Liệu quan hệ Mỹ-EU có cải thiện dưới thời Tổng thống Joe Biden?

Việt Hà
Cách nhìn nhận bạn – thù là nguyên nhân lớn nhất tác động đến mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Liệu quan hệ Mỹ-EU có cải thiện dưới thời Tổng thống Joe Biden?
Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết tâm cải thiện quan hệ với các đồng minh châu Âu. (Nguồn: Reuters)

Cựu Tổng thống Donald Trump đã thay đổi nước Mỹ – ít hơn những gì người ủng hộ ông mong muốn, nhưng nhiều hơn những gì phe phản đối hy vọng.

Tuy vậy, trong 4 năm qua, không chỉ nước Mỹ thay đổi. Các đồng minh của Mỹ cũng đang thay đổi. Điều này khiến việc đưa mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương trở lại thời kỳ trước đó trở nên bất khả thi.

Mối quan hệ đặc thù giữa Mỹ và các nước châu Âu được giới quan sát nhìn nhận là sẽ không trở lại như xưa, dù ông Biden đã trở thành Tổng thống.

Nhân sự cấp cao trong chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden nói gì về Trung Quốc?

Nhân sự cấp cao trong chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden nói gì về Trung Quốc?

Cựu Tổng thống Donald Trump cũng không phải nguyên nhân duy nhất.

Nguyên nhân đầu tiên khiến mối quan hệ giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) khó trở lại như xưa có nguồn gốc từ trước khi ông Trump lên nắm quyền.

Đó là Brexit. Hàng thập kỷ qua, nước Anh là đối tác đầu tiên mà Mỹ nghĩ đến ở châu Âu. London cũng là đối tác ủng hộ đáng tin cậy và hiệu quả nhất ở "lục địa già", thậm chí nhiều khi chấp nhận chống lại chính sách chung của khối.

Hiện tại, khi Anh đã rời EU, nước Mỹ cần đầu tư nhiều thời gian và nguồn lực hơn vào việc xây dựng quan hệ với các chính trị gia và thể chế EU.

Dù sao, quan hệ về quốc phòng và tình báo với Anh vẫn có giá trị quan trọng với Mỹ, khiến Washington phải lưu tâm. Bên cạnh đó, Anh vẫn là đối tác gần với Mỹ nhất trong góc nhìn về các vấn đề địa chính trị như Nga và Trung Quốc.

Mặt khác, chính quyền của Tổng thống Biden đồng tình với đánh giá của EU và Ireland đối với những thách thức của Brexit đem đến cho Bắc Ireland.

Tác động của Brexit đến mối quan hệ Anh - EU đặt ra các thách thức đối với Mỹ, đặc biệt là khi London và Brussels sẽ còn nhiều bất đồng trong giai đoạn tới.

Thượng đỉnh Mỹ-Nhật: Đoàn tháp tùng Thủ tướng Suga Yoshihide không có phu nhân và quan chức cấp cao

Thượng đỉnh Mỹ-Nhật: Đoàn tháp tùng Thủ tướng Suga Yoshihide không có phu nhân và quan chức cấp cao

Nguyên nhân thứ hai khiến Mỹ - EU chia rẽ là hệ giá trị chung, tác động đến lựa chọn chính sách.

Về kinh tế, nhiệm kỳ của Tổng thống Trump đã khiến các chính trị gia Mỹ “thức tỉnh”, nhận ra họ cần hướng đến việc giải quyết các vấn đề của chính mình. Các đảng viên đảng Dân chủ yêu cầu gia tăng hỗ trợ cho công nhân, cũng như các ngành công nghiệp.

Dù EU cũng thực hiện các biện pháp như vậy, điều này có thể kích động EU chống lại thứ mà tổ chức này gọi là “cạnh tranh không công bằng”.

Ngoài ra, những ưu tiên của EU trong thế kỷ XXI như biến đổi khí hậu hay dịch vụ kỹ thuật số có thể dẫn đến những loại thuế quan hay quy định mới. Cùng với các cách tiếp cận khác nhau về quyền riêng tư kỹ thuật số hay quyền tự do ngôn luận, các hệ giá trị chung giữa Mỹ và châu Âu đang ngày càng xa vời.

