Liên minh tình báo 'Ngũ Nhãn' đang đối đầu với Trung Quốc?

CHÂU LONG
TGVN. Liên minh tình báo hàng đầu của thế giới phương Tây mang tên Ngũ Nhãn (Five Eyes) tính đến việc mở rộng tổ chức khi mối quan hệ giữa các quốc gia thành viên với Trung Quốc đang trở nên căng thẳng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Liên minh gián điệp hàng đầu của thế giới phương Tây đang tìm cách đa dạng hóa các hoạt động với mục đích tìm kiếm các thông tin tình báo tốt hơn trên các lĩnh vực, từ Covid-19 cho đến nạn buôn bán trẻ em.

Gia tăng mối quan tâm về Trung Quốc

Mạng lưới Five Eyes, bao gồm Mỹ, Anh, Canada, Australia và New Zealand, cũng đang cân nhắc các lời đề nghị mới về việc tiếp nhận thêm các quốc gia thành viên khi sự chia rẽ giữa Trung Quốc và phương Tây ngày càng sâu sắc.

lien minh tinh bao ngu nhan dang doi dau voi trung quoc
Mạng lưới Five Eyes bao gồm Mỹ, Anh, Canada, Australia và New Zealand. (Nguồn: Blokt)

Các động thái trên diễn ra dù Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục đặt câu hỏi về những phát hiện của cộng đồng tình báo Mỹ và sự thiếu tin tưởng của ông đối với các đồng minh quan trọng.

Mối quan tâm chung về Trung Quốc của các nhà lãnh đạo từ năm quốc gia lớn dần khi sự quyết đoán của Bắc Kinh ngày càng tăng, đặc biệt khi dịch Covid-19 bùng phát hồi đầu năm. Từng thận trọng khi đối mặt với các mối đe dọa - hay là mối đe dọa tiềm tàng từ Bắc Kinh, hiện nhiều chính trị gia phương Tây đã tỏ thái độ rõ ràng hơn về vấn đề này.

Jonathan Eyal, Giám đốc quốc tế tại Viện Nghiên cứu hoàng gia về các vấn đề quốc phòng và an ninh (London, Anh) cho rằng, với những thay đổi như vậy trong thời gian gần đây, các thông tin tình báo liên quan đến Trung Quốc sẽ được quan tâm thu thập và trên một phương diện nào đó thì điều này tương tự với cách thức vận hành thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Không giống như những mật vụ được miêu tả trong phim Nhiệm vụ bất khả thi, Five Eyes không có nhân viên chính thức và không có trụ sở chính. Đó là một mạng lưới không chính thức, liên kết các tổ chức bao gồm Cơ quan tình báo Mỹ (CIA), Cục tình báo điện tử truyền thông Anh (GCHQ) và Cơ quan tình báo Australia.

Sự tồn tại của Five Eyes không được thừa nhận công khai cho đến đầu những năm 2000. Tổ chức này bắt đầu có những tín hiệu công khai hơn khi phát ra một số thông cáo báo chí về các cuộc họp. Nếu như trước đây, nhiệm vụ của Five Eyes chú trọng vào việc chia sẻ tín hiệu tình báo thông qua hệ thống thông tin liên lạc điện tử hay radar thì ngày nay các thiết bị chia sẻ thông tin đa dạng hơn và các vấn đề được chia sẻ cũng phong phú hơn.

Hồi tháng 6, Ngoại trưởng Vương quốc Anh Dominic Raab đã đề cập sự thay đổi của liên minh tình báo này khi kêu gọi các đối tác tình báo "chia sẻ gánh nặng" nếu người dân Hong Kong rời khỏi thành phố theo luật an ninh quốc gia của Trung Quốc ban hành đầu năm nay.

