Luật biển quốc tế: Chuyện không chỉ của riêng các nhà hoạch định chính sách

Hoài Minh
Người dân Đông Á, Đông Nam Á cần nắm bắt và hiểu biết hệ thống luật lệ quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) vì đây là những công cụ để thiết lập một trật tự hàng hải công bằng, hợp lý và có lợi.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Luật biển quốc tế không phải chuyện của riêng các nhà hoạch định chính sách
Quá trình bổ phiến kiến thức và hiểu biết về luật biển quốc tế đối với người dân cần tiến hành một cách khẩn trương hơn. (Nguồn: Getty)

Trong những năm gần đây, nhiều nước ven biển ở khu vực Đông Á đã củng cố và tăng cường những nỗ lực để thiết lập và duy trì luật lệ và trật tự trên biển trong nỗ lực đảm bảo an ninh quốc gia của mình.

Tình trạng xói mòn luật lệ trên biển

Những nỗ lực này là hệ quả của tình trạng gia tăng các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không được quản lý, sự gia tăng của các tội phạm tổ chức xuyên quốc gia trên biển, sự bành trướng của các hoạt động và mạng lưới khủng bố trên biển cũng như những những hành động đơn phương tuyên bố chủ quyền lãnh hải mang tính chất ngày càng quyết đoán.

Thông thường, các nước này có cách ứng phó với những tình hình trên theo cơ sở riêng rẽ, thường là triển khai các chương trình hiện đại hóa hàng hải đối với các lực lượng vũ trang quân sự và dân sự, cũng như sửa đổi và thông qua những luật lệ và quy định của mình nhằm kiểm soát điều mà các nước này coi là những hoạt động hàng hải khó giải quyết.

Những hoạt động xâm nhập lãnh hải do các chủ thể nhà nước và phi nhà nước gây ra được coi là những chỉ dấu của tình trạng xói mòn luật lệ trong nước và trật tự trên biển, do đó, những quốc gia bị xâm phạm lãnh hải thường nỗ lực tìm các cách thức ứng phó với tình trạng này mà trước hết nhằm lấy lại quyền và khả năng kiểm soát của mình đối với vùng lãnh hải.

Ở những vùng biển như Biển Đông, cuộc cạnh tranh nhằm giành lại quyền kiểm soát hàng hải đã trở nên ngày càng căng thẳng trong những năm gần đây. Đáng chú ý là việc Trung Quốc mở rộng chức năng của Lực lượng Hải cảnh, coi lực lượng này là một nhân tố không thể thiếu nhằm theo đuổi những tuyên bố chủ quyền lãnh hải rộng lớn ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Để ứng phó với thách thức này, những quốc gia nhỏ hơn trong khu vực đã mở rộng và hiện đại hóa các lực lượng bảo vệ bờ biển hoặc những lực lượng hải quân và không quân bảo vệ biển của mình.

Những cách thức này giúp các nước nhỏ hơn có thể duy trì khả năng kiểm soát và quyền tài phán đối với vùng lãnh hải của họ theo luật pháp quốc tế. Vì đây là những nỗ lực cơ bản để nâng tầm chủ quyền quốc gia nhằm thiết lập quyền tài phán, nên căng thẳng và mâu thuẫn trở nên khó tránh khỏi, rốt cuộc sẽ trở thành những thách thức đối với trật tự hàng hải.

Giới học giả và chuyên gia cần phổ biến những diễn giải của mình đến đông đảo người dân, chứ không nên chỉ bó hẹp đối với giới chức chính phủ và các lực lượng chức trách trên biển.

Không nên bó hẹp đối tượng tiếp cận

Về mặt lý thuyết, luật lệ quốc tế hiện hành, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) có thể cung cấp phần lớn giải pháp đối với những mâu thuẫn và xung đột lợi ích này.

UNCLOS bao gồm những quy định và luật lệ cơ bản để giải quyết những tuyên bố chủ quyền chồng lấn giữa các nước có tranh chấp lãnh hải. Do đó, tồn tại một mối liên hệ trực tiếp giữa việc duy trì và củng cố luật lệ và trật tự hàng hải quốc tế và việc theo đuổi và bảo vệ hệ thống luật lệ vốn được đưa ra trong UNCLOS.

