Lòng tin chiến lược và cơ chế, luật pháp quốc tế

TS. Vũ Đăng Minh
Xung đột có xu hướng gia tăng. Các điểm nóng tiềm ẩn ở nhiều khu vực. Mâu thuẫn giữa Mỹ với Trung Quốc và Nga ngày càng căng thẳng… Thế giới đang thiếu gì và cần phải làm gì?
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Sự thiếu vắng lòng tin chiến lược

Nội chiến dai dẳng ở Sudan và nhiều quốc gia khác làm hàng chục nghìn người thiệt mạng, hàng triệu người mất nhà cửa, ly tán, đẩy châu Phi vào đói nghèo, đảo chính triền miên. Xung đột chưa thấy điểm dừng ở Ukraine gây thương vong, tàn phá hạ tầng; gây chia rẽ sâu sắc giữa châu Âu với Nga và giữa hai quốc gia từng có một lịch sử gắn bó lâu dài trong “ngôi nhà chung”.

Lòng tin chiến lược và cơ chế, luật pháp quốc tế
Người phụ nữ chạy trốn xung đột ở Murnei, thuộc vùng Darfur của Sudan, tiến thẳng tới biên giới giữa nước này và Chad. (Nguồn: Reuters)

Hamas tấn công Israel, thổi bùng ngọn lửa mâu thuẫn âm ỉ mấy chục năm. Bom đạn tàn phá, xe tăng chia cắt Dải Gaza, đào sâu hố ngăn cách, vốn đã quá sâu giữa hai dân tộc, hai nhà nước Palestine và Israel; làm nguội hy vọng hòa giải vừa nhen nhóm giữa cộng đồng Arab và Nhà nước Do Thái.

Các điểm nóng tiềm ẩn ở bán đảo Triều Tiên, eo biển Đài Loan, Biển Đông và nhiều khu vực khác. Cạnh tranh địa chiến lược, mâu thuẫn gay gắt giữa các nước lớn, nhất là giữa Mỹ với Trung Quốc và Nga, có nguy cơ phát triển thành đối đầu, xung đột trực diện. Quá nhiều chất xúc tác khiến “các thùng thuốc súng” có nguy cơ phát nổ bất cứ lúc nào.

Xu hướng giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bằng vũ lực nổi trội trên nhiều châu lục. Tiếng máy bay, tên lửa gầm rú; mùi khét khói thuốc súng và hình ảnh người dân vô tội, trẻ em, phụ nữ tử vong do xung đột ám ảnh các nghị trường, diễn đàn, mỗi ngôi nhà, mỗi người.

Tiếng nói của cộng đồng quốc tế đã dội tới Đại hội đồng Liên hợp quốc. Nhưng tổ chức lớn nhất hành tinh chưa/không thể trở thành lá chắn, công cụ pháp lý đủ sức đẩy lùi, ngăn chặn bạo lực. Các nghị quyết, sáng kiến tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột gặp nhiều nút thắt từ những quan điểm đối lập, toan tính chiến lược, lợi ích quốc gia, dân tộc.

Ẩn sau xung đột là sự đối đầu, cạnh tranh địa chiến lược giữa các nước lớn. Có rất nhiều lý do, nguyên nhân, quan điểm. Nhưng không thể không thừa nhận, thế giới đang thiếu vắng lòng tin chiến lược.

Lòng tin vẫn còn

May mắn thế giới không chỉ có một màu, một chiều. Trái ngược với xu hướng ảm đạm của xung đột là những chuyển động đầy lạc quan. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chính. Các hiệp định, hiệp ước, cơ chế, thỏa thuận, cam kết vẫn đang đàm phán, được ký kết, công bố. Niềm tin vào xu thế đối thoại, hợp tác vẫn mãnh liệt ở nhiều nơi trên thế giới.

Cộng đồng ASEAN với 10 quốc gia, có khác biệt về thể chế chính trị, trình độ phát triển, văn hóa và những tồn tại, vấn đề nảy sinh trong nội bộ cũng như trong quan hệ với các đối tác lớn. Nhưng các quốc gia ASEAN vẫn đoàn kết, cùng nhau vượt qua thách thức, xây dựng cộng đồng phát triển toàn diện trên cả ba trụ cột: Chính trị, an ninh, Kinh tế và Văn hóa, xã hội; giữ vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực, một động lực tăng trưởng kinh tế, dần trở thành một cực của thế giới đa cực, đa trung tâm.