Sau đó, các quan chức của nhóm Five Eyes, bao gồm cả Bộ trưởng Tư pháp William Barr, đã thảo luận về nguy cơ lạm dụng tình dục trẻ em trực tuyến và các hoạt động thù địch chống nhà nước. Các bộ trưởng tài chính của nhóm Five Eyes cũng đã thảo luận về tác động kinh tế của Covid-19 trong khi các bộ trưởng quốc phòng cam kết tham vấn thường xuyên hơn. Vào tháng 9, các quan chức của 5 nước đã cam kết tăng cường phối hợp thực hiện các chính sách chống độc quyền.

Các động thái gia tăng hoạt động của Five Eyes cho thấy mức độ quan tâm sâu sắc của phương Tây về Trung Quốc. Trong khi cuộc chiến thương mại của Tổng thống Trump với Trung Quốc chiếm ưu thế trong hai năm đầu tiên của ông trên cương vị tổng thống thì căng thẳng giữa Bắc Kinh và các quốc gia Five Eyes khác cũng đang gia tăng trong những năm gần đây.

Có thể đơn cử trường hợp từng nước như sau:

Năm 2018, tranh cãi về cáo buộc can thiệp chính trị của Trung Quốc ở Australia khiến chính phủ của Thủ tướng Malcolm Turnbull khi đó phải thông qua luật mới liên quan đến ảnh hưởng chính trị ở nước ngoài. Thực hiện sáng kiến ​​do Tổng thống Trump ủng hộ, Australia cũng chặn quyền tiếp cận của tập đoàn Huawei vào đối với mạng 5G trong tương lai của nước này. Các động thái tương tự diễn ra ở New Zealand.

Các sự kiện ở Canada thậm chí còn gay cấn hơn. Sau khi nhà chức trách Canada bắt giữ giám đốc điều hành Huawei Mạnh Vãn Chu vào tháng 12/2018, phía Trung Quốc đã bắt giữ hai công dân Canada để trả đũa. Trung Quốc cũng ngừng mua hạt cải dầu và đậu nành của Canada.

Anh hành động muộn hơn. Quyết định ban đầu của Vương quốc Anh cho phép Huawei tham gia vào mạng 5G khiến nước này bị chính quyền tổng thống Trump “dọa” sẽ không chia sẻ thông tin tình báo nếu sử dụng công nghệ Trung Quốc.

Thêm vào đó, tình hình ở Hongkong đã khiến Anh “nghiêng ngả” và đặc biệt sau khi tỏ ý không hài lòng về việc Trung Quốc xử lý với dịch Covid-19. Vào tháng 7, Anh đảo ngược quyết định đối với Huawei, thông báo rằng họ sẽ cấm hãng này tham gia mạng 5G trong tương lai.

Sẽ có thêm thành viên?

Tháng 10/2018, Reuters đưa tin rằng các quốc gia Five Eyes đã mở rộng phạm vi hợp tác không chính thức với các quốc gia như Đức và Nhật Bản nhằm đối phó với Trung Quốc.

Vào tháng 8, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản bấy giờ là Taro Kono nói với tờ Nikkei rằng đất nước của ông mong muốn làm sâu sắc hơn mối quan hệ với nhóm Five Eyes, thậm chí nói đến khả năng đổi tên thành nhóm Lục Nhãn (Six Eyes), lập luận rằng các nước có cùng giá trị và bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về việc Trung Quốc hiện đại hóa quân sự.

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích đề cập những trở ngại của việc mở rộng nhóm. Randy Phillips, cựu Trưởng đại diện của CIA tại Trung Quốc, hiện đang làm việc cho tập đoàn Mintz cho biết: “Nhóm càng lớn thì các cơ quan liên quan càng muốn bảo vệ các nguồn tin và phương pháp của riêng họ”.

Chris Johnson, cựu chuyên gia về Trung Quốc của CIA, hiện đứng đầu công ty tư vấn China Strategies Group, nói rằng cấu trúc hiện thời của Five Eyes là một công cụ chính trị thuận tiện để các chính phủ sử dụng khi có lợi ích chung nhưng tỏ ra nghi ngờ về khả năng mở rộng của nhóm.