Tuy nhiên, cần có một cách tiếp cận thận trọng giữa việc khích lệ chủ nghĩa đơn phương và thúc đẩy chủ nghĩa đa phương nhằm giải quyết những nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng hỗn loạn và xáo trộn trong quá trình áp dụng và triển khai luật lệ và trật tự hàng hải. Điều cần làm lúc này là phổ biến hệ thống quốc tế hiện nay để thiết lập luật lệ và trật tự hàng hải.

Cho dù xét theo luật lệ và nguyên tắc hay xét theo những hoạt động thực sự trên biển, các quốc gia thường hành động với lý do nhằm bảo vệ lợi ích của người dân trong nước. Vì vậy, các nước này cần nâng cao nhận thức của người dân trong nước về hệ thống luật lệ quốc tế và UNCLOS, để họ hiểu rằng đây là những công cụ để thiết lập một trật tự hàng hải công bằng, hợp lý và có lợi.

Thông thường, giới học giả, chuyên gia và quan chức chính phủ có hiểu biết sâu rộng về những vấn đề liên quan đến hệ thống quốc tế và UNCLOS. Tuy nhiên, công dân của các chính phủ này cũng cần nắm bắt và hiểu biết những hệ thống luật lệ này, nhất là cộng đồng ngư dân của nước đó, để toàn bộ người dân trong nước có thể hiểu được đầy đủ lý do và tác động khi các chính phủ của họ đưa ra những chính sách và hành động vốn được biện minh là đại diện cho người dân.

Cho dù những hoạt động của chính phủ có thể là một cuộc đấu khẩu căng thẳng về mặt ngoại giao hay một cuộc tập trận mang tính hợp tác với các nước khác, thì người dân của họ cần hiểu rõ những lợi ích của việc duy trì hệ thống luật lệ quốc tế hiện hành mà cốt lõi là UNCLOS.

Giới học giả và chuyên gia cần phổ biến những diễn giải của mình đến đông đảo người dân, chứ không nên chỉ bó hẹp đối với giới chức chính phủ và các lực lượng chức trách trên biển.

Quá trình bổ phiến kiến thức và hiểu biết về luật lệ quốc tế đối với người dân cần tiến hành một cách khẩn trương hơn và đòi hòi này có thể thực hiện được, nhất là nhờ khả năng phát tán thông tin hiện nay thông qua các phương tiện truyền thông hiện đại.

Luật biển quốc tế không phải chuyện của riêng các nhà hoạch định chính sách
Các nước Đông Á, Đông Nam Á cần triển khai và khai thác những cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực giáo dục xã hội, kinh doanh hàng hải và hoạt động “kinh tế xanh” cũng như các nền tảng đa phương tiện truyền thông xã hội và thông thường. (Nguồn: WorldFish)

Kế hoạch cụ thể để nâng cao nhận thức cộng đồng

Sự phổ biến của mạng xã hội cùng với sự hiểu biết và khả năng nhạy bén ngày càng gia tăng của người dân đối với những tranh chấp lãnh hải không còn là điều mới mẻ ở khu vực Đông Á. Tuy nhiên, nếu không có sự hướng dẫn và chỉ đạo tích cực với luồng thông tin phù hợp, thì người dân sẽ có xu hướng phát triển quan điểm dân tộc chủ nghĩa hoặc quan điểm thiển cận.

Hệ quả là những người dân này có thể muốn các nước khác thì đơn giản tuân thủ những yêu cầu và quan điểm của họ mà không nhận thức được rằng họ cũng cần phải cân bằng và thỏa hiệp lợi ích theo cách phù hợp với hệ thống luật lệ vốn được thiết lập nhằm đạt được mục đích cân bằng đó.

