Kishidanomics sẽ 'làm nên chuyện' tại Nhật Bản?

Tiến Hiến
Trang Mainstream.net đăng bài viết của nhà nghiên cứu chính trị Nhật Bản hàng đầu Ấn Độ Rajaram Panda, với nội dung nhận định về các chính sách kinh tế của Thủ tướng Kishida Fumio (Kishidanomics) và cựu Thủ tướng Abe Shinzo (Abenomics).
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Sau khi ông Kishida Fumio giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 31/10 với đa số phiếu và trở thành Thủ tướng thứ 101 của Nhật Bản, ông đã đưa ra tầm nhìn lớn nhằm giúp kinh tế Nhật Bản đi đúng hướng. Nhiều người đang quan tâm các chính sách kinh tế của ông Kishida sẽ khác như thế nào so với hai người tiền nhiệm trực tiếp là ông Abe Shinzo và Suga Yoshihide.

Mặc dù thừa nhận rằng đối phó với đại dịch Covid-19 là nhiệm vụ không dễ dàng, ông Kishida vẫn muốn đảm bảo rằng chiến lược nhằm đối phó với các thách thức là hiệu quả. Ông hiểu rằng người tiền nhiệm trực tiếp của ông đã bị chỉ trích vì thiếu triết lý chính trị hoặc tầm nhìn cho xã hội Nhật Bản, được sử dụng để làm cơ sở cho các chương trình chính sách, và ông không thể mắc sai lầm tương tự.

Kishidanomics sẽ 'làm nên chuyện' tại Nhật Bản?
Giống như Abenomics, các ý tưởng kinh tế mới của ông Kishida được mệnh danh là Kishidanomics, theo đó ông hứa hẹn “chu kỳ tăng trưởng hiệu quả” với sự phân bổ lại của cải, vốn là trọng tâm trong chính sách kinh tế. (Nguồn: Irtimes)

Tầm nhìn của ông Kishida

Thành phần cốt lõi trong tầm nhìn về sự hồi sinh kinh tế là khái niệm mà ông Kishida gọi là “chủ nghĩa tư bản mới” và “thành phố kỹ thuật số”.

Ông Kishida đã thành lập Hội đồng cố vấn dựa trên ý tưởng về "chủ nghĩa tư bản mới", trong đó có một loạt đề xuất chính sách kinh tế khẩn cấp. Ngoài ra, ông còn có các tưởng khác như hiện thực hóa “thành phố kỹ thuật số”, “cải cách hành chính kỹ thuật số”, “an sinh xã hội cho mọi thế hệ” và tăng lương cho nhân viên điều dưỡng và chăm sóc trẻ em.

Giống như Abenomics, các ý tưởng kinh tế mới của Kishida được mệnh danh là Kishidanomics, theo đó ông hứa hẹn “chu kỳ tăng trưởng hiệu quả” với sự phân bổ lại của cải, vốn là trọng tâm trong chính sách kinh tế.

Ông đang tìm kiếm một gói kích thích trị giá hàng trăm tỷ USD để chấm dứt tình trạng giảm phát. Đồng thời, phát đi những tín hiệu trong nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như việc gắn bó với Abenomics trong vấn đề giảm phát.

Ông Kishida là một thủ lĩnh hàng đầu của Kochikai, một trong những phe phái của đảng Dân chủ Tự do (LDP) có ảnh hưởng nhất. Kochikai được cựu Thủ tướng Ikeda Hayato thành lập, với ưu tiên phục hồi kinh tế của Nhật Bản hơn là chính sách tái cơ cấu.

Chính Thủ tướng Ikeda Hayato khi còn tại chức trong giai đoạn 1960-1964 đã đưa ra “Kế hoạch tăng gấp đôi thu nhập” và đạt được sự phát triển nhanh chóng một cách thần kỳ ở Nhật Bản thời hậu chiến.

Tin liên quan
Tân Thủ tướng Nhật Bản có thể học gì từ chính sách kinh tế của Hàn Quốc? Tân Thủ tướng Nhật Bản có thể học gì từ chính sách kinh tế của Hàn Quốc?

