Lỗ hổng an ninh của NSA gây ra vụ tin tặc toàn cầu

Theo các nhà nghiên cứu thuộc công ty sản xuất phần mềm an ninh Avast, ngày 12/5, tin tặc đã tiến hành 57.000 lượt tấn công mạng tại 99 nước trên thế giới, trong đó có nhiều nước ở châu Âu và châu Á. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
lo hong an ninh cua nsa gay ra vu tin tac toan cau Bộ Ngoại giao Nga với ngày Cá tháng Tư
lo hong an ninh cua nsa gay ra vu tin tac toan cau Tin tặc "hỏi thăm" website của cơ quan chính phủ Canada

Tuy nhiên, theo các phương tiện truyền thông Anh và Mỹ, số lượt tấn công mạng lên tới 75.000. Những vụ tấn công mạng trên được cho là do những kẻ sử dụng công cụ đánh cắp được từ Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) tại Mỹ tiến hành. Các vụ tấn công mạng này xuất hiện dưới dạng "tống tiền" khi t in tặc đã sử dụng mã độc WannaCry để mã hóa dữ liệu để

lo hong an ninh cua nsa gay ra vu tin tac toan cau
Tin tặc đòi tiền chuộc từ 300-600 USD và yêu cầu phải trả bằng bitcoin. (Nguồn: Daily Mail)

Nước Anh là một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi hàng loạt bệnh viện thuộc Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) đã bị đặt trong tình trạng khẩn cấp sau khi hệ thống thông tin lưu trữ hình ảnh X-quang, kết quả xét nghiệm bệnh lý hay hệ thống quản lý bệnh nhân...đều bị "khóa".

Theo hãng tin Interfax, khoảng 1.000 máy tính của Bộ Nội vụ Nga cũng bị tấn công. Nga cũng là nước bị lây nhiễm nặng, nguy hiểm hơn khi rất nhiều hệ thống máy tính của các cơ quan nhà nước như Bộ Nội vụ, Bộ Y tế, Ngân hàng Tiết kiệm, công ty máy tính Megafone cũng bị tấn công. Hãng sản xuất và phân phối phần mềm bảo mật hàng đầu thế giới của Nga Laboratory Kaspersky cho biết, virus WannaCry tấn công máy tính thông qua lỗ hổng mạng Microsoft Security Bulletin MS17-010, sau đó thu thập các script cho chương trình bị lây nhiễm để tin tặc có thể phát tán chương trình mã hóa. Sau đó để được giải mã các thông tin đã bị mã hóa, chúng yêu cầu trả tiền ảo bitcoin tương đương 600 USD.

Laboratory Kaspersky đã phát hiện được các phần mềm mã độc như MEM:Trojan.Win64.EquationDrug.gen. Ngoài ra còn phát hiện các chương trình mã hóa được sử dụng trong cuộc tấn công toàn cầu hôm 12/5 như Trojan-Ransom.Win32.Scatter.uf; Trojan-Ransom.Win32.Fury.fr; PDM:Trojan.Win32.Generic. Hiện các chuyên gia của hãng đã phân tích các mẫu phần mềm độc hại để tìm kiếm khả năng giải mã các thông tin. Theo họ, để giảm nguy cơ bị lây nhiễm các công ty nên cài đặt bản vá lỗi riêng của Microsoft, bật các giải pháp an ninh tại tất cả các nút mạng, cũng như tiến hành quét các vùng quan trọng trong giải pháp an ninh.

Bộ An ninh Nội địa Mỹ cuối ngày 12/5 cho biết đã nhận được báo cáo về các vụ tấn công và đang tiến hành chia sẻ thông tin với các đối tác trong và ngoài nước, để sẵn sàng trợ giúp về mặt kỹ thuật.

Công ty truyền thông Telefonica, một trong những đơn vị bị tấn công tại Tây Ban Nha, cho hay chỉ một số máy tính bị tấn công, nên không ảnh hưởng đến khách hàng cũng như việc cung cấp dịch vụ của công ty này. Portugal Telecom (Bồ Đào Nha), Telefonica Argentina và công ty chuyển phát FedEx (Mỹ) đều đã thông báo bị tin tặc tấn công.