Nhằm ngăn chặn những xu hướng này, điều cần thiết là đảm bảo rằng các kế hoạch và chương trình nâng cao nhận thức cho người dân cũng cần phải thúc đẩy quan điểm và hiểu biết mang tính quốc tế rộng lớn cho người dân, để họ đóng vai trò là những thành viên của những quốc gia thực sự tồn tại theo một hệ thống luật lệ quốc tế được công nhận.

Nói cách khác, việc nâng cao nhận thức cộng đồng phải đi kèm với việc trang bị cho họ một thế giới quan mang bản chất quốc tế chủ nghĩa mở rộng. Đây là cách thức để giải quyết xu hướng người dân các nước có thể đi theo quan điểm chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa đơn phương đối với những vấn đề chung của các quốc gia.

Liên quan đến vấn đề này, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hiện đang phải nỗ lực đối phó với vấn đề này, nhất là trong kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN.

Vì vậy, Australia và Anh cùng với các đối tác cùng chí hướng khác có cơ hội đóng vai trò hỗ trợ nỗ lực phổ biến và quốc tế hóa luật lệ và trật tự hàng hải.

Để thúc đẩy những lợi ích chung trong một hệ thống luật lệ quốc tế công bằng, ổn định và bình đẳng, các nước này cần triển khai và khai thác những cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực giáo dục xã hội, kinh doanh hàng hải và hoạt động “kinh tế xanh” cũng như các nền tảng đa phương tiện truyền thông xã hội và thông thường.

Khi đó, những hoạt động này của các nước bên ngoài sẽ góp phần thúc đẩy nỗ lực nhất quán và bền bỉ giữa các quốc gia ven biển nhằm củng cố trật tự hàng hải trong vùng biển thuộc quyền tài phán của họ bằng cách củng cố trật tự quốc tế hiện hành đang ngày càng bị thách thức bởi các hành động đơn phương.

Chắc chắn, các nước nhỏ hơn ở Đông Á cần phải ủng hộ nhiều hơn đối với trật tự luật pháp đa phương và thực tế vốn được UNCLOS và hệ thống luật pháp quốc tế hiện hành đề cập. Do đó, những nỗ lực theo hướng này có thể sẽ được hoan nghênh và sẽ thu hút được nhiều động lực và cổ vũ hơn nữa trong những năm tới.

Việt Nam tái khẳng định chính sách nhất quán về giải trừ quân bị và không phổ biến vũ khí hạt nhân

Việt Nam tái khẳng định chính sách nhất quán về giải trừ quân bị và không phổ biến vũ khí hạt nhân

Ngày 4/4, phiên họp thường niên của Ủy ban Giải trừ quân bị Liên hợp quốc (UNDC) đã khai mạc tại New York, Hoa Kỳ ...

Thượng đỉnh Nhật Bản-Ấn Độ: Coi trọng luật pháp quốc tế tại Biển Đông

Thượng đỉnh Nhật Bản-Ấn Độ: Coi trọng luật pháp quốc tế tại Biển Đông

Biển Đông là một trong những vấn đề được Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và người đồng cấp Nhật Bản Kishida Fumio thảo luận ...

(theo Lowy Institute)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (4-14/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chiều, tối mưa rào, giông rải rác; Trung-Nam Trung Bộ khả năng nắng nóng diện rộng

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (4-14/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chiều, tối mưa rào, giông rải rác; Trung-Nam Trung Bộ khả năng nắng nóng diện rộng

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực 10 ngày tới (4-14/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Mỹ, Australia, Nhật Bản và Philippines gửi thông điệp thượng tôn luật pháp quốc tế tại Biển Đông

Mỹ, Australia, Nhật Bản và Philippines gửi thông điệp thượng tôn luật pháp quốc tế tại Biển Đông

Mục tiêu hợp tác biển giữa Mỹ, Nhật Bản, Australia và Philippines là đảm bảo hòa bình, ổn định tại Biển Đông và đề cao luật pháp quốc tế.
Trung Quốc phát hiện hầm mộ được bảo tồn tốt từ thời nhà Minh