Ông Kishida luôn xem xét khía cạnh quan trọng này. Tuy nhiên, các chính sách của ông có thể mang lại một sự khác biệt rõ ràng so với nguyên tắc Kochikai. Ông Kishida có xu hướng đi theo con đường mà ông Abe đã chọn trong nhiệm kỳ của mình. Ông đang tìm kiếm một sự gia tăng đáng kể trong chi tiêu quốc phòng, ngay cả khi điều này vi phạm mức trần tự đặt ra là không vượt quá 1% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Thách thức đối với ông Kishida là làm thế nào để cân bằng giữa chính sách kinh tế và chính sách quốc phòng với các tác động liên quan đến các đối tác nước ngoài.

Theo khái niệm “chủ nghĩa tư bản mới của Nhật Bản”, ông Kishida muốn thay đổi các chính sách tân tự do do những người tiền nhiệm để lại, song vẫn chưa rõ ông sẽ đạt được điều này bằng cách nào. Ông cho rằng rằng việc bãi bỏ quy định và cải cách cơ cấu do cựu Thủ tướng Junichiro Koizumi khởi xướng, mặc dù đã dẫn đến tăng trưởng kinh tế, đã tạo ra bất bình đẳng và phân chia xã hội.

Những gì ông Kishida muốn là thực hiện “kế hoạch tăng gấp đôi thu nhập Reiwa”, ám chỉ thời Hoàng đế Naruhito và kế hoạch tăng gấp đôi thu nhập năm 1960 của cựu Thủ tướng Ikeda.

Mặc dù "chủ nghĩa tư bản mới" làm gia tăng lo ngại về cải cách kinh tế khi tăng thuế đối với thu nhập đầu tư, ông Kishida vẫn muốn tiếp tục với Abenomics bao gồm các chính sách nới lỏng tiền tệ, kích thích tài khóa và cải cách cơ cấu, ba mũi tên từng giúp củng cố kinh tế.

Để tiếp tục chiến đấu trong trận chiến dịch Covid-19, tân Thủ tướng Nhật cũng có kế hoạch áp dụng chính sách tài khóa tích cực và hứa sẽ chi vài nghìn tỷ Yen trước cuối tháng 12, bên cạnh việc cung cấp các khoản trợ cấp của chính phủ để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Dưới thời Abenomics, ông Abe lần đầu tiên nhấn mạnh đến cải cách quy định vì ông tin rằng lợi nhuận từ các công ty kinh doanh lớn sẽ chảy xuống phần còn lại của xã hội.

Nhưng khi ông Abe chuyển sang một “chu kỳ lành mạnh” của tăng trưởng và phân phối, điều ngược lại đã xảy ra. Ông yêu cầu các công ty thúc đẩy mở rộng kinh tế và đối xử bình đẳng với nhân viên thường xuyên và không thường xuyên. Trong khi đó, những gì ông Kishida muốn làm là tăng tốc độ phân phối lại bằng cách sửa đổi Abenomics.

Hơn nữa, chỉ dựa vào thị trường và nền kinh tế trong bối cảnh Trung Quốc đang trỗi dậy dường như không phải là cách tiếp cận đúng đắn. Do đó, ông Kishida tập trung vào một hình thức mới của “chủ nghĩa tư bản nhà nước” bằng cách tăng cường hợp tác giữa ngành công nghiệp và giới lãnh đạo chính trị.

Ông xóa bỏ Ủy ban Chiến lược tăng trưởng và thành lập Ủy ban Chủ nghĩa tư bản mới của Nhật Bản để thay thế cho việc phát triển tầm nhìn về một nền kinh tế và xã hội hậu đại dịch.

Ông cũng đổi tên Hội đồng Thúc đẩy Cải cách Quy định tại Văn phòng Nội các bằng Hội đồng Nghiên cứu Hành chính Bất thường Kỹ thuật số. Vì cuộc bầu cử Thượng viện diễn ra vào mùa Hè năm 2022, ông Kishida cần đẩy nhanh tầm nhìn về nền kinh tế và chính sách đối ngoại để có thể trình bày ý tưởng của mình trước cử tri một cách thích hợp.

