Liên minh Việt - Miên - Lào và Hội nghị Geneva 1954

Đức Trí
Ngày 8/5/1954, chỉ một ngày sau chiến thắng Điện Biên Phủ "chấn động địa cầu", Hội nghị Geveva bàn về lập lại hòa bình ở Đông Dương bắt đầu. Trải qua 75 ngày đàm phán căng thẳng, Hiệp định Geneva được ký kết ngày 21/7/1954, đã mở ra trang sử mới không chỉ cho Việt Nam mà còn cho cả Lào và Campuchia.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Liên minh Việt - Miên - Lào và Hội nghị Geneva 1954
Ông Nguyễn Thanh Sơn và đoàn đại biểu Issarak Campuchia dự Hội nghị Liên minh Việt - Miên - Lào năm 1953 chụp ảnh với Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Việt Bắc. (Ảnh tư liệu)

Những ngày tháng sát cánh kề vai giữa quân và dân ba nước Đông Dương, thể hiện tình đoàn kết đặc biệt phần nào được tái hiện trong cuốn “Trọn đời theo Bác Hồ - Hồi ức của một người con đồng bằng sông Cửu Long” của ông Nguyễn Thanh Sơn, thành viên Phái đoàn quân sự Việt Nam - Lào - Campuchia tại Hội nghị Geneva 1954.

Từ Điện Biên Phủ đến Geneva

Trong cuốn hồi ký, ông Sơn viết: “Đầu năm 1954, đồng chí Trần Quý Hai, Chính ủy mặt trận Trung Lào, Tư lệnh kiêm Chính ủy Mặt trận Hạ Lào - Đông Bắc Campuchia dẫn sư đoàn 325 đánh vào Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia. Sư đoàn 325 tiến đến tỉnh Kratie (Campuchia) thì Hội nghị Geneva kết thúc.

Tuy vậy, liên quân Việt - Miên - Lào đã kịp diệt hơn 1.000 tên địch, giải phóng khoảng 20.000km2, nối liền các vùng căn cứ kháng chiến, vùng Đông và Đông Bắc Campuchia với vùng giải phóng Trung Hạ Lào. Chiến dịch này không những phối hợp tốt với chiến trường Điện Biên Phủ mà còn tác động tốt đến Hội nghị Geneva năm 1954”.

Tháng 2/1954, ông Thanh Sơn được cử làm chuyên viên cao cấp về hai nước Lào - Miên trong phái đoàn đi dự Hội nghị Geneva do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn. Đồng thời, ông còn là thành viên của phái đoàn quân sự trực tiếp đàm phán và soạn thảo văn bản hiệp định đình chiến cho ba nước Việt - Miên - Lào. Cùng đoàn còn có các ông Tạ Quang Bửu, Đặng Tính, Hà Văn Lâu…

Về hiệp định đình chiến tại Campuchia, ông Sơn được ủy quyền đại diện cho Bộ Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang Issarak Khmer và Bộ Tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia đàm phán với phái đoàn của tướng Nhiek Tioulong, đại diện cho Bộ Tổng tư lệnh Hoàng gia Campuchia.

Về vấn đề lực lượng Issarak sau khi đình chiến, tướng Tioulong đòi phải ghi từ “đầu hàng”. Ông Sơn phản đối kịch liệt, nói liên minh Miên - Việt chiến thắng Điện Biên Phủ sao lại phải đầu hàng? Tướng Tioulong xin đổi lại là “giải giáp”, ông Sơn cũng không chịu. Hội nghị quân sự hai bên bế tắc. Nội vụ được báo lên hai đồng chủ tịch Hội nghị là V.M. Molotov, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô và Anthony Eden, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Anh. Anthony Eden vốn là nhà ngoại giao chuyên nghiệp nên gợi ý dùng từ “phục viên tại chỗ” để dung hòa. Các bên chấp nhận và ghi vào văn bản chính thức của Hiệp định.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, tên khai sinh là Nguyễn Văn Tây (1910-1996), là Bí thư Ban cán sự Đảng bộ ĐCS Đông Dương tại Campuchia, Tư lệnh kiêm Chính ủy quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia (1950-1953); Thành viên phái đoàn quân sự Việt Nam - Lào - Campuchia tại Hội nghị Geneva, Trưởng phái đoàn đại diện Bộ Tổng tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam tại Ủy ban liên hiệp đình chiến Việt Nam - Campuchia (1954); Phó Trưởng ban Lào - Campuchia thuộc Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1954-1956).