Điều đó được cựu Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách chiến lược và tình báo của Australia Hugh White đồng tình. Ông Hugh White cho rằng liên minh Five Eyes khó có khả năng tái cấu trúc với mục đích đối phó với các mối đe dọa từ Trung Quốc.

Thực tế, dù có mối quan tâm chung về Trung Quốc nhưng nhiều nước được cho là vẫn chưa có lập trường vững chắc. Canada chưa có thái độ rõ ràng về vai trò của Huawei trong mạng 5G của mình. Australia ngày càng quyết đoán hơn trong các giao dịch với Bắc Kinh nhưng Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất, chiếm hơn 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này.

Ở New Zealand, dù Thủ tướng Jacinda Ardern đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử cuối tuần trước nhưng chính phủ có xu hướng thận trọng với Trung Quốc, quốc gia ca ngợi chiến thắng của bà Ardern và nhắc đến “sự tin tưởng và hợp tác lẫn nhau” giữa hai quốc gia. Trên con đường tìm kiếm một ví trí mới trong thế giới hậu Brexit, Anh cũng sẽ cần các đối tác thương mại giàu tiềm năng như Trung Quốc.

Trong cuộc họp gần đây với các nhà ngoại giao Anh, chính Ngoại trưởng Anh Raab cảnh báo nước này cần cảnh giác với việc bị mắc kẹt trong một cuộc chiến tranh lạnh mới giữa Bắc Kinh và Washington.

Nhưng nhiều học giả đồng quan điểm rằng hành vi của Trung Quốc trong thời gian gần đây khiến các nước trong liên minh Ngũ Nhãn đang xích lại gần nhau. Ông Jonathan Eyal nhận xét: “Hành vi của Trung Quốc kể từ đầu năm, khi đại dịch bắt đầu, đã quá nghiêm trọng, rõ ràng là thù địch và động chạm đến các chính trị gia đến mức khiến họ xích lại gần nhau hơn”.

Tình báo Mỹ: Trung Quốc không muốn ông Trump tái đắc cử

Tình báo Mỹ: Trung Quốc không muốn ông Trump tái đắc cử

TGVN. Tình báo Mỹ nói rằng Trung Quốc không muốn Tổng thống Donald Trump tái đắc cử vì ông là nhà lãnh đạo "khó đoán".

Các nhà tình báo làm gì trong đại dịch Covid-19?

Các nhà tình báo làm gì trong đại dịch Covid-19?

TGVN. Giống như nhiều cuộc chiến trong suốt chiều dài lịch sử, trong trận chiến với đại dịch Covid-19, các cơ quan tình báo có vai ...

'Siêu tình báo' Liên Xô và con đường trở thành Đại sứ của Costa Rica

'Siêu tình báo' Liên Xô và con đường trở thành Đại sứ của Costa Rica

TGVN. Yuri Andropov - Chủ tịch KGB, về sau là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô (năm 1982) đã nhận định về Joseph Grigulevich, ...

(theo Japan Times)

Xem nhiều

Đọc thêm

Đáp án tham khảo môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Đáp án tham khảo môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Dưới đây là đáp án tham khảo môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT năm 2024...
Mitsubishi Outlander 2025 xuất hiện tại Việt Nam, ngày ra mắt không còn xa

Mitsubishi Outlander 2025 xuất hiện tại Việt Nam, ngày ra mắt không còn xa

Mới đây, một chiếc Mitsubishi Outlander 2025 đã bất ngờ xuất hiện tại Việt Nam với sự lột xác về thiết kế và trang bị so với người tiền nhiệm.
Tài khoản Cổng dịch vụ công quốc gia của cá nhân được sử dụng đến hết ngày 30/6/2024

Tài khoản Cổng dịch vụ công quốc gia của cá nhân được sử dụng đến hết ngày 30/6/2024

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 69/2024, theo đó có quy định về thời hạn sử dụng của tài khoản Cổng dịch vụ công quốc gia.
Đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ từ 1/8/2024 đến 31/1/2025 với ô tô sản xuất trong nước

Đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ từ 1/8/2024 đến 31/1/2025 với ô tô sản xuất trong nước

Dưới đây là nội dung đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ từ 1/8/2024 đến 31/1/2025 với ô tô sản xuất trong nước đề cập tại dự thảo Nghị ...
Suzuki Ciaz bị 'khai tử' tại Việt Nam do doanh số bết bát

Suzuki Ciaz bị 'khai tử' tại Việt Nam do doanh số bết bát

Theo chia sẻ từ đại điện hãng, Suzuki Ciaz 2024 sẽ không được nhập về Việt Nam và bản cũ đang được xả kho.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 28/6/2024, Lịch vạn niên ngày 28 tháng 6 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 28/6/2024, Lịch vạn niên ngày 28 tháng 6 năm 2024

Lịch âm 28/6. Lịch âm hôm nay 28/6/2024? Âm lịch hôm nay 28/6. Lịch vạn niên 28/6/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Triệu tập 200 nhân chứng cho phiên tòa xét xử âm mưu sát hại cựu Tổng thống Argentina

Triệu tập 200 nhân chứng cho phiên tòa xét xử âm mưu sát hại cựu Tổng thống Argentina

Ngày 26/6, cơ quan tư pháp Argentina bắt đầu phiên tòa xét xử 3 bị can với tội danh âm mưu ám sát cựu Tổng thống Cristina Fernández vào tháng 9/2022.
Bước tiến mới trong giải quyết mâu thuẫn giữa Serbia và Kosovo

Bước tiến mới trong giải quyết mâu thuẫn giữa Serbia và Kosovo

Ngày 26/6, Tổng thống Serbia và Thủ tướng Kosovo bắt đầu vòng đàm phán mới tại Brussels.
Lãnh đạo Công đảng Keir Starmer: Chính phủ Anh đã mất kiểm soát về nhập cư

Lãnh đạo Công đảng Keir Starmer: Chính phủ Anh đã mất kiểm soát về nhập cư

Thủ tướng Anh và lãnh đạo Công đảng đối lập có cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình lần cuối cùng trước khi cuộc tổng tuyển cử diễn ra.
Cựu Tổng thống Honduras bị tuyên án 45 năm tù vì liên quan đến buôn lậu ma túy

Cựu Tổng thống Honduras bị tuyên án 45 năm tù vì liên quan đến buôn lậu ma túy

Một tòa án tại thành phố New York, Mỹ ngày 26/6 tuyên án cựu Tổng thống Honduras Juan Orlando Hernández 45 năm tù giam vì liên quan đến buôn lậu ma túy.
Đại sứ EU tại Ukraine úp mở thời điểm Kiev gia nhập liên minh

Đại sứ EU tại Ukraine úp mở thời điểm Kiev gia nhập liên minh

Ngày 26/6, Đại sứ của Liên minh châu Âu (EU) tại Ukraine, bà Katarina Mathermova, tuyên bố Ukraine có thể gia nhập EU vào năm 2030.
Đảo chính ở Bolivia: Tướng quân đội cầm đầu, Tổng thống Luis Ace hiệu triệu người dân hành động, bổ nhiệm tư lệnh mới

Đảo chính ở Bolivia: Tướng quân đội cầm đầu, Tổng thống Luis Ace hiệu triệu người dân hành động, bổ nhiệm tư lệnh mới

Một bộ phận quân đội do Tổng tư lệnh lực lượng này Bolivia Juan José Zuñiga cầm đầu đã tiến hành cuộc đảo chính ở Bolivia.
'Vật báu' trong chiến thuật của Nga và Ukraine, vừa rẻ vừa 'vô đối'

'Vật báu' trong chiến thuật của Nga và Ukraine, vừa rẻ vừa 'vô đối'

Chỉ phải bỏ ra chưa đến 500 USD, Nga và Ukraine đã có thể sở hữu một thứ vũ khí lợi hại có thể 'làm mưa làm gió' trên thực địa.
Tổng thống Ba Lan thăm Trung Quốc: Thời điểm để cần nhau