Nguồn tài chính từ đâu?

Tân Thủ tướng Nhật Bản đã kêu gọi "sự hồi sinh của tầng lớp trung lưu Reiwa" với sự hỗ trợ nhiều hơn về giáo dục và chi phí nhà ở cho các gia đình có trẻ em. Phản đối ý tưởng về việc tài trợ đầy đủ lương hưu cơ bản và bảo hiểm y tế, ông Kishida vẫn tin tưởng khái niệm “bảo hiểm xã hội cho tất cả người lao động”. Dầu vậy, gánh nặng phí bảo hiểm đối với các công ty sẽ tăng lên trong khi nền tài chính công của Nhật đang gặp khó khăn. Tình hình sẽ trở nên khó khăn hơn khi ông Kishida kiên quyết không tăng thuế tiêu thụ trong một thập kỷ.

Kishidanomics sẽ 'làm nên chuyện' tại Nhật Bản?
Với kế hoạch phân phát tiền mặt cho các hộ gia đình có trẻ em, gánh nặng đối với chính phủ sẽ lên tới 2.000 tỷ Yen (18 tỷ USD). (Nguồn: Reuters)

Kiểm tra chi tiêu là một lựa chọn nhưng chưa chắc chắn sẽ đủ hiệu quả. Như một biện pháp tức thời, liên minh cầm quyền quyết định phát tiền mặt và phiếu mua hàng trị giá 50.000 Yen (443 USD) cho những người từ 18 tuổi trở xuống để giải quyết tình trạng suy thoái kinh tế của đại dịch.

Đề xuất loại trừ các hộ gia đình có thu nhập cao hơn cũng có thể là vấn đề. Việc loại trừ các hộ gia đình có thu nhập cao hơn bắt nguồn từ việc lo sợ bị chỉ trích rằng chính phủ đang vung tiền mặt trong thời gian chuẩn bị cho cuộc bầu cử Thượng viện năm 2022.

Với kế hoạch phân phát tiền mặt cho các hộ gia đình có trẻ em, gánh nặng đối với chính phủ sẽ lên tới 2.000 tỷ Yen (18 tỷ USD).

Chính phủ Nhật Bản đang hy vọng sẽ khai thác lượng dự trữ trong kho bạc nhà nước và hy vọng rằng điều đó sẽ không dẫn đến việc phát hành nợ chính phủ.

Lần này, ông Kishida hy vọng việc trao tiền mặt có thể kích thích chi tiêu của người tiêu dùng. Khi ông Kishida tranh luận về tương lai kinh tế của Nhật Bản, dường như ông tin rằng chương trình kinh tế đặc trưng của Abenomics đã đi đúng hướng và cần có một cách tiếp cận mới, đó là lý do tại sao “chủ nghĩa tư bản mới” của ông nhằm phân phối của cải và giảm bớt bất bình đẳng đã phát triển trong vài thập kỷ.

Và ông Kishida cần thời gian. Bất kỳ chính sách mới nào khi được thông qua thường có độ trễ ít nhất từ hai đến ba năm để đánh giá kết quả.

Dầu vậy, trong nhận thức mới đầu tiên, những ý tưởng của tân Thủ tướng Nhật có vẻ khả thi.

Tân Thủ tướng Nhật Bản trả lời chất vấn trước Quốc hội

Tân Thủ tướng Nhật Bản trả lời chất vấn trước Quốc hội

Ngày 11/10, tân Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tham gia vào buổi chất vấn tại Quốc hội, đánh dấu lần đầu tiên phe đối ...

Có gì trong chính sách 'chủ nghĩa tư bản mới' mà tân Thủ tướng Nhật Bản vừa cam kết thực hiện?

Có gì trong chính sách 'chủ nghĩa tư bản mới' mà tân Thủ tướng Nhật Bản vừa cam kết thực hiện?

Ngày 8/10, tân Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã cam kết thực hiện “chủ nghĩa tư bản mới” để đưa nền kinh tế trở ...

