London - Mô hình trung tâm tài chính quốc tế chuẩn mực

Hoàng Nam
TGVN. Chiếm tới 37% lượng giao dịch tiền tệ trên toàn cầu và có khoảng 5.100 tỷ USD giao dịch mỗi ngày, Trung tâm tài chính London (Anh) có tác động một cách toàn diện đến hoạt động của các thị trường tài chính khác, là mô hình trung tâm tài chính chuẩn mực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
london mo hinh trung tam tai chinh quoc te chuan muc Phát triển TP. Hồ Chí Minh thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
london mo hinh trung tam tai chinh quoc te chuan muc TP. Hồ Chí Minh đủ điều kiện là Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
london mo hinh trung tam tai chinh quoc te chuan muc
PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh - Chuyên gia kinh tế, Giảng viên cao cấp, Khoa Tài chính Quốc tế - Học viện Tài chính

Trao đổi với TG&VN, PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh - Chuyên gia kinh tế, Giảng viên cao cấp, Khoa Tài chính Quốc tế - Học viện Tài chính chia sẻ quan điểm về vai trò, cũng như những ưu thế của một trung tâm tài chính hàng đầu thế giới, từ đó gợi ý những bài học kinh nghiệm khi xây dựng TP. Hồ Chí Minh trở thành trung tâm tài chính khu vực và thế giới.

Ông có thể giới thiệu về quá trình xây dựng, hình thành của Trung tâm tài chính London, nơi diễn ra các giao dịch tài chính sôi động, ảnh hưởng tới nền tài chính toàn cầu?

Năm 1795, sau khi trung tâm tài chính Amsterdam (Hà Lan) sụp đổ do cuộc tấn công của Napoleon, hoạt động tài chính thế giới, mà lúc đó chủ yếu ở châu Âu, bị đình trệ khiến người ta phải tìm nơi thay thế, và London được chọn. Khi đó, sau cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, London đã bắt đầu có vị thế của của một trung tâm thương mại. Một loạt nhà tài chính tên tuổi đã đến London, biến nơi đây từ trung tâm tài chính của riêng nước Anh thành trung tâm tài chính khu vực và toàn cầu.

London đã thu hút được những chuyên gia tài chính hàng đầu, nhất là các nhà tài chính Do Thái, những người nắm được các công cụ tài chính, hiểu biết về mặt tài chính tốt nhất thời bấy giờ. Đến thế kỷ XIX, London đã trở thành trung tâm tài chính hàng đầu khu vực và thế giới. Hiện nay, London luôn là một trong những trung tâm tài chính quốc tế dẫn đầu thế giới, tất nhiên, cũng có những năm London bị “vượt mặt”.

Về mặt quy mô, Trung tâm tài chính London thu hút khoảng 350.000 nhà tài chính, khoảng 500 ngân hàng hàng đầu thế giới, lượng giao dịch tiền tệ chiếm 37% toàn cầu, khối lượng giao dịch vô cùng lớn, trung bình khoảng 5.100 tỷ USD mỗi ngày. Khoảng 75/100 doanh nghiệp hàng đầu thế giới và 75% các công ty trong danh sách Fortune 500 có trụ sở, văn phòng ở London.

london mo hinh trung tam tai chinh quoc te chuan muc
Để trở thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế, phải có điều kiện cần và đủ chứ không phải cứ thích là làm được.

Với quy mô như vậy, ông nhận định thế nào về vai trò của Trung tâm tài chính London đối với nền tài chính khu vực và thế giới?

Sau Thế chiến II, New York (Mỹ) và Tokyo (Nhật Bản) vươn lên trở thành những trung tâm tài chính lớn. Nhưng, như tôi đã nói, chỉ có vài năm London bị “vượt mặt”, còn London vẫn là trung tâm chính đứng đầu.

Là trung tâm chính quốc tế thì có nhiều vai trò lớn. Trung tâm tài chính London là nơi quyết định Lãi suất liên ngân hàng London (LIBOR). LIBOR là lãi suất thống nhất của tám ngân hàng lớn nhất thế giới và có vai trò quyết định lãi suất chung của hệ thống ngân hàng toàn cầu, là cơ sở tham chiếu của nhiều thị trường tài chính, từ New York đến Paris (Pháp), Hong Kong (Trung Quốc)... Vì vậy, lãi suất, tỷ giá hối đoái, trái phiếu trên thị trường London tác động một cách toàn diện đến các thị trường tài chính khác.