Thực hiện đình chiến

Sau khi từ Geneva về đến Việt Bắc, ông Thanh Sơn được giao nhiệm vụ trở lại Campuchia làm Trưởng đoàn “đàm phán và tổ chức thực hiện đình chiến tại Cao Miên”. Ủy ban Liên hiệp đình chiến thi hành Hiệp định Geneva năm 1954 tại Campuchia gồm: liên quân Việt - Miên một bên và quân đội Hoàng gia Campuchia một bên.

Ông Nguyễn Thanh Sơn là trưởng đoàn liên quân Việt - Miên, mang quân hàm Đại tá; phó đoàn là ông ChauSoul, Chủ tịch Ủy ban Dân tộc Giải phóng Tây Nam Campuchia, đại diện Bộ Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang Issarak Khmer. Trưởng phái đoàn quân đội Hoàng gia Campuchia là Đại tá Lon Nol (sau là Thủ tướng Vương quốc Campuchia nhưng lại phản bội, làm đảo chính lật đổ Quốc vương Sihanouk và tự xưng là Tổng thống Campuchia, tháng 3/1970).

Theo thỏa thuận tại Hội nghị Trung Giã (tháng 7/1954), phía Pháp lo các phương tiện vận chuyển đưa các phái đoàn đến các địa điểm làm việc. Vào một ngày tháng 8/1954, phái đoàn liên quân Việt - Miên xuất phát từ Trung Giã bằng xe quân sự của Pháp đến sân bay Gia Lâm để lên máy bay đi Phnom Penh rồi đi tiếp ô tô về trụ sở của phái đoàn đặt tại Svey Rieng, cách Phnom Penh khoảng 100 km.

Việc đầu tiên của đoàn là đối phó với âm mưu của đối phương nhằm hạ uy thế cách mạng, bắt lực lượng Issarak phải đem vũ khí ra nộp như đầu hàng và lệnh cho các địa phương chuẩn bị các địa điểm tiếp nhận quân Issarak. Lãnh đạo bên bạn chỉ đạo không ai được ra trình diện. Quá ngày giờ quy định, không thấy ai có mặt tại các địa điểm tiếp nhận, Lon Nol tức tối đề nghị họp phiên toàn thể gồm đủ mặt ba phái đoàn Ủy ban quốc tế là Ấn Độ, Ba Lan, Canada cùng hai phái đoàn liên quân Việt - Miên và quân đội Hoàng gia Campuchia.

Mở đầu cuộc họp, Lon Nol hằn học: “Ông Thanh Sơn không thi hành Hiệp định Geneva”. Ông Sơn liền đưa nguyên văn bản Hiệp định ra, trong đó ghi rõ cụm từ “phục viên tại chỗ” và nói: “Chúng tôi thực hiện hoàn toàn đúng với Hiệp định”. Lon Nol cố vớt vát “Thế vũ khí các ông để ở đâu?”. Tôi đáp: “Vũ khí để ở đâu là quyền của chúng tôi. Ông hãy về đọc lại Hiệp định coi có chỗ nào nói Issarak phải nộp vũ khí cho Vương quốc Khmer không?”.