Hành động quân sự hóa, tuyên bố đường chủ quyền không tuân thủ luật pháp quốc tế, chiến thuật vùng xám và hành vi xua đuổi ngư dân, cản trở các hoạt động kinh tế, dân sự hợp pháp trên Biển Đông đe dọa an ninh, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực. Nhưng các nước vẫn gác tranh chấp, kiên trì đàm phán, nhằm hiện thực hóa khát vọng biến Biển Đông tranh chấp thành vùng biển hòa bình, hợp tác lâu dài. Ngày 26/10, Trung Quốc và ASEAN đã hoàn thành vòng đọc thứ ba, trong tiến trình tham vấn, đàm phán xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Lòng tin chiến lược và cơ chế, luật pháp quốc tế
Hội nghị quan chức cấp cao lần thứ 21 về thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được tổ chức tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày 26/10. (Nguồn: Bộ Ngoại giao Trung Quốc)

Việt Nam và Mỹ là đối thủ trong cuộc chiến tranh khốc liệt hơn 20 năm và cũng chừng ấy thời gian bao vây, cấm vận. Ngày 10/9, hai nước chính thức ký kết, nâng quan hệ lên mức cao nhất, Đối tác chiến lược toàn diện. Dẫu trước mắt còn không ít thử thách, chông gai, nhưng từ kẻ thù trở thành Đối tác chiến lược toàn diện là một hành trình kỳ diệu, “gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai”, một hình mẫu của thế giới.

Cũng có những góc nhìn khác nhau, những tính toán chiến lược, suy đoán theo “thuyết âm mưu”… Nhưng các ví dụ nêu trên đều có điểm chung, là sự tổng hòa của lòng tin chiến lược, quyết tâm chính trị, tư duy cùng thắng và hành động thực tế chân thành… Trong đó, lòng tin chiến lược là tiền đề để đàm phán, giải quyết khác biệt, mâu thuẫn, tranh chấp và hợp tác, phát triển.

Cần nhưng chưa đủ

Lòng tin là nhân tố không thể thiếu trong quan hệ thường nhật của xã hội. Bài học “mất lòng tin là mất tất cả” trở thành chân lý thời đại. Ở tầm mức quốc gia, quốc tế, liên quan đến chiến lược, chính sách, lợi ích quốc gia, dân tộc và xung đột, chiến tranh, vấn đề lòng tin chiến lược vô cùng quan trọng, nhưng cũng rất phức tạp. Xây dựng lòng tin chiến lược đã khó, duy trì lâu dài, kiểm chứng và chuyển hóa thành sức mạnh càng khó hơn.

Năm 2013, tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 12 ở Singappore, Thủ tướng Việt Nam đã khái quát, nâng vấn đề lòng tin chiến lược lên tầm quốc tế, với nội hàm là sự tin tưởng, xích lại gần nhau giữa các quốc gia; tin vào luật pháp quốc tế, vào khả năng đàm phán, giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình…

Xây dựng lòng tin chiến lược trở thành một điểm tựa, công cụ góp phần giải quyết các vấn đề phức tạp trong quan hệ quốc tế. Vượt tầm một diễn đàn đối thoại quốc tế, vấn đề lòng tin chiến lược có giá trị bao trùm, xuất hiện với tần suất lớn trong các diễn đàn, hội nghị, văn kiện chính trị, ngoại giao đa phương và song phương.

Trong thế giới cạnh tranh địa chiến lược quyết liệt hiện nay, lòng tin chiến lược trở thành vấn đề cấp thiết, mang tính sống còn. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà việc xây dựng lòng tin chiến lược, nhất là giữa các nước lớn và phát huy vai trò của nó trên phạm vi toàn cầu vẫn còn nhiều trở ngại.