Tuy nhiên, nếu nói về tính linh hoạt, sáng tạo, đột phá, nguời ta đánh giá cao thị trường New York hơn. Ở đó xuất hiện những hình thức, phương thức kinh doanh hàng hóa mới trên thị trường chứng khoán, thị trường chứng khoán phái sinh và các thị trường liên quan khác. Nhưng London, tuy là thị trường truyền thống, vẫn là một mẫu chuẩn mực cho các thị trường thị tài chính khác.

Theo ông, Trung tâm tài chính London có ưu thế và hạn chế gì?

Trung tâm London có ưu thế rất lớn về quy mô ngành nghề với lượng giao dịch ngoại hối lớn, các sản phẩm phái sinh chiếm khoảng 48% toàn cầu, 18% những khoản vay của các công ty đa quốc gia.

Ngoài ra, tuy là thị trường truyền thống, môi trường thể chế pháp luật ở Anh theo thông lệ và phán quyết quốc tế, coi trọng và bảo vệ quyền lợi của cổ đông, nhà đầu tư (đứng thứ tư thế giới theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới - WB), vì vậy thích ứng nhanh với sự biến động của thị trường. Cơ chế bảo vệ tài chính chặt chẽ và linh hoạt cũng giúp ngành tài chính London phát triển nhanh chóng, quản lý tương đối ôn hòa trong đó coi trọng sự điều tiết, trao đổi giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý. Và vì thế, giá thành hoạt động đối với các công ty tương đối ổn định.

Thêm vào đó, nước Anh có môi trường thuận lợi cho đào tạo chuyên gia tài chính hàng đầu thế giới. Châu Âu trước đây có năm chương trình giáo dục về quản trị tài chính thì ở Anh có bốn, cung cấp một lượng lớn chuyên gia tài chính cho khu vực. Hơn nữa, thuế suất, bình quân 20% (so với các nước khác là 33-35%) hay tính bền vững của thị trường này cũng là những yếu tố thu hút các doanh nghiệp.

Ngoài ra, múi giờ ở London là giữa múi giờ 24 tiếng nên tạo điều kiện để nối liền mạch giữa thị trường châu Á, châu Âu và Mỹ, các thị trường từ Franfurt đến New York, Hong Kong, Tokyo kết nối với nhau rất dễ thông qua thị trường London.

Về mặt không thuận lợi, thứ nhất là do tính ổn định cao nên tính “bảo thủ” của trung tâm này cũng tương đối cao, đôi khi “vênh” với các thông lệ quốc tế, tạo ra xung đột, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Thứ hai, hiện nay, với sự phát triển của Internet, các chủ thể có thể liên hệ trực tiếp với nhau, việc thông qua các thị trường giảm đi. Điều này không chỉ London mà các trung tâm tài chính khác cũng gặp phải. Ngoài ra, vì tồn tại hơn 200 năm và có nhiều ưu thế, London luôn bị các trung tâm tài chính khu vực và thế giới cạnh tranh.

Bên cạnh đó, thị trường London đi lên từ thị trường quốc gia, sau đó được quốc tế hóa, nên vẫn có những cơ chế tài chính của nước sở tại. Và trong điều kiện hội nhập hiện nay, đây là một cản trở. Việc Anh cố giữ đồng Bảng và gần đây là Brexit, là những hạn chế lớn. Đang và sẽ có nhiều ngân hàng, tổ chức tài chính rời khỏi Anh. Rõ ràng, việc bị đứng ngoài lề so với các quốc gia châu Âu khác khiến London có khả năng chịu phân biệt thậm chí cô lập trong hoạt động tài chính là có.

TP. Hồ Chí Minh đang có kế hoạch xây dựng trở thành Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế. Theo ông, từ thực tế hoạt động của Trung tâm tài chính London, Thành phố có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì?

Để trở thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế, phải có điều kiện cần và đủ chứ không phải cứ thích là làm được. Hiện nay, có hàng chục trung tâm tài chính khu vực nổi lên như là các trung tâm giao dịch về vốn, cổ phiếu, trái phiếu... trong đó có những nơi gần Việt Nam như Bangkok (Thái Lan), Seoul (Hàn Quốc) và Kuala Lampur (Malaysia). Và Việt Nam, với nền kinh tế phát triển rất nhanh, dân số hơn 100 triệu, nhu cầu về vốn, kinh doanh buôn bán rất lớn, việc xây dựng trung tâm tài chính quốc tế TP. Hồ Chí Minh là khả thi, hợp lý và đúng thời điểm.

