Tập đoàn Gazprom vận chuyển 65 tỷ m3 khí đốt qua Ukraine trong năm 2020 và vận chuyển 40 tỷ m3 khí đốt mỗi năm từ 2021-2024. (Nguồn: Getty Images) |
Ông nói: "EC đang hợp tác chặt chẽ với những quốc gia này để đảm bảo các nước có nguồn cung khí đốt cần thiết.
Tôi không nói về những tuyến đường cụ thể mà tập trung vào đảm bảo các quốc gia này có thể nhận khí đốt thông qua các đường ống dẫn khí khác, cũng như tiếp nhận khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Chúng tôi tự tin rằng việc này khả thi".
Hợp đồng trung chuyển khí đốt Nga qua Ukraine do EU làm trung gian được ký năm 2019. Hợp đồng này được ký chỉ 24 giờ trước khi hợp đồng cũ hết hạn.
Tin liên quan |
Khí đốt Nga qua đường ống có thể sang châu Âu nhờ quốc gia này |
Theo đó, Tập đoàn Gazprom vận chuyển 65 tỷ m3 khí đốt qua Ukraine trong năm 2020 và vận chuyển 40 tỷ m3 khí đốt mỗi năm từ 2021-2024.
Đường ống dẫn khí qua Ukraine và đường ống TurkStream là 2 tuyến còn lại đưa trực tiếp khí đốt từ Moscow tới Trung và Tây Âu.
Tuy nhiên, hồi đầu tháng này, phát biểu trước cuộc họp ủy ban của Nghị viện châu Âu, Ủy viên Năng lượng châu Âu Kadri Simson nhấn mạnh, khối không có ý định gia hạn hợp đồng vận chuyển khí đốt hiện tại với Moscow qua Kiev.
Khối 27 thành viên có kế hoạch chấm dứt hoàn toàn nhập khẩu năng lượng Nga vào năm 2027.
Tuy nhiên, nhiều quốc gia thành viên của khối vẫn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn khí đốt từ Nga, trong đó có Áo và Hungary.
Hiện tại, Áo vẫn tăng cường mua khí đốt Nga. Mặt hàng này vốn đáp ứng tới khoảng 80% nhu cầu tiêu thụ của Áo.
* Ngày 27/2, EC đã đề nghị các nước thành viên EU tiếp tục hạn chế tiêu thụ khí đốt, nhưng nới lỏng chính sách khi cho phép hoàn toàn tự nguyện, một dấu hiệu tích cực cho thấy cuộc khủng hoảng năng lượng ở khu vực này có thể đã qua.
Các nước EU năm 2022 đặt mục tiêu tự nguyện cắt giảm 15% mức tiêu thụ khí đốt trong các tháng mùa Đông, một trong số nhiều biện pháp khẩn cấp đã được thông qua sau khi Nga giảm nguồn cung cho châu Âu, gây khủng hoảng và khiến giá cao kỷ lục.
EC khuyến nghị các nước cần tiếp tục giảm mức tiêu thụ khí đốt 15% so với mức trung bình trong giai đoạn 2017-2022. Tuy nhiên, EC đã hủy bỏ yêu cầu bắt buộc như đã được nhất trí vào năm 2022.
Theo các quan chức EU, một số nước cho rằng chính sách trên không còn cần thiết, do cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu đã qua và các nước đã liên tục giảm nhu cầu khí đốt kể từ sau khi nổ ra xung đột giữa Nga và Ukraine.
"Tình hình nguồn cung năng lượng ở châu Âu đã cải thiện đáng kể, khi các nước đã thay thế nguồn cung của Nga bằng năng lượng tái tạo và khí đốt từ các nguồn cung khác", EC nhấn mạnh.
| Lý do Nga cấm xuất khẩu xăng dầu từ ngày 1/3 Ngày 26/2, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã phê chuẩn lệnh cấm xuất khẩu xăng trong vòng 6 tháng, bắt đầu từ ngày 1/3. |
| Công tác Ngoại giao kinh tế năm 2024: Khai thác hiệu quả các động lực tăng trưởng mới “Hết sức chủ động, sáng tạo, đổi mới tư duy, cách làm” là ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn ... |
| Ấn Độ - nơi thế giới đang tìm kiếm để thúc đẩy tăng trưởng? Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi từng nói rằng, ông muốn quốc gia Nam Á trở thành nền kinh tế trị giá 5.000 tỷ USD ... |
| Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế G20, bàn chuyện xây dựng mô hình toàn cầu hóa mới Ngày 28/2, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi ... |
| Khơi dậy động lực, tinh thần kinh doanh, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế Sáng 29/2, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 5/1/2024 của Chính phủ về cải thiện ... |