Theo trưởng đoàn Thanh Sơn, chính nghĩa ngời sáng cộng với thái độ kiên quyết của đoàn liên quân Việt - Miên không những đưa Lon Nol vào thế bí, mà còn giành được sự nể phục của Ủy ban quốc tế. Ngoài các đồng chí Ba Lan, hai đoàn quốc tế còn lại cũng dành nhiều cảm tình cho đoàn Việt Nam.

Giáo sư Duder, trưởng đoàn Canada tâm sự với trưởng đoàn Ba Lan Grosz: “Ông thật hân hạnh được ủng hộ những người vừa chiến thắng Điện Biên Phủ. Khổ thân tôi buộc phải ủng hộ Lon Nol một tên tướng cướp vô chính trị. Mỗi lần ra hội nghị nó bị ông Thanh Sơn dí vào tường đập tơi bời, mà không đáp trả được, làm tôi cũng phải xấu hổ lây. Còn trưởng đoàn Ấn Độ Parasarthi thì mỗi lần gặp tôi đều bắt tay thật chặt hồi lâu...”.

Đặc phái viên con thoi

Theo Hiệp định Geneva, sau khi Pathet Lào tập kết về hai tỉnh Phongsaly, Sầm Nưa thì sẽ cùng chính phủ Vương quốc Lào đàm phán, thành lập chính phủ liên hợp dưới sự giám sát của Ủy ban quốc tế gồm ba nước là Ấn Độ, Ba Lan và Canada. Thực hiện điều khoản này, Pathet Lào cử phái đoàn do đồng chí Phoumi Vongvichit làm trưởng đoàn. Ông Nguyễn Thanh Sơn được Trung ương giao làm đặc phái viên đặc biệt.

Nhiệm vụ của ông Nguyễn Thanh Sơn còn là theo dõi chặt chẽ tiến trình đàm phán, kịp thời tổng hợp tình hình, trao đổi trước với các bên liên quan rồi báo cáo trực tiếp Trung ương cân nhắc, quyết định. Sau đó, ông lo tổ chức chỉ đạo thực hiện. Công việc này rất quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng bạn, lại rất phức tạp, tế nhị và hết sức khẩn trương.

Đặc phái viên Nguyễn Thanh Sơn liên tục chạy như con thoi từ Vientiane về Hà Nội và ngược lại, làm cầu nối giữa các bên. Có ngày ông phải chạy ra, chạy vào Phủ Chủ tịch tới mấy lần rồi lại sang trao đổi với đại sứ Liên Xô và Trung Quốc, cuối ngày lại phải bay sang Vientiane để kịp xử lý trước giờ họp sáng hôm sau. Cuộc đàm phán kéo dài tới mấy năm, kết quả là đã thành lập được chính phủ liên hợp.

Sự phối hợp chặt chẽ, sát cánh chiến đấu của liên minh Việt - Miên - Lào trong chiến dịch Điện Biên Phủ và trong quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneva mãi là biểu tượng sáng ngời của tình đoàn kết, gắn bó đặc biệt giữa ba nước, đặt nền móng vững chắc cho mối quan hệ Việt Nam - Lào - Campuchia tiếp tục phát triển, bền vững trong các giai đoạn cách mạng tiếp theo ở mỗi nước.

Tóm tắt Tuyên bố của Hội nghị Geneva về lập lại hòa bình ở Đông Dương, với sự tham gia của đại biểu Việt Nam DCCH, Campuchia, Lào, Pháp, CHND Trung Hoa, Anh, Liên Xô, Mỹ và Quốc gia Việt Nam:

Chứng nhận ngừng bắn ở Campuchia, Lào và Việt Nam; Chứng nhận tuyên bố của hai Chính phủ Campuchia và Lào không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào “không phù hợp với các nguyên tắc của Hiến chương LHQ”; Chứng nhận tuyên bố của Pháp rút quân đội khỏi Campuchia, Lào và Việt Nam; Chứng nhận tuyên bố của hai chính phủ Campuchia và Lào sẽ tiến hành tổng tuyển cử trong năm 1955 theo Hiến pháp mỗi nước; Chứng nhận tuyên bố của Pháp công nhận tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia, Lào và Việt Nam; Các nước tham gia Hội nghị Geneva cam kết tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia, Lào và Việt Nam và tuyệt đối không can thiệp vào nội trị của những nước đó.