Tuy vậy, sự khác biệt lớn nhất nằm ở địa chính trị, cụ thể là cách nhìn nhận bạn – thù.

Trong Chiến tranh Lạnh, khi Liên Xô là kẻ thù chung, mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương được cho là bền vững nhất.

Hiện nay, một số quốc gia, chính trị gia châu Âu tiến gần hơn với Moscow, coi đây là đối tác năng lượng quan trọng. Số khác muốn làm ngơ trước các hành động gây hấn, hay những hành động mà EU cho là vi phạm nhân quyền của Nga.

Tin liên quan
CEO tập đoàn tài chính JPMorgan: Cạnh tranh Mỹ-Trung đang ở giai đoạn bước ngoặt CEO tập đoàn tài chính JPMorgan: Cạnh tranh Mỹ-Trung đang ở giai đoạn bước ngoặt

Thế nhưng, Trung Quốc mới là vấn đề thực sự. Mỹ coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chính cả về kinh tế lẫn an ninh.

Trong khi đó, dù có thể coi Trung Quốc là mối đe dọa về an ninh, châu Âu vẫn mong hợp tác với Bắc Kinh về kinh tế, thể hiện qua Hiệp định Toàn diện về Đầu tư ký vào tháng 12/2020.

Mỹ và châu Âu sẽ khó hợp tác với nhau khi thậm chí không thể xác định được đâu là bạn và đâu là kẻ thù.

Nếu không được đoàn kết bởi một mối đe dọa chung, mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương sẽ bị phân tách.

Các nhà lãnh đạo châu Âu có thể thở phào khi một Tổng thống “kiểu truyền thống” như ông Biden đắc cử. Tuy vậy, việc ông Trump ra đi không tạo nên một nền tảng vững chắc cho mối quan hệ lâu năm này.

Liên minh xuyên Đại Tây Dương đang trên đà đi xuống, cũng như trật tự thế giới do phương Tây dẫn dắt. Hai bên cần sớm hiểu điều này để bắt đầu xây dựng một kiến trúc mới, từ đó hình thành quan hệ song phương vững chắc hơn.

TIN LIÊN QUAN
EU đề xuất kéo dài thời gian tạm dừng áp thuế trả đũa với Mỹ
Mỹ-Trung Quốc: Công khai tuyên chiến, ngấm ngầm công kích, một trật tự quốc tế mới đang manh nha
Thủ tướng Đức: Châu Âu sẽ không cùng 'bản sắc' với Mỹ về Trung Quốc
EU tuyên bố ủng hộ Ukraine, duy trì trừng phạt Nga, Mỹ thắt chặt 'tình đồng minh' với châu Âu
Tổng thống Biden xem xét lại chính sách làm leo thang quan hệ Mỹ-EU dưới thời ông Trump
(theo Nikkei Asia)

Đọc thêm

Liên tiếp lập công cho Al Nassr, Cristiano Ronaldo tiến gần 900 bàn thắng

Liên tiếp lập công cho Al Nassr, Cristiano Ronaldo tiến gần 900 bàn thắng

Cristiano Ronaldo tiếp tục ghi bàn, góp công giúp Al Nassr thắng kịch tính 3-2 trước Al Akhdoud ở vòng 31 giải vô địch quốc gia Saudi Arabia.
MB dẫn dắt tương lai ngân hàng số với mô hình BAAS

MB dẫn dắt tương lai ngân hàng số với mô hình BAAS

Trong khuôn khổ sự kiện Ngày Chuyển Đổi Số Ngân Hàng 2024 với chủ đề "Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số”, Ngân hàng TMCP Quân ...
Chuyên gia Nhật Bản chia sẻ phương pháp tiên tiến mới trong phòng, điều trị bệnh

Chuyên gia Nhật Bản chia sẻ phương pháp tiên tiến mới trong phòng, điều trị bệnh

Chiều 9/5 diễn ra Hội thảo – Tọa đàm với chủ đề 'Hợp tác y tế Việt Nhật, các phương pháp tiên tiến trong chẩn đoán, dự phòng và điều ...
Giá cà phê hôm nay 10/5/2024: Giá cà phê tăng trở lại, mọi biến động đã được dự báo, thị trường đang về giá trị thực?

