Lực lượng đội tuyển Việt Nam sau AFF Cup 2020: Duy Mạnh, Đức Chinh chấn thương, Văn Lâm trở lại...

Hiển Nguyễn
Đội tuyển Việt Nam đã dừng bước tại AFF Cup 2020 từ bán kết và sẽ sớm trở lại với chiến dịch vòng loại thứ ba World Cup 2022 sau một tháng nữa.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Lực lượng đội tuyển Việt Nam sau AFF Cup 2020
Đức Chinh chấn thương trong trận đội tuyển Việt Nam vs Thái Lan. (Nguồn: VFF)

Sau giải đấu cao nhất Đông Nam Á, đội tuyển Việt Nam chịu tổn thất với trường hợp chấn thương của Đỗ Duy Mạnh và Hà Đức Chinh.

Trung vệ Duy Mạnh bị trật khớp vai ở trận bán kết lượt đi AFF Cup 2020 trước Thái Lan, cần ít nhất hai tuần nghỉ ngơi nên khó trở lại với phong độ cao trong thời gian tới ở chiến dịch tiếp theo.

Còn tiền đạo Đức Chinh bị đứt dây chằng chéo đầu gối sau trận bán kết lượt về và cần ít nhất 6 tháng điều trị. Điều đó đồng nghĩa cầu thủ sinh năm 1997 vắng mặt ở phần còn lại của vòng loại thứ ba World Cup 2022 cùng đội tuyển Việt Nam.

Cả hai cầu thủ này đều đang giữ vai trò quan trọng nhất định trong toan tính của huấn luyện viên Park Hang Seo. Bởi thế, vấn đề chấn thương của họ mang tới tổn thất nhất định cho tuyển Việt Nam vốn đang không có nhiều sự lựa chọn về nhân sự.

Trước đó, trung vệ Đình Trọng cũng dính chấn thương, nối dài hơn chuỗi thời gian điều trị và không thể thi đấu.

Lực lượng đội tuyển Việt Nam sau AFF Cup 2020: Duy Mạnh, Đức Chinh chấn thương, Văn Lâm trở lại...
Thủ môn Đặng Văn Lâm và tiền vệ Đỗ Hùng Dũng trở lại sau khi đã hồi phục chấn thương. (Nguồn: Dân trí)

Tuy nhiên, trước khi trở lại với vòng loại World Cup 2022, đoàn quân áo đỏ sao vàng có thêm sự bổ sung từ những gương mặt đáng chú ý trở lại sau chấn thương.

Theo đó, thủ môn Đặng Văn Lâm và tiền vệ Đỗ Hùng Dũng sẵn sàng hội quân cùng đội tuyển để chuẩn bị cho trận gặp Australia (27/1/2022) và Trung Quốc (1/2/2022) tới đây.

Thủ thành Việt kiều đã phục hồi tương đối nhanh sau khi phẫu thuật vai và dự kiến trở lại tập luyện cùng câu lạc bộ chủ quản Cerezo Osaka từ đầu tháng 1/2022. Sau đó, cầu thủ này có thể trở về tập luyện cùng tuyển Việt Nam trong dịp FIFA Days.

Trong khi đó, tiền vệ Đỗ Hùng Dũng không kịp sang Singapore dự AFF Cup 2020 vì vấn đề thủ tục, nhưng sẵn sàng trở lại ở chiến dịch sắp tới. Thời gian qua, cầu thủ Hà Nội FC ở lại Việt Nam để tập luyện chăm chỉ.

Ở khía cạnh khác, ban huấn luyện đội tuyển Việt Nam đã chia tay hai trợ lý người Hàn Quốc. Đó là bác sỹ Choi Yu Young và trợ lý huấn luyện viên Kim Tae Min.

Hiện tại, đội ngũ chuyên gia Hàn Quốc bên cạnh huấn luyện viên Park Hang Seo chỉ còn lại trợ lí Lee Young Jin và huấn luyện viên thể lực Park Sung-gyun.

Sau AFF Cup 2020, đội tuyển Việt Nam sẽ từ Singapore trở về nước vào ngày 31/12, sau đó thực hiện cách ly y tế theo quy định. Toàn đội có một tuần nghỉ ngơi trước khi hội quân trở lại ở Hà Nội.

AFF Cup: Đội tuyển Thái Lan cân bằng kỷ lục bất bại của tuyển Singapore và Việt Nam

AFF Cup: Đội tuyển Thái Lan cân bằng kỷ lục bất bại của tuyển Singapore và Việt Nam

Đội tuyển Thái Lan đã cân bằng kỷ lục 13 trận bất bại liên tiếp ở AFF Cup của đội tuyển Việt Nam sau khi ...

Chia tay AFF Cup 2020, đội tuyển Việt Nam chưa thể về nước ngay

Chia tay AFF Cup 2020, đội tuyển Việt Nam chưa thể về nước ngay

Các thành viên đội tuyển Việt Nam tiếp tục phải hoạt động theo nguyên tắc bong bóng tại Singapore và dự kiến tới ngày 30/12 ...

(theo Vietnam+)

Bài viết cùng chủ đề

AFF Cup 2020

Đọc thêm

Cựu thuyền trưởng Real Madrid - Zinedine Zidane - thích MU, đã đi học tiếng Anh

Cựu thuyền trưởng Real Madrid - Zinedine Zidane - thích MU, đã đi học tiếng Anh

Theo tin tức mới nhất từ tờ L’Equipe (Pháp), cựu thuyền trưởng Real Madrid - Zinedine Zidane - thích MU hơn Bayern Munich.
Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Nỗ lực bảo vệ lá phiếu, Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu
Suni Hạ Linh gây ấn tượng tại Đạp gió 2024 với màn đu dây đầy mạo hiểm

Suni Hạ Linh gây ấn tượng tại Đạp gió 2024 với màn đu dây đầy mạo hiểm

Trong tập đầu tiên của Đạp gió 2024, Suni Hạ Linh gây ấn tượng khi hát tiếng Việt và Trung kết hợp màn đu dây đầy mạo hiểm.
Giá xăng dầu hôm nay 20/4: Trung Đông có dấu hiệu 'giảm nhiệt', thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 20/4: Trung Đông có dấu hiệu 'giảm nhiệt', thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 20/4, kết thúc phiên giao dịch đầy biến động ngày 19/4, giá dầu chỉ tăng nhẹ sau khi Iran 'hạ thấp' thông tin về ...
Giá heo hơi hôm nay 20/4: Giá heo hơi tăng 1.000 đồng ở phía Bắc; Tiếp tục quy hoạch và đăng ký mô hình nuôi heo hiệu quả

Giá heo hơi hôm nay 20/4: Giá heo hơi tăng 1.000 đồng ở phía Bắc; Tiếp tục quy hoạch và đăng ký mô hình nuôi heo hiệu quả

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng tốt. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 63.000 đồng/kg.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động