Một số góc nhìn về quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam

Một số góc nhìn về quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam

Ngày 8/7, tại Hà Nội, trong khuôn khổ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva (1954-2024), Bộ Ngoại giao đã tổ chức buổi ...

Từ Điện Biên Phủ đến Hiệp định Geneva, những chiến thắng mang tầm thời đại

Từ Điện Biên Phủ đến Hiệp định Geneva, những chiến thắng mang tầm thời đại

Chiều ngày 31/5, tại Nhà làm việc Bộ Ngoại giao, Đảng uỷ Bộ Ngoại giao phối hợp với Học viện Ngoại giao tổ chức buổi ...

Ký ức Geneva và khám phá về Việt Nam

Ký ức Geneva và khám phá về Việt Nam

Tôi vẫn còn nhỏ khi Hiệp định Geneva 1954 được ký kết và không ngờ Việt Nam làm nên một trang sử mới trong cuộc ...

‘Nhà báo Việt Minh’ ở Geneva

‘Nhà báo Việt Minh’ ở Geneva

Trong thời gian diễn ra Hội nghị Geneva 1954 tại Thụy Sỹ, có hai “quan sát viên của Việt Minh” tác nghiệp đầy nhiệt huyết ...

Tọa đàm 'Dấu ấn về Hiệp định Geneva và Việt Nam trong ký ức những người bạn Ba Lan'

Tọa đàm 'Dấu ấn về Hiệp định Geneva và Việt Nam trong ký ức những người bạn Ba Lan'

Buổi Tọa đàm diễn ra trong không khí cởi mở và thân tình, góp phần tăng cường sự hiểu biết cũng như tình cảm của ...

Bài viết cùng chủ đề

70 năm Geneva - Những bài học lịch sử

Đọc thêm

Nhật Bản cùng các quốc đảo Thái Bình Dương tìm cách giải quyết thách thức chung

Nhật Bản cùng các quốc đảo Thái Bình Dương tìm cách giải quyết thách thức chung

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã chào đón lãnh đạo các quốc đảo Thái Bình Dương đến tham dự hội nghị diễn ra tại thủ đô Tokyo từ ngày ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày Thứ Tư 17/7/2024: Bọ Cạp sự nghiệp khởi sắc

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày Thứ Tư 17/7/2024: Bọ Cạp sự nghiệp khởi sắc

Tử vi hôm nay 17/7/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Cứu sống người đàn ông 58 tuổi ngủ quên, trôi lênh đênh trên biển 19 giờ

Cứu sống người đàn ông 58 tuổi ngủ quên, trôi lênh đênh trên biển 19 giờ

Người đàn ông 58 tuổi nằm trên phao bơi ở bờ biển New Taipei và ngủ quên, bị sóng đánh ra biển 19 giờ trước khi được cứu sống.
Diễu hành mừng Tây Ban Nha vô địch EURO 2024, đội trưởng Morata tôn vinh Yamal

Diễu hành mừng Tây Ban Nha vô địch EURO 2024, đội trưởng Morata tôn vinh Yamal

Đội trưởng Alvaro Morata có cách tôn vinh đặc biệt dành cho cậu em út Lamine Yamal trong lễ ăn mừng chức vô địch EURO 2024 của Tây Ban Nha.
Bolivia tìm thấy 'siêu mỏ khí đốt' - phát hiện quan trọng nhất kể từ năm 2005

Bolivia tìm thấy 'siêu mỏ khí đốt' - phát hiện quan trọng nhất kể từ năm 2005

Mới đây, một mỏ khí đốt có trữ lượng 1,7 nghìn tỷ m³ được phát hiện ở phía Bắc La Paz - thủ đô hành chính của Bolivia.
Kylian Mbappe hoàn tất kiểm tra y tế trước lễ ra mắt hoành tráng tại Real Madrid