Giá cà phê hôm nay 10/5/2024: Giá cà phê tăng trở lại, mọi biến động đã được dự báo, thị trường đang về giá trị thực?

Giá cà phê hôm nay 10/5/2024: Giá cà phê tăng trở lại, mọi biến động đã được dự báo, thị trường đang về giá trị thực?
Người một nhà tập 14: Bà Thư sốc khi nghe đoạn hội thoại của bố con ông Đông

Người một nhà tập 14: Bà Thư sốc khi nghe đoạn hội thoại của bố con ông Đông

Người một nhà tập 14, bà Thư nghe lén cuộc hội thoại của bố con ông Đông về Trí - con trai bà. Bà Thư sẽ làm gì để bảo ...
Colombia chính thức yêu cầu gia nhập CARICOM

Colombia chính thức yêu cầu gia nhập CARICOM

Ngoại trưởng Colombia đã chính thức đề nghị nước này được gia nhập với tư cách là thành viên liên kết của Cộng đồng Caribbean (CARICOM).
Colombia chính thức yêu cầu gia nhập CARICOM

Colombia chính thức yêu cầu gia nhập CARICOM

Ngoại trưởng Colombia đã chính thức đề nghị nước này được gia nhập với tư cách là thành viên liên kết của Cộng đồng Caribbean (CARICOM).
Nỗ lực vì một đất nước Palestine được công nhận, Đại hội đồng LHQ tiếp tục bỏ phiếu cho dự thảo mới

Nỗ lực vì một đất nước Palestine được công nhận, Đại hội đồng LHQ tiếp tục bỏ phiếu cho dự thảo mới

Đại hội đồng LHQ sẽ bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết sửa đổi do các quốc gia Arab đề xuất nhằm công nhận tư cách thành viên của Palestine.
Venezuela phản ứng, kích hoạt hệ thống phòng thủ trước hành động của Mỹ ở Guyana

Venezuela phản ứng, kích hoạt hệ thống phòng thủ trước hành động của Mỹ ở Guyana

Venezuela phản ứng khi chiến đấu cơ của Mỹ bay qua không phận quốc gia láng giềng Guyana trong khuôn khổ một cuộc tập trận chung.
Trung Quốc-Hungary nâng cấp quan hệ song phương, khẳng định không nhằm vào bên thứ 3

Trung Quốc-Hungary nâng cấp quan hệ song phương, khẳng định không nhằm vào bên thứ 3

Trung Quốc và Hungary quyết định nâng cấp quan hệ song phương lên quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện trong mọi hoàn cảnh của thời đại mới.
Ấn Độ xác nhận hoàn tất rút quân khỏi Maldives

Ấn Độ xác nhận hoàn tất rút quân khỏi Maldives

Ấn Độ đã thay thế khoảng 80 binh sĩ ở Maldives bằng đội ngũ nhân viên dân sự theo yêu cầu của Tổng thống nước chủ nhà Mohamed Muizzu.
Mỹ cảnh báo Israel về kết cục của chiến dịch ở Rafah, bị đồng minh phàn nàn về 'thông điệp sai lầm'

Mỹ cảnh báo Israel về kết cục của chiến dịch ở Rafah, bị đồng minh phàn nàn về 'thông điệp sai lầm'

Mỹ cho rằng, chiến dịch quân sự lớn của Israel tại Rafah sẽ không thúc đẩy mục tiêu đánh bại phong trào Hamas của người Palestine ở Dải Gaza.
Những ngày ‘trọn vẹn’ của Thủ tướng Nhật Bản

Những ngày ‘trọn vẹn’ của Thủ tướng Nhật Bản

Với các điểm đến ở châu Âu và Mỹ Latinh, chuyến đi của Thủ tướng Nhật Bản là một cơ hội rất thuận lợi để Tokyo gia tăng ảnh hưởng và vai trò của mình.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

Ứng dụng của AI trong quân sự là phát triển các hệ thống vũ khí tự hành. AI trở thành thứ vũ khí đầy sức mạnh nhưng cũng nhiều nguy cơ.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Phiên bản di động