Tuy nhiên, cần nhìn nhận rõ những khó khăn và những việc phải làm. Trước hết, cần phải thu hút được những nhà đầu tư tài chính quốc tế đến Việt Nam để mua bán cổ phiếu, trái phiếu, những giấy tờ chứng từ có giá trị hay đầu tư chứng khoán. Điều này tương đối khó, bởi thứ nhất, trái phiếu của Việt Nam ít, doanh nghiệp nhỏ bé; thứ hai, thị trường chứng khoán Việt Nam mới thành lập và chưa có hoạt động ổn định; thứ ba, chính sách, cơ chế quản lý đối với thị trường tài chính chưa ổn định, đang trong quá trình hoàn thiện; thứ tư, hàng hóa cũng như thị trường nhánh chưa có tính đa dạng, thị trường chứng khooán phái sinh chưa phát triển, không đủ sức cuốn hút nhà đầu tư quốc tế. Ngoài ra, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực cũng thiếu và yếu nên không phải một sớm một chiều triển khai được ngay mà cần một quá trình nỗ lực phấn đấu lâu dài.

Là người đi sau, TP. Hồ Chí Minh nên cố gắng để kết nối, học hỏi, kêu gọi được sự giúp đỡ của các thị trường đi trước. Có thể cử người đi học hỏi kinh nghiệm, nhờ họ giúp xây dựng cơ sở vật chất và tạo nên những ngân hàng dữ liệu. Nếu có sự giúp đỡ, cộng thêm sự học hỏi và đầu tư nghiêm túc, TP. Hồ Chí Minh có cơ sở và niềm tin để xây dựng thành trung tâm tài chính khu vực và toàn cầu.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

london mo hinh trung tam tai chinh quoc te chuan muc

Anh công bố kế hoạch "những đối tác tài chính toàn cầu"

Ngày 21/6, Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond đã trình bày chiến lược tìm kiếm "những đối tác tài chính toàn cầu" mới với ...

london mo hinh trung tam tai chinh quoc te chuan muc

Anh bất đồng về tạo lập quy chế cho Trung tâm tài chính London sau Brexit

Tờ Financial Times (Anh) dẫn nguồn tin từ các quan chức nước này cho hay Bộ Tài chính và Ngân hàng trung ương Anh ( ...

london mo hinh trung tam tai chinh quoc te chuan muc

Dấu hiệu đáng lo ngại đối với Trung tâm tài chính London

Công ty cung cấp dịch vụ chuyển tiền nhanh hàng đầu của Mỹ Moneygram thông báo kế hoạch chuyển trụ sở chính tại London (Anh) ...

Hoàng Nam (thực hiện)

Bài viết cùng chủ đề

Thành phố Hồ Chí Minh

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi hôm nay 23/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 23/12. Lịch âm 23/12/2024? Âm lịch hôm nay 23/12. Lịch vạn niên 23/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Ngày 21/12, Bộ Kinh tế Sáng tạo Indonesia đề xuất 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo năm 2025.
Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký phê chuẩn thành luật dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025.
Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?

Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?

EU đã mua dầu Nga với tổng trị giá 687,5 triệu EUR trong tháng 10/2024. Đây là mức tối đa kể từ tháng 2 năm nay.
Ông Putin lộ điểm yếu nền kinh tế, thị trường bất ngờ về Ngân hàng Trung ương Nga

Ông Putin lộ điểm yếu nền kinh tế, thị trường bất ngờ về Ngân hàng Trung ương Nga

Ngân hàng Trung ương Nga đã khiến thị trường ngạc nhiên khi giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 21%.
Dân Trung Quốc đổ xô đến đầu tư, thị trường bất động sản một quốc gia Đông Nam Á tăng trưởng nóng

Dân Trung Quốc đổ xô đến đầu tư, thị trường bất động sản một quốc gia Đông Nam Á tăng trưởng nóng

Khi thị trường bất động sản trong nước chìm sâu trong suy thoái, ngày càng có nhiều nhà đầu tư Trung Quốc chuyển hướng sang Thái Lan để tìm kiếm cơ hội.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Nhóm người có thu nhập cao nhất cũng khó mua nhà; cửa hàng trên 'đất vàng' Hà Nội ế khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12 ghi nhận đồng USD hướng đến tuần tăng tốt nhất trong một tháng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Ngày 14/12, thị trường tài chính châu Âu chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của lợi suất trái phiếu chính phủ Đức (Bund), đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong vòng 8 tháng qua.
Phiên bản di động