Kylian Mbappe hoàn tất kiểm tra y tế trước lễ ra mắt hoành tráng tại Real Madrid

Tiền đạo Kylian Mbappe đang có mặt ở Madrid (Tây Ban Nha) để chuẩn bị ra mắt Real Madrid.
Nhật Bản cùng các quốc đảo Thái Bình Dương tìm cách giải quyết thách thức chung

Nhật Bản cùng các quốc đảo Thái Bình Dương tìm cách giải quyết thách thức chung

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã chào đón lãnh đạo các quốc đảo Thái Bình Dương đến tham dự hội nghị diễn ra tại thủ đô Tokyo từ ngày 16-18/7.
Hơn 80% mục tiêu phát triển bền vững bị thách thức, LHQ kêu gọi quốc tế dồn tiền cho hòa bình thay vì vũ khí

Hơn 80% mục tiêu phát triển bền vững bị thách thức, LHQ kêu gọi quốc tế dồn tiền cho hòa bình thay vì vũ khí

Các cuộc xung đột đang gây ra những thiệt hại nghiêm trọng, làm chệch hướng chính trị và các nguồn lực khỏi các mục tiêu phát triển bền vững.
'Đáng lẽ tôi đã chết' - cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump kể lại trải nghiệm bị ám sát ‘siêu thực’

'Đáng lẽ tôi đã chết' - cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump kể lại trải nghiệm bị ám sát ‘siêu thực’

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chia sẻ về khoảnh khắc ông trải qua vụ ám sát chấn động tại cuộc vận động tranh cử tối thứ Bảy vừa rồi.
Quan hệ Mỹ-Hàn Quốc được nâng cấp thành liên minh 'dựa trên hạt nhân'

Quan hệ Mỹ-Hàn Quốc được nâng cấp thành liên minh 'dựa trên hạt nhân'

Việc quan hệ Mỹ-Hàn Quốc được nâng lên thành liên minh 'dựa trên hạt nhân' giúp Seoul có khả năng ngăn chặn các mối đe dọa hạt nhân.
Không phải là 'bình thường hóa' quan hệ, điều Tổng thống Syria muốn làm với Thổ Nhĩ Kỳ là gì?

Không phải là 'bình thường hóa' quan hệ, điều Tổng thống Syria muốn làm với Thổ Nhĩ Kỳ là gì?

Tổng thống Syria đã bày tỏ sự quan tâm tới việc cải thiện quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ, tuy nhiên nhấn mạnh về điều kiện tiên quyết của Damascus.
Hy hữu ở EU: Ủy ban châu Âu tẩy chay nhiệm kỳ Chủ tịch của Hungary, Budapest vẫn bất chấp làm một điều

Hy hữu ở EU: Ủy ban châu Âu tẩy chay nhiệm kỳ Chủ tịch của Hungary, Budapest vẫn bất chấp làm một điều

Ủy ban châu Âu (EC) đã quyết định tẩy chay nhiệm kỳ Chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) kéo dài sáu tháng của Hungary.
Điểm nhấn từ Thượng đỉnh NATO

Điểm nhấn từ Thượng đỉnh NATO

Cơ hội để lãnh đạo thành viên NATO thảo luận hàng loạt ưu tiên cấp bách của khối hiện nay.
Chuyến thăm 'bất ngờ trong kế hoạch' của ông Orban