Lòng tin chiến lược có lúc, có nơi bị cho là xa vời, khó kiểm chứng thực tế! Một số quốc gia đặt lòng tin vào tư duy sử dụng sức mạnh để răn đe, khuất phục quốc gia khác; có thể giành thắng lợi với tổn thất không đáng kể; hoặc thông qua chiến tranh ủy nhiệm thực hiện mục tiêu chiến lược với chi phí thấp.

Một số nước đề cao lợi ích quốc gia, dân tộc của mình, không tính đến lợi ích chính đáng của các nước khác; thực hiện ý đồ chính trị, mục đích, mục tiêu chiến lược, bất chấp luật pháp quốc tế, các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc. Trong các trường hợp đó, lòng tin chiến lược không có chỗ đứng hoặc trở thành một mặt hàng tuyên truyền, khẩu hiệu.

Lòng tin chiến lược và cơ chế, luật pháp quốc tế
Liên hợp quốc - tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh có thể thể trở thành lá chắn, công cụ pháp lý đủ sức đẩy lùi, ngăn chặn bạo lực? (Nguồn: Getty Images)

Có mối quan hệ bắc cầu, biện chứng giữa lòng tin chiến lược và các cơ chế, thiết chế, nguyên tắc, luật pháp quốc tế. Lòng tin chiến lược là tiền đề để đàm phán, ký kết các hiệp định, hiệp ước, cơ chế, thể chế. Các văn kiện pháp lý tạo khung khổ giám sát, hiện thực hóa và phát huy vai trò của lòng tin chiến lược. Do đó, chỉ có lòng tin chiến lược là chưa đủ. Cần tiến hành đồng bộ nhiều hoạt động, nhân tố, giải pháp.

Một là, xây dựng đồng bộ các cơ chế, thể chế, thiết chế kiểm soát, giám sát, kiềm chế các hành vi chính trị cường quyền, làm suy giảm lòng tin chiến lược. Hiện chúng ta đã có một số cơ chế, thể chế, thiết chế. Cần tiếp tục củng cố, bổ sung, hoàn thiện phù hợp với sự phát triển của tình hình.

Hai là, nâng cao năng lực, trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả của cơ quan quyền lực trung tâm, để thúc đẩy xây dựng lòng tin chiến lược trên phạm vi toàn cầu, ngăn chặn các hành vi, hành động không tuân thủ luật pháp, các nguyên tắc quốc tế cơ bản. Công việc cần làm là đổi mới, hoàn thiện tổ chức, cơ chế hoạt động, phát huy mạnh mẽ vai trò của Liên hợp quốc trong quan hệ quốc tế.

Ba là, các quốc gia, nhất là các nước lớn cần nỗ lực xây dựng quan hệ ổn định, có thể đoán định được. Thực hiện công khai, minh bạch chính sách; chân thành, thực chất, thống nhất giữa tuyên bố và hành động; tự mình xây dựng lòng tin vào các nước và làm cho các nước khác tin tưởng mình; giảm thiểu rủi ro, tính toán sai lầm.

Bốn là, phát huy vai trò đối ngoại là kênh quan trọng, thường xuyên để trao đổi các vấn đề quốc tế cùng quan tâm, các quan ngại, làm rõ đường lối, chính sách và những khác biệt, thiết thực xây dựng lòng tin chiến lược. Đồng thời là lực lượng quan trọng, công cụ không thể thiếu trong đàm phán, xây dựng cơ chế, thiết chế giám sát, kiểm soát mâu thuẫn, tranh chấp; tháo gỡ nút thắt, giải quyết các vấn đề phát sinh, góp phần xây dựng, củng cố lòng tin chiến lược.

Sau một thập kỷ, ‘lòng tin chiến lược’ vẫn vẹn nguyên giá trị

Sau một thập kỷ, ‘lòng tin chiến lược’ vẫn vẹn nguyên giá trị

Trong bối cảnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như sân khấu chính của cạnh tranh địa chiến lược, sự thiếu vắng lòng tin ...

Sách lược và chiến lược của Mỹ trong tiếp cận, quan hệ với Trung Quốc

Sách lược và chiến lược của Mỹ trong tiếp cận, quan hệ với Trung Quốc

Quan hệ Mỹ-Trung Quốc vừa chịu ảnh hưởng từ bối cảnh thế giới, khu vực, vừa là nhân tố chi phối, tác động nhiều mặt ...