(theo Mainstream)

Đọc thêm

Xu hướng ẩm thực toàn cầu 2025: Hương vị châu Á khẳng định vị thế mạnh mẽ, món nào sẽ là ‘ngôi sao’ trên bàn ăn hiện đại?

Xu hướng ẩm thực toàn cầu 2025: Hương vị châu Á khẳng định vị thế mạnh mẽ, món nào sẽ là ‘ngôi sao’ trên bàn ăn hiện đại?

Năm 2025, thế giới ẩm thực trở nên sôi động hơn bao giờ hết, khi các xu hướng không chỉ phản ánh khẩu vị đa dạng mà còn mang đậm ...
Ukraine sẽ sản xuất tên lửa kết hợp UAV, phát triển ‘mô hình Đan Mạch’ để trang bị vũ khí cho quân đội

Ukraine sẽ sản xuất tên lửa kết hợp UAV, phát triển ‘mô hình Đan Mạch’ để trang bị vũ khí cho quân đội

Ukraine sẽ chi khoảng 17,5 tỷ USD cho vũ khí và trang thiết bị quân sự trong năm 2025.
Ngày đầu Năm mới nghĩ về văn hoá súng đạn và sự bất an của nước Mỹ

Ngày đầu Năm mới nghĩ về văn hoá súng đạn và sự bất an của nước Mỹ

Ngày đầu Năm mới, nước Mỹ đã bị sốc khi một loạt vụ đâm xe, xả súng liên tiếp xẩy ra khiến nhiều người dân vô tội thiệt mạng oan ...
'Gửi quà góp Tết' với người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn

'Gửi quà góp Tết' với người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn

Chiến dịch 'Gửi quà góp Tết' là một hoạt động nằm trong khuôn khổ phong trào 'Tết Nhân ái', được tổ chức thường niên bởi Hội Chữ thập đỏ Việt ...
Điện chia buồn về vụ tấn công bằng xe tải tại Hoa Kỳ

Điện chia buồn về vụ tấn công bằng xe tải tại Hoa Kỳ

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn gửi điện chia buồn đến Ngoại trưởng Hoa Kỳ khi được tin một vụ tấn công bằng xe tải tại thành phố ...
Giá tiêu hôm nay 4/1/2025: Thị trường biến động không đồng nhất, giá hồ tiêu xuất khẩu tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 4/1/2025: Thị trường biến động không đồng nhất, giá hồ tiêu xuất khẩu tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 4/1/2025 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 - 147.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 4/1/2025: Thị trường biến động không đồng nhất, giá hồ tiêu xuất khẩu tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 4/1/2025: Thị trường biến động không đồng nhất, giá hồ tiêu xuất khẩu tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 4/1/2025 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 - 147.000 đồng/kg.
Đông Âu bất ổn vì thiếu khí đốt Nga, châu Âu bất an trong mối quan hệ với Ukraine

Đông Âu bất ổn vì thiếu khí đốt Nga, châu Âu bất an trong mối quan hệ với Ukraine

Đông Âu đang chịu những bất ổn vì thiếu khí đốt Nga sau khi đường ống trung chuyển bị Ukraine chặn đứng, nhưng mối quan hệ châu Âu-Ukraine còn có vấn đề khác.
Giá cà phê hôm nay 3/1/2025: Giá cà phê thế giới vụt tăng mạnh mẽ, robusta trở lại mốc 5.000 USD, chuyên gia dự báo hướng đi của hàng xuất khẩu 2025?

Giá cà phê hôm nay 3/1/2025: Giá cà phê thế giới vụt tăng mạnh mẽ, robusta trở lại mốc 5.000 USD, chuyên gia dự báo hướng đi của hàng xuất khẩu 2025?

