📞

Liên hợp quốc thảo luận về các biện pháp thúc đẩy việc hồi hương trẻ em từ khu vực xung đột

Chu Văn 13:54 | 30/01/2021
TGVN. Ngày 29/1, tại New York, Nga và Kazakhstan đã đồng tổ chức cuộc họp theo thể thức Arria của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) về chủ đề “Hồi hương trẻ em từ khu vực xung đột, từ trại về nhà: kêu gọi hành động”. Đại diện của 27 nước và cơ quan của Liên hợp quốc đã tham dự.
Phó Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc Nguyễn Phương Trà tại cuộc họp.

Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc về chống khủng bố quan ngại về tình hình về sức khỏe tâm thần, an toàn và sự phát triển toàn diện của trẻ em ở các trại ở Đông Bắc Syria. Để giải quyết vấn đề này, cần có quyết tâm chính trị cao, chiến lược toàn diện để đưa các em hồi hương và tái hòa nhập.

Ông cho rằng các nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố phải được đối xử trên các nguyên tắc tổng thể về "không gây tổn hại", bảo đảm quyền, phẩm giá và hạnh phúc của họ, cần có sự trợ giúp hiệu quả, nhanh chóng và thích hợp về pháp lý, y tế, tâm lý xã hội, vật chất và tinh thần.

Việc các nước xây dựng và các luật liên quan sẽ là một bước tiến quan trọng nKế hoạch Hỗ trợ Toàn diện Quốc gia (NCAP)hằm thiết lập cơ chế quốc gia đáp ứng hiệu quả các quyền và nhu cầu của các nạn nhân khủng bố.

Đại diện đặc biệt của Tổng thư ký Liên hợp quốc về trẻ em và xung đột vũ trang nhấn mạnh, cần sớm đưa các trẻ em khỏi vùng xung đột vũ trang và tạo điều kiện tái hòa nhập để tránh việc các em bị tái tuyển mộ.

Trẻ em đang bị giam giữ hoặc bị cáo buộc liên quan các nhóm vũ trang, trong đó có cả các nhóm khủng bố thuộc danh sách Liên hợp quốc liệt kê, phải được đối xử như nạn nhân, không được coi các em là mối đe dọa an ninh. Việc giam giữ các em chỉ là biện pháp cuối cùng và trong thời gian ngắn nhất có thể.

Bà tỏ quan ngại về tình hình về sức khỏe tâm thần, an toàn và sự phát triển toàn diện của trẻ em ở các trại ở Đông Bắc Syria và Iraq.

Đại diện của Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi các quốc gia cần có trách nhiệm chính trong việc bảo vệ và bảo đảm thực hiện quyền của các trẻ em và trên cơ sở các thông lệ, các nước cần xây dựng các thủ tục cụ thể để hồi hương trẻ em nước ngoài bị mắc kẹt trong các khu vực xung đột.

Các ý kiến tại cuộc họp chia sẻ các thách thức liên quan đến hồi hương trẻ em từ khu vực xung đột, đánh giá tiến trình hồi hương và tái hòa nhập cộng đồng cho các em còn nhiều thách thức, khó khăn.

Đại diện các nước tại cuộc họp trực tuyến của HĐBA LHQ ngày 29/1.

Các nước đã trao đổi các giải pháp đối với vấn đề này, trong đó có vai trò của hợp tác khu vực và quốc tế. Nhiều nước nhấn mạnh Chính phủ của các trẻ em trong xung đột cần có trách nhiệm chính trong việc bảo vệ và bảo đảm lợi ích tốt nhất cho các em.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc Nguyễn Phương Trà nhấn mạnh việc ngăn chặn xung đột và chiến tranh cần được giải quyết từ gốc, thông qua giáo dục trẻ em biết trân trọng hòa bình và từ bỏ hận thù. Việc giáo dục sớm sẽ bảo vệ các em khỏi các tư tưởng cực đoan và khủng bố, góp phần giải quyết vấn đề nghèo đói, bất bình đẳng.

Trong quá trình bảo vệ trẻ em, chính phủ các nước liên quan cần có trách nhiệm chính và thực hiện tất cả các biện pháp để ngăn ngừa trẻ em bị tuyển mộ vào các lực lượng vũ trang hoặc các nhóm vũ trang cũng như cung cấp các chính sách và hỗ trợ tái hòa nhập cho các đối tượng trẻ em này.

Đại diện Việt Nam cũng cho rằng các chương trình tái hòa nhập phải được coi là trung tâm của các nỗ lực xây dựng hòa bình và ngăn ngừa xung đột, cùng với các cơ chế tài trợ dài hạn, hỗ trợ tâm lý và môi trường tái hòa nhập thuận lợi. Cộng đồng quốc tế cần cung cấp tài chính phục vụ việc tách và tái hòa nhập trẻ em sau xung đột nhằm ngăn chặn việc bị các lực lượng vũ trang tuyển dụng trở lại.

Việt Nam khẳng định ủng hộ vai trò điều phối của các cơ quan Liên hợp quốc cũng như đóng góp của các tổ chức khu vực trong việc hỗ trợ các nước sau xung đột trong nỗ lực xóa nghèo, thúc đẩy phổ cập giáo dục và phát triển bền vững.

Nhân dịp này, đại diện Việt Nam cũng tái khẳng định chính sách và cam kết của Việt Nam đối với công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em.

(theo Phái đoàn Việt Nam tại LHQ)