Thị trưởng London, ông Sadiq Khan, đã từng lên tiếng ủng hộ phong trào đi xe đạp. Ông vừa đưa ra một kế hoạch mới nhằm đưa kế hoạch vào thực tiễn.
Ông cam kết sẽ “bơm” khoản tiến 770 triệu Bảng Anh (978 triệu USD) trong 5 năm tới vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng dành cho xe đạp. Sự thay đổi này được xem như một hiện tượng. Điều này có nghĩa là London sẽ chi nhiều gấp đôi số tiền dành cho việc đi xe đạp so với trước kia khi ông thị trưởng cũ Boris Johnson còn đương nhiệm, chiếm 5,5% tổng ngân sách so với 2,4% dưới thời ông Johhson.
Di chuyển bằng xe đạp trên siêu xa lộ Đông-Tây ở London. (Nguồn: CityLab) |
Mức chi tiêu theo đầu người hàng năm của Anh sẽ đạt 18 Bảng Anh (23 đô la Mỹ), một mức tương đương với mức chi tiêu tại Đan Mạch hay Hà Lan. Do đó, kế hoạch mới không chỉ dừng ở việc rót vốn ngẫu nhiên cho những người đi xe đạp, mà nó còn cho thấy sự thay đổi thật sự về văn hóa giao thông ở đây.
Tuy nhiên, London sẽ nhận được gì từ số tiền này? Điểm thu hút nhất trong kế hoạch chính là việc tạo ra hai tuyến siêu cao tốc mới dành cho xe đạp ở London. Thành phố đã có 8 tuyến siêu cao tốc, trong đó tham vọng nhất là siêu cao tốc trục Đông-Tây và Nam-Bắc cắt ngang trung tâm London, một số đoạn của những siêu cao tốc này vẫn đang trong quá trình xây dựng. Hai tuyến đường mới sẽ là các tuyến đường dài nhất London, trong đó một tuyến đường trải dài từ Cầu Tháp về phía Đông Nam thành phố và một tuyến đường tạo ra một trục chính dành cho xe đạp từ nội đô Tây London về phía đại lộ Hounslow, đại lộ gần sân bay Heathrow nhất.
Cây cầu tương lai
Một dự án chủ chốt khác có thể cấp vốn cho một chiếc cầu dành cho người đi bộ và đi xe đạp mới bắc qua sông Thames ở Đông London. Theo nguồn tin của CityLab, đây là một dự án rất thực tế và nhanh nhạy đối với một con sông, thu hút mọi đề xuất táo bạo và tinh vi. Dự án này có thể giúp cho hàng ngàn người có cơ hội đạp xe đi làm vì hiện nay không có một cây cầu như thế ở Đông London.
Ở khu vực lân cận, London cũng sẽ tạo ra nhiều “vùng đất Hà Lan siêu nhỏ”. Đây là các khu vực có giao thông ổn định được quy hoạch theo kiểu Hà Lan, đã được cải tạo để giảm bớt lưu lượng giao thông và nâng cấp nhiều tuyến đường dành cho người đi bộ và đi xe đạp.
Một cây cầu vượt dành riêng cho người đi xe đạp theo mô hình Hà Lan ở London. (Nguồn: CityLab) |
Tuy nhiên, một số kế hoạch dành cho xe đạp đã gặp trục trặc, như đề xuất xây dựng đường dành cho xe đạp trên cao ở khu vực Tây London. Ý tưởng này đã bị tạm hoãn một thời gian do các quan chức của London phủ nhận nhu cầu trưng dụng phần đường ô tô cho xe đạp. Kế hoạch xây cầu vượt dành cho xe đạp được ấp ủ dưới thời Thị trưởng Johnson đã không bao giờ được đề xuất một cách nghiêm túc.
Trong khi các kế hoạch trên sẽ làm hài lòng những người ủng hộ đi xe đạp, những người dân London ít ủng hộ xe đạp có thể cần được thuyết phục rằng mức đầu tư này sẽ mang lại giá trị tốt về mặt tiền bạc. May mắn đối với ông thị trưởng là có một bằng chứng cho thấy các khoản đầu tư hiện nay của London vào việc đi xe đạp đã tạo ra một sự khác biệt, thúc đẩy lưu lượng vận tải trên đường phố, có thể vận chuyển được nhiều người hơn trước kia.
Một bài báo xuất bản tuần trước cho thấy nếu London dành không gian cho người đi xe đạp, điều kiện giao thông và môi trường sẽ được cải thiện. Tại những địa điểm mà bài báo mô tả là “các địa điểm hay bị tắc nghẽn” ở trung tâm thành phố, các làn đường xe đạp hiện đang vận chuyển 46% người dân trong khi chỉ sử dụng 30% diện tích đường hiện có. Trong điều kiện chất lượng không khí ở đây hiện nay tệ đến mức người dân đang được cảnh báo thận trọng khi cho con cái ra đường, bất cứ sự dịch chuyển phương thức giao thông nào có thể làm giảm ô nhiễm không khí cũng có thể giúp làm giảm ngân sách y tế của thành phố.
Những rào cản
Nếu như đề xuất mới đối với việc đi xe đạp khiến bạn nghĩ rằng những tuyến đường tương lai của London sẽ sử dụng nhiều xe đạp hơn và không khí sạch hơn, thì hãy suy nghĩ lại. Cũng giống như thành phố Paris hiện đang phải đối mặt với những bài toán giao thông và ô nhiễm không khí tương tự, chính sách thân thiện với xe đạp của London lại lạc lõng với các chính sách của chính quyền trung ương nước Anh. Mới đây, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Anh Chris Grayling phàn nàn rằng hiện nay các làn đường xe đạp mới đã được quy hoạch kém chất lượng.
Phát biểu với tờ The Standard, ông cho rằng “Tôi không nghĩ rằng mọi làn đường xe đạp ở London đã được thiết kế đúng kế hoạch. Có những nơi các làn đường này có thể gây ra quá nhiều vấn đề cho người giao thông trên đường. Có lẽ chúng cần được thiết kế theo cách thông minh hơn.”
Bộ trưởng Grayling cũng phản đối đề xuất của Thị trưởng Khan là cho phép thành phố tiếp quản hệ thống đường sắt và tàu điện ngầm. Trong khi đó, phần lớn phương tiện truyền thông ủng hộ cánh hữu ở Anh (chủ yếu có trụ sở tại London) vẫn xem các làn đường xe đạp mới của thành phố là thảm họa.
Rõ ràng việc xử lý các vấn đề về tắc nghẽn giao thông trong tương lai của London sẽ rất phức tạp. Trong khi London thuyết phục chính quyền trung ương rằng kế hoạch xe đạp của mình là giải pháp tốt nhất thì thành phố này vẫn phải đối mặt với những rào cản về ý thức lẫn thực tiễn.