Giá cà phê hôm nay 3/1/2025: Giá cà phê thế giới vụt tăng mạnh mẽ, robusta trở lại mốc 5.000 USD, chuyên gia dự báo hướng đi của hàng xuất khẩu?
Để nền kinh tế Việt Nam năm 2025 'vượt cơn gió ngược'

Để nền kinh tế Việt Nam năm 2025 'vượt cơn gió ngược'

Tọa đàm đối thoại chính sách Kinh tế vĩ mô Việt Nam: Nhìn lại 2024 và triển vọng 2025 diễn ra sáng 3/1, tại Hà Nội.
Giá xăng dầu hôm nay 3/1: Tin vui từ Trung Quốc hỗ trợ giá dầu

Giá xăng dầu hôm nay 3/1: Tin vui từ Trung Quốc hỗ trợ giá dầu

Giá xăng dầu hôm nay 3/1, kết thúc phiên giao dịch ngày 2/1, giá dầu tăng hơn 1 USD, được hỗ trợ bởi cái nhìn lạc quan về nền kinh tế Trung Quốc.
'Cỗ máy' kinh tế Việt Nam năm 2025 đã sẵn sàng tăng tốc, bứt phá

'Cỗ máy' kinh tế Việt Nam năm 2025 đã sẵn sàng tăng tốc, bứt phá

Năm 2024 không chỉ là câu chuyện về sự phục hồi và tăng trưởng của kinh tế Việt Nam, mà còn là minh chứng cho khả năng thích nghi và sáng tạo.
Bất động sản: Giá địa ốc dễ tăng khó giảm, dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025, bảng giá đất mới ở Hà Nội sẽ có tác động dây chuyền

Bất động sản: Giá địa ốc dễ tăng khó giảm, dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025, bảng giá đất mới ở Hà Nội sẽ có tác động dây chuyền

Giá nhà đất khó giảm, chuyên gia dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản đã qua giai đoạn khó khăn nhất, nhà ở xã hội sẽ bứt phá

Bất động sản đã qua giai đoạn khó khăn nhất, nhà ở xã hội sẽ bứt phá

Bộ Xây dựng đánh giá thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, phát triển nhà ở xã hội trong cả nước thời gian tới sẽ bứt phá...
Bất động sản: Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư? Chung cư phía Nam ‘ngấm ngầm’ tăng giá, nơi giá đất cao nhất Hà Nội

Bất động sản: Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư? Chung cư phía Nam ‘ngấm ngầm’ tăng giá, nơi giá đất cao nhất Hà Nội

Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư, chung cư phía Nam 'âm thầm' tăng giá… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Thị trường chứng kiến 'nghịch lý' thú vị, các dự án chung cư ở Hà Nội giao dịch tốt, thậm chí 'cháy hàng'… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1: USD 'phá đỉnh' 2 năm, neo trên mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1: USD 'phá đỉnh' 2 năm, neo trên mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1 ghi nhận đồng USD đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 2 năm trong ngày đầu tiên của năm 2025.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/1: Báo hiệu sức mạnh của đồng bạc xanh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/1: Báo hiệu sức mạnh của đồng bạc xanh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/1 ghi nhận USD tiếp tục duy trì đà tăng trước đó.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/1/2025: USD chiếm ưu thế nhờ Fed, Yen Nhật thua lỗ lớn nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/1/2025: USD chiếm ưu thế nhờ Fed, Yen Nhật thua lỗ lớn nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/1/2025 ghi nhận đồng USD đạt mức cao nhất trong hai năm.
Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng 12%, khối ngoại bán ròng kỷ lục, phiên cuối năm 'đỏ rực'

Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng 12%, khối ngoại bán ròng kỷ lục, phiên cuối năm 'đỏ rực'

Tính cả năm 2024, chỉ số VN-Index của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn tăng hơn 12%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/12: USD 'tạo sóng', Yen Nhật nhích nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/12: USD 'tạo sóng', Yen Nhật nhích nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/12 ghi nhận đồng USD đang trên đà tăng 11,4% so với đồng Yen Nhật trong năm nay.
Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Vĩnh Phúc: Phấn đấu trở thành tổ chức tài chính vững mạnh, chuyên nghiệp, tin cậy

Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Vĩnh Phúc: Phấn đấu trở thành tổ chức tài chính vững mạnh, chuyên nghiệp, tin cậy

Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Vĩnh Phúc không ngừng phát triển lớn mạnh, trở thành một trong những kênh hỗ trợ tài chính quan trọng.
Phiên bản di động