Chuyến thăm 'bất ngờ trong kế hoạch' của ông Orban

Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã liên tục có các chuyến công du 'không báo trước' tới Ukraine, Nga, Trung Quốc và có thể là cả Mỹ trong tuần này.
Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Cuộc bầu cử trước thời hạn lần này có thể đánh dấu sự chuyển giao quyền lực quan trọng giữa hai chính đảng hàng đầu tại nước Anh.
Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Chúng ta không thể tác động đến vận mệnh của Mỹ, Trung Quốc hay Ấn Độ. Những gì chúng ta có thể làm là giữ cho ASEAN đoàn kết và kiên cường.
Bầu cử Tổng thống Iran: Tìm người mới giải những bài toán cũ

Bầu cử Tổng thống Iran: Tìm người mới giải những bài toán cũ

Cử tri Iran sẽ bước vào cuộc bầu cử trước thời hạn để chọn ra vị nguyên thủ mới sau vụ tai nạn trực thăng khiến Tổng thống Ibrahim Raisi tử nạn hồi tháng trước.
'Vật báu' trong chiến thuật của Nga và Ukraine, vừa rẻ vừa 'vô đối'

'Vật báu' trong chiến thuật của Nga và Ukraine, vừa rẻ vừa 'vô đối'

Chỉ phải bỏ ra chưa đến 500 USD, Nga và Ukraine đã có thể sở hữu một thứ vũ khí lợi hại có thể 'làm mưa làm gió' trên thực địa.
Điểm nhấn trong truyền thông Ấn Độ về Chính sách Hành động hướng Đông

Điểm nhấn trong truyền thông Ấn Độ về Chính sách Hành động hướng Đông

Truyền thông quốc tế Ấn Độ đang xây dựng hình ảnh tích cực về Chính sách AEP trong nhận thức của công chúng thông qua ba khung chính sách trọng tâm.
Sau 'vận hạn', cựu Tổng thống Donald Trump nhận được một điều chưa từng có!

Sau 'vận hạn', cựu Tổng thống Donald Trump nhận được một điều chưa từng có!

Có lẽ, lần đầu tiên cựu Tổng thống Donald Trump nhận được sự cảm thông, chia sẻ của cả Đảng Cộng hòa, Dân chủ và từ cả Tổng thống Joe Biden.
Vụ tấn công cựu Tổng thống Trump ảnh hưởng thế nào đến cục diện bầu cử Mỹ 2024?

Vụ tấn công cựu Tổng thống Trump ảnh hưởng thế nào đến cục diện bầu cử Mỹ 2024?

Vụ tấn công ứng cử viên tranh cử tổng thống Mỹ hàng đầu Donald Trump hôm 13/7 đã chuyển trọng tâm của cuộc tranh cử sang một tình thế hoàn toàn mới.
Chuyên gia Viện Lowy: Các nước ASEAN không phải nhìn đâu xa, hãy học Việt Nam cách chuyển đổi năng lượng

Chuyên gia Viện Lowy: Các nước ASEAN không phải nhìn đâu xa, hãy học Việt Nam cách chuyển đổi năng lượng

Năm 2023, Việt Nam chiếm gần 2/3 tổng sản lượng điện mặt trời và điện gió ở ASEAN. Việt Nam đi đầu ASEAN trong chuyển đổi năng lượng.
Tổng thống đắc cử Iran: Muốn làm khác nhưng sẽ chẳng dễ dàng, vì sao?

Tổng thống đắc cử Iran: Muốn làm khác nhưng sẽ chẳng dễ dàng, vì sao?

Tổng thống đắc cử Iran ấp ủ những chính sách mới táo bạo hơn cố Tổng thống tiền nhiệm, tuy vậy, trước mắt ông là rất nhiều 'vòng kim cô'.
Sáu 'chông gai' trước mắt mà tân Thủ tướng Anh Keir Starmer cần vượt qua

Sáu 'chông gai' trước mắt mà tân Thủ tướng Anh Keir Starmer cần vượt qua

Tân Thủ tướng Anh Keir Starmer hứa hẹn sẽ 'xây dựng lại' đất nước và dưới đây là 6 vấn đề nổi cộm mà ông phải đối mặt khi đảm nhận trọng trách mới
Phiên bản di động