Trung Quốc phát hiện hầm mộ được bảo tồn tốt từ thời nhà Minh

Một hầm mộ cổ bằng gạch có niên đại từ thời nhà Minh (1368-1644) được tìm thấy tại một ngôi làng ở tỉnh Sơn Tây, miền Bắc Trung Quốc.
Ngoại trưởng Blinken: Mỹ đang cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, điều này không có gì sai miễn là công bằng

Ngoại trưởng Blinken: Mỹ đang cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, điều này không có gì sai miễn là công bằng

Mỹ đang tích cực hợp tác với Trung Quốc để đạt được sự hiểu biết lẫn nhau tốt hơn về những khác biệt giữa hai nước.
Vì sao cần khuyến khích giáo viên nam trong giáo dục mầm non?

Vì sao cần khuyến khích giáo viên nam trong giáo dục mầm non?

Lối nghĩ nam giới không phù hợp để trở thành giáo viên mầm non cần được xóa bỏ, nhằm xây dựng một môi trường giáo dục toàn diện cho trẻ ...
Lịch cúp điện Tiền Giang hôm nay ngày 5/5/2024

Lịch cúp điện Tiền Giang hôm nay ngày 5/5/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Tiền Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 5/5/2024.
Ngoại trưởng Blinken: Mỹ đang cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, điều này không có gì sai miễn là công bằng

Ngoại trưởng Blinken: Mỹ đang cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, điều này không có gì sai miễn là công bằng

Mỹ đang tích cực hợp tác với Trung Quốc để đạt được sự hiểu biết lẫn nhau tốt hơn về những khác biệt giữa hai nước.
Xung đột ở Dải Gaza: Mọi con mắt đổ dồn về Ai Cập, Mỹ chỉ ra yếu tố cản trở lệnh ngừng bắn, nhắc nhở Israel

Xung đột ở Dải Gaza: Mọi con mắt đổ dồn về Ai Cập, Mỹ chỉ ra yếu tố cản trở lệnh ngừng bắn, nhắc nhở Israel

Một phái đoàn của Hamas sẽ đến thủ đô Cairo của Ai Cập vào ngày 4/5 để tham gia đàm phán về một lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza.
Tấn công hơn 150 cuộc từ khi xung đột Israel-Hamas nổ ra, Houthi chưa dừng, đe dọa bước leo thang ngay lập tức

Tấn công hơn 150 cuộc từ khi xung đột Israel-Hamas nổ ra, Houthi chưa dừng, đe dọa bước leo thang ngay lập tức

Lực lượng Houthi đe dọa sẽ mở rộng các cuộc tấn công nhằm vào các tàu đi đến các cảng của Israel từ Địa Trung Hải.
Nhật Bản-Philippines nỗ lực đạt thỏa thuận quốc phòng vì... Trung Quốc

Nhật Bản-Philippines nỗ lực đạt thỏa thuận quốc phòng vì... Trung Quốc

Nhật Bản và Philippines nhất trí nỗ lực đạt thỏa thuận tiếp cận đối ứng nhằm tăng cường hợp tác an ninh.
Ngày càng lo về quan hệ Nga-Triều Tiên, Mỹ cùng đồng minh sắp dùng đến thứ vũ khí này

Ngày càng lo về quan hệ Nga-Triều Tiên, Mỹ cùng đồng minh sắp dùng đến thứ vũ khí này

Mỹ sẽ tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt những đối tượng hợp tác hòng thúc đẩy việc chuyển giao vũ khí và dầu tinh chế giữa Nga-Triều Tiên.
Thụy Sỹ-Ukraine rần rần hướng tới hội nghị hòa bình, Nga tuyên bố sẵn sàng chấp nhận đề xuất 'nghiêm túc', cảnh báo cứng rắn về Crimea

Thụy Sỹ-Ukraine rần rần hướng tới hội nghị hòa bình, Nga tuyên bố sẵn sàng chấp nhận đề xuất 'nghiêm túc', cảnh báo cứng rắn về Crimea

Nga tuyên bố sẽ không tham dự hội nghị hòa bình về Ukraine được tổ chức tại Thụy Sỹ vào tháng 6 tới và kêu gọi các nước làm điều tương tự.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động