Một chuyên gia an ninh mạng thông báo dường như đã phát hiện cách thức ngăn chặn sự phát tán của WannaCry, bằng cách đăng ký một tên miền được sử dụng bởi mã độc này. Tuy nhiên, chuyên gia này khuyến cáo vẫn cần nâng cấp hệ thống càng sớm càng tốt để tránh nguy cơ bị tấn công mạng. Cơ quan Tình báo Romania cho biết họ đã chặn đứng được các vụ tấn công mạng nhằm vào các cơ quan chính phủ.

Vụ tấn công mạng quy mô toàn cầu xảy ra ngày 12/5 đã làm dấy lên quan ngại về khả năng Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA), cũng như các cơ quan tình báo của các nước khác, lợi dụng các lỗ hổng phần mềm cho mục đích do thám đối phương, thay vì báo cho các công ty công nghệ về những sự cố này.

Các chuyên gia an ninh mạng cho rằng các lỗ hổng trong các tài liệu bị rò rỉ của NSA hồi tháng trước là căn nguyên của vụ tấn công mạng đang lan rộng khắp châu Âu và nhiều khu vực khác trên thế giới. Theo các chuyên gia, vụ tấn công mạng nói trên cho thấy cách tiếp cận sai lầm của Mỹ trong việc khai thác các lỗ hổng an ninh mạng cho mục đích tấn công, thay vì phòng vệ. Việc làm này có thể gây mất an ninh mạng do các tin tặc cũng có thể lợi dụng và khai thác các lỗ hổng.

Theo giới chức tình báo cấp cao Mỹ, 90% tổng chi tiêu cho các chương trình an ninh mạng của nước này phục vụ mục đích do thám, bao gồm xâm nhập hệ thống máy tính của đối phương, phát triển các phương tiện nhằm vô hiệu hóa hoặc làm suy yếu cơ sở hạ tầng...

lo hong an ninh cua nsa gay ra vu tin tac toan cau Italy bắt giữ hai kẻ chuyên "hack" email chính trị gia

Ngày 9/1, cảnh sát Italy cho hay hai kẻ tin tặc đã thu thập khoảng 18.000 tài khoản thư điện tử (username) cùng với 1.800 ...

lo hong an ninh cua nsa gay ra vu tin tac toan cau Năm 2016: Pháp phá 24.000 vụ tấn công mạng

Thông tin trên do Bộ trưởng Quốc Phòng Pháp Jean-Yves Le Drian công bố ngày 8/11.

lo hong an ninh cua nsa gay ra vu tin tac toan cau Tin tặc tấn công nhiều trang mạng của Chính phủ Thái Lan

Sáng 21/12, trang mạng trả lương và chi tiêu công trực tuyến của Chính phủ Thái Lan đã phải dừng hoạt động do bị tin ...

P.V (tổng hợp)

Đọc thêm

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Hàng nghìn hành khách bị hoãn chuyến bay do núi lửa phun trào tại Indonesia

Hàng nghìn hành khách bị hoãn chuyến bay do núi lửa phun trào tại Indonesia

Khoảng 50 chuyến bay nội địa và quốc tế ở Indonesia đã phải hoãn lại đến ngày hôm sau vì lý do an toàn bay do núi lửa phun trào.
Dự báo thời tiết 10 ngày tới (20-29/4) nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng; Dự báo thời tiết thành phố Điện Biên từ ngày 20/4-10/5

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (20-29/4) nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng; Dự báo thời tiết thành phố Điện Biên từ ngày 20/4-10/5

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (20-29/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng và thủy văn quốc gia.
Lịch cúp điện Bạc Liêu hôm nay ngày 21/4/2024

Lịch cúp điện Bạc Liêu hôm nay ngày 21/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Bạc Liêu theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 21/4/2024.
Giải U23 châu Á: Liệu tuyển Việt Nam có áp đảo Malaysia?

Giải U23 châu Á: Liệu tuyển Việt Nam có áp đảo Malaysia?

Trận đấu với U23 Malaysia vào lúc 20h00 hôm nay sẽ quyết định việc U23 Việt Nam có giành tấm vé đi tiếp vào vòng trong của Giải U23 châu ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 21/4/2024: Ma Kết vận may sự nghiệp

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 21/4/2024: Ma Kết vận may sự nghiệp

Tử vi hôm nay 21/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động