Tổng thống Ba Lan thăm Trung Quốc: Thời điểm để cần nhau

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đang có chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 24-26/6 theo lời mời của Chủ tịch nước chủ nhà Tập Cận Bình.
Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, Australia và Malaysia: Thêm bạn, tăng lợi ích

Thủ tướng Trung Quốc thăm New Zealand, Australia và Malaysia: Thêm bạn, tăng lợi ích

Chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường góp phần 'tái khởi động' quan hệ với Australia, củng cố hơn nữa quan hệ với New Zealand và Malaysia.
Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

Quan điểm của Mỹ và Trung Quốc từ Đối thoại Shangri-La

Dù có một số điểm chung, bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc tại Singapore cũng cho thấy những khác biệt trong cách nhìn nhận của mỗi bên.
Hội nghị thượng đỉnh G7: Vượt khó có thành?

Hội nghị thượng đỉnh G7: Vượt khó có thành?

Khó khăn trong nước, thách thức quốc tế “bủa vây” lãnh đạo các nước thành viên khiến Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay ở Italy trở nên đáng chú ý hơn.
Canh bạc chính trị mới của ông Macron

Canh bạc chính trị mới của ông Macron

Trước thất bại của Đảng cầm quyền Phục hưng vào Nghị viện châu Âu, Tổng thống Macron đã phải giải tán Quốc hội để mở đường cho các cuộc tổng tuyển cử mới.
Nhiệm kỳ 2 của nữ Chủ tịch EC: Động lực và tương lai của Liên minh châu Âu

Nhiệm kỳ 2 của nữ Chủ tịch EC: Động lực và tương lai của Liên minh châu Âu

Ngày 25/6, bà Ursula von der Leyen được tái chỉ định làm Chủ tịch EC với kỳ vọng tiếp tục góp phần xây dựng danh tiếng và ảnh hưởng của EU.
Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden tìm cách giành 'át chủ bài' của ông Trump

Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden tìm cách giành 'át chủ bài' của ông Trump

Những chính sách mới của Tổng thống Mỹ Joe Biden liên quan đến vấn đề nhập cư dường như đang tác động không nhỏ đến cục diện bầu cử Mỹ năm 2024.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel mang theo 'mớ bòng bong' tới Mỹ, gỡ chỗ này lại rối chỗ kia

Bộ trưởng Quốc phòng Israel mang theo 'mớ bòng bong' tới Mỹ, gỡ chỗ này lại rối chỗ kia

Không chỉ câu chuyện xung đột ở dải Gaza, căng thẳng leo thang giữa Israel-Hezbollah cũng khiến Mỹ phải đau đầu tìm giải pháp.
Bầu cử Mỹ 2024: Màn tranh biện 'một đối một' đầu tiên, xứ cờ hoa hướng về sân khấu Atlanta ngóng chờ hai tầm nhìn tương lai khác biệt

Bầu cử Mỹ 2024: Màn tranh biện 'một đối một' đầu tiên, xứ cờ hoa hướng về sân khấu Atlanta ngóng chờ hai tầm nhìn tương lai khác biệt

Tổng thống Mỹ Joe Biden và ứng viên đảng Cộng hoà Donald Trump sẽ đối đầu trực tiếp lần đầu tiên vào ngày 27/6.
Financial Times: Nâng cao năng lực cạnh tranh là điều cấp thiết với châu Âu

Financial Times: Nâng cao năng lực cạnh tranh là điều cấp thiết với châu Âu

Trọng tâm hành động của Nghị viện châu Âu (EP) trong những năm tới là thay đổi mô hình kinh tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của châu Âu.
Truyền thông quốc tế ấn tượng với vị thế ngày càng cao của Việt Nam

Truyền thông quốc tế ấn tượng với vị thế ngày càng cao của Việt Nam

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga được truyền thông quan tâm với những đánh giá ấn tượng, cho thấy vị thế ngày càng cao của Việt Nam.
Phiên bản di động