của tạp chí The New Yorker khi nói về bộ sách này của tác giả Francis Fukuyama. Cuốn sách đã đặt ra câu hỏi cốt yếu về việc làm thế nào để các xã hội phát triển các thể chế chính trị mạnh mẽ, công tâm và có trách nhiệm giải trình.

Đó là câu chuyện từ Cách mạng Pháp đến cái gọi là Mùa xuân Arab và những rối loạn sâu sắc của nền chính trị Mỹ đương đại. Tác giả xem xét tác động của tham nhũng đối với quản trị và tại sao một số xã hội lại có thể thành công trong việc loại bỏ nó.

Francis Fukuyama khám phá những di sản khác nhau của chủ nghĩa thực dân ở châu Mỹ Latinh, châu Phi và châu Á, đồng thời đưa ra một giải thích rõ ràng về lý do tại sao một số khu vực lại phát triển và phát triển nhanh hơn những khu vực khác. Và ông mạnh dạn tính đến tương lai của nền dân chủ khi đối mặt với tầng lớp trung lưu toàn cầu đang gia tăng và sự tê liệt về chính trị ở phương Tây.

Khi nói về bộ sách, chính Ian Matthew Morris - nhà khảo cổ học, nhà sử học và học thuật người Anh cũng khẳng định rằng: “Một chiến thắng về học thuật, đồ sộ về quy mô, vững vàng về lý luận và giàu tính khuyến nghị. Nói tóm lại, đây là một tác phẩm kinh điển”.

Tác giả Francis Fukuyama là nhà triết học, nhà kinh tế chính trị và tác giả người Mỹ. Ông nhận bằng Tiến sĩ tại Đại học Harvard và từng làm việc trong bộ phận hoạch định chính sách của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Fukuyama hiện là Giáo sư Kinh tế Chính trị Quốc tế và Giám đốc Chương trình Phát triển Quốc tế tại Trường Paul H. Nitze về Nghiên cứu Quốc tế Cấp cao, thuộc Đại học Johns Hopkins, Washington, D.C. Ông cũng là 1 trong 25 nhân vật hàng đầu của Ủy ban Thông tin và Dân chủ do Tổ chức Phóng viên không biên giới đưa ra.

TIN LIÊN QUAN
Covid-19: Hãy đọc ngay Combo 4 cuốn sách hay về dịch bệnh!
Phát hành bộ sách về ba danh họa nổi tiếng thế giới
Bộ sách của Pháp giúp thay đổi suy nghĩ về quyền mỗi người trong gia đình
Tại sao ‘Bản sắc’ là cuốn sách chính trị hay nhất năm 2018?
Ra mắt Bộ sách về bình đẳng giới đầu tiên ở Việt Nam dành cho thiếu nhi

Đọc thêm

Ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Giá xăng dầu hôm nay 7/5: Đàm phán Trung Đông không có tiến triển, dầu thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 7/5: Đàm phán Trung Đông không có tiến triển, dầu thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 7/5, đầu tuần tăng nhẹ chưa đến 50 cent do đàm phán về một thỏa thuận ngừng bắn giữa Hamas và Israel không có tiến ...
Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự Triển lãm Quốc phòng an ninh châu Á tại Malaysia

Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự Triển lãm Quốc phòng an ninh châu Á tại Malaysia

Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự Triển lãm Quốc phòng an ninh châu Á lần thứ 18 năm 2024 tại Malaysia từ ngày 5-9/5.
Cách chỉnh sở thích trên TikTok giúp tối ưu hóa quảng cáo

Cách chỉnh sở thích trên TikTok giúp tối ưu hóa quảng cáo

Trong quá trình sử dụng, TikTok sẽ dựa theo thói quen của bạn để đưa ra những quảng cáo sản phẩm có liên quan nhất. Tuy nhiên, đôi lúc dữ ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ bước vào giai đoạn 3

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ bước vào giai đoạn 3

Các cử tri sẽ bỏ phiếu để bầu ra 93 nghị sĩ trong số 1.331 ứng cử viên tham gia tranh cử trong giai đoạn 3 cuộc bầu cử Hạ ...
Một nàng Hậu lấn sân sang lĩnh vực hài, nói không sợ bị mất hình tượng