Tranh chấp chủ quyền bãi cạn Scarborough từ góc nhìn quốc tế và những hàm ý

Tranh chấp chủ quyền bãi cạn Scarborough từ góc nhìn quốc tế và những hàm ý

Tranh chấp bãi cạn Scarborough liên quan trực tiếp đến an ninh, ổn định và hợp tác của khu vực, đến nguyên tắc Hiến chương ...

Mỹ-Ấn Độ hướng đến 'cái nhìn chiến lược' về nền kinh tế quốc tế

Mỹ-Ấn Độ hướng đến 'cái nhìn chiến lược' về nền kinh tế quốc tế

Khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng và toàn cầu hóa dân chủ là chủ đề cuộc thảo luận giữa Ngoại trưởng Ấn Độ ...

Quan hệ Trung-Nhật-Hàn, những động thái mới và hàm ý

Quan hệ Trung-Nhật-Hàn, những động thái mới và hàm ý

Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là ba quốc gia phát triển giữ vai trò rất quan trọng ở châu Á-Thái Bình Dương. Giữa ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Mỗi thành tựu, mỗi bước tiến của đất nước đều có sự đóng góp không nhỏ của quân đội ta

Mỗi thành tựu, mỗi bước tiến của đất nước đều có sự đóng góp không nhỏ của quân đội ta

Quân đội ta không những có chiến công oanh liệt trong lịch sử mà còn những cống hiến thầm lặng trong công cuộc phát triển đất nước hôm nay.
Được 'trời phú' cho trữ lượng khí đốt khổng lồ, doanh thu trăm tỷ USD, nước Trung Đông vẫn lao đao vì thiếu điện

Được 'trời phú' cho trữ lượng khí đốt khổng lồ, doanh thu trăm tỷ USD, nước Trung Đông vẫn lao đao vì thiếu điện

Sở hữu trữ lượng khí đốt khổng lồ nhưng Iran đang phải đối mặt với tình trạng thiếu điện trầm trọng, đến mức phải đóng cửa các nhà máy.
Bài tarot hôm nay 21/12: Bạn có dễ bị người khác lợi dụng không?

Bài tarot hôm nay 21/12: Bạn có dễ bị người khác lợi dụng không?

Hãy rút một lá bài tarot, bạn sẽ nhận được thông điệp: Bạn có dễ bị người khác lợi dụng không?
Kết quả xổ số hôm nay, 20/12: XSMN 20/12/24 - Xổ số Vĩnh Long, xổ số Bình Dương và xổ số Trà Vinh

Kết quả xổ số hôm nay, 20/12: XSMN 20/12/24 - Xổ số Vĩnh Long, xổ số Bình Dương và xổ số Trà Vinh

XSMN 20/12 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 20/12/2024. Kết quả xổ số hôm nay 20/12, được các công ty Xổ số Vĩnh Long, Bình Dương và ...
Bảng xếp hạng FIFA tháng 12/2024: Tăng hai bậc, đội tuyển Việt Nam trở lại vị trí 114 thế giới

Bảng xếp hạng FIFA tháng 12/2024: Tăng hai bậc, đội tuyển Việt Nam trở lại vị trí 114 thế giới

Theo bảng xếp hạng FIFA mới nhất công bố ngày 19/12, đội tuyển Việt Nam tăng hai bậc so với tháng trước, từ vị trí 116 lên vị trí 114 ...
Top 5 xe SUV hạng D bán chạy nhất tháng 11/2024: Ford Everest tiếp tục dẫn đầu

Top 5 xe SUV hạng D bán chạy nhất tháng 11/2024: Ford Everest tiếp tục dẫn đầu

Top 5 xe SUV hạng D bán chạy nhất tháng 11/2024, Ford Everest tiếp tục dẫn đầu phân khúc với doanh số 1.458 chiếc bán ra, xếp thứ 2 là ...
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thẳng thắn thừa nhận rằng rất khó để giành lại một số vùng do Nga kiểm soát.
Phiên bản di động