Một nàng Hậu lấn sân sang lĩnh vực hài, nói không sợ bị mất hình tượng

Việc Hoa hậu Đại sứ Du lịch Thế giới 2018 Phan Thị Mơ tham gia chương trình Cười xuyên Việt 2024 được mọi người quan tâm.
Triển khai hệ thống thị thực điện tử mới, Cuba kỳ vọng hút khách du lịch quốc tế

Triển khai hệ thống thị thực điện tử mới, Cuba kỳ vọng hút khách du lịch quốc tế

Từ tháng 5, Cuba triển khai hệ thống thị thực điện tử mới dành cho du lịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách quốc tế.
Sức hút của những điểm du lịch ‘bản sao’ trên toàn thế giới

Sức hút của những điểm du lịch ‘bản sao’ trên toàn thế giới

Trên toàn thế giới, hoạt động du lịch đang phục hồi mạnh mẽ. Lưu lượng hành khách hàng không năm 2023 đã chạm mức gần 95% so với thời kỳ trước đại dịch.
Lên Điện Biên, khám phá căn hầm quân sự kiên cố nhất của thực dân Pháp tại Đông Dương

Lên Điện Biên, khám phá căn hầm quân sự kiên cố nhất của thực dân Pháp tại Đông Dương

Là cơ quan ‘đầu não’ của thực dân Pháp tại cứ điểm Điện Biên Phủ, hầm Đờ Cát hay còn gọi là hầm De Castries được xây dựng kiên cố nhất Đông Dương.
Phát triển du lịch Mường Nhé - nơi 'một con gà gáy cả 3 nước đều nghe'

Phát triển du lịch Mường Nhé - nơi 'một con gà gáy cả 3 nước đều nghe'

Baoquocte.vn. Huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên - nơi 'một con gà gáy cả 3 nước đều nghe', có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch.
Ghi nhận những tín hiệu tích cực của ngành du lịch dịp lễ 30/4-1/5

Ghi nhận những tín hiệu tích cực của ngành du lịch dịp lễ 30/4-1/5

Trong 5 ngày nghỉ lễ, ngành du lịch ước phục vụ khoảng 8 triệu lượt khách, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023, có khoảng 3,6 triệu lượt khách có lưu trú.
Khám phá Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) - điểm đến tận hưởng thiên nhiên

Khám phá Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) - điểm đến tận hưởng thiên nhiên

Khu du lịch Ba Bể là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thiên nhiên và đam mê trải nghiệm không gian văn hóa vùng cao Bắc Kạn.
Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét

Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh nhấn mạnh, dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét.
Chùa Địa Tạng Phi Lai: Một góc thanh tịnh, an yên ở Hà Nam

Chùa Địa Tạng Phi Lai: Một góc thanh tịnh, an yên ở Hà Nam

Với cảnh quan tuyệt đẹp nằm cạnh đồi thông thơ mộng cùng không gian thanh tịnh, chùa Địa Tạng Phi Lai ở Hà Nam là điểm đến yêu thích của du khách.
Chuyện về người đầu tiên dịch ‘Nhật ký trong tù’ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tiếng Pháp

Chuyện về người đầu tiên dịch ‘Nhật ký trong tù’ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tiếng Pháp

Từng làm việc tại Tòa Thượng thẩm Paris, là Đảng viên Đảng cộng sản Pháp, nhưng trọn cuộc đời luật sư Phan Nhuận cống hiến cho Tổ quốc Việt Nam.
Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 24-27/4, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO Simona-Mirela Miculescu dành trọn một ngày tham gia nhiều hoạt động ở Ninh Bình.
Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Lễ hội Hoa phượng đỏ với chủ đề: “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản” sẽ diễn ra vào ngày 11/5, hứa hẹn mang đến chuỗi sự kiện hấp dẫn.
Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Ngày 24/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tiếp Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO lần thứ 42 Simona-Mirela Miculescu.
Phiên bản di động