Lý do châu Âu 'xoay trục', quyết đoán hơn trong lập trường về Biển Đông

Thu Hiền
TGVN. Công hàm chung gửi tới Liên hợp quốc (LHQ) của Anh, Pháp và Đức, phản đối các yêu sách phi lý của Trung Quốc tại Biển Đông, thể hiện một cách tiếp cận mới, quyết đoán hơn của châu Âu về vấn đề Biển Đông.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Lý do châu Âu 'xoay trục', quyết đoán hơn trong lập trường về Biển Đông
Tàu USS McCampbell và tàu HMS Argyll trong một cuộc tập trận chung Anh-Mỹ trên Biển Đông năm 2019. (Nguồn: Reuters)

Bác bỏ yêu sách phi lý của Trung Quốc

Gần một tuần sau khi 3 cường quốc châu Âu là Anh, Đức và Pháp gửi một công hàm chung tới LHQ để bày tỏ quan điểm phản đối các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, ngày 21/9, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã lên tiếng hoan nghênh động thái của 3 nước.

Trên một tài khoản Twitter của Chính phủ Mỹ và mang tên ông, Ngoại trưởng Pompeo viết: “Chúng tôi hoan nghênh việc Anh, Đức và Pháp bác bỏ các yêu sách hàng hải phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông trước LHQ. Trung Quốc phải tuân thủ các quy tắc quốc tế. Chúng tôi đồng tình với các đồng minh trong việc bác bỏ lối quan niệm rằng ‘kẻ mạnh luôn đúng’".

Trước đó, trong công hàm chung, Anh, Đức và Pháp đã nhấn mạnh rằng quan điểm của họ đã được khẳng định trong phán quyết hồi năm 2016 của Tòa Trọng tài quốc tế ở La Haye, trong đó tuyên rằng Philippines thắng kiện và bác bỏ yêu sách "Đường 9 đoạn" phi lý của Trung Quốc.

Ba nước châu Âu lưu ý đến tầm quan trọng của việc các quyền tự do không bị cản trở trên biển khơi, nhất là tự do hàng hải và tự do bay trên vùng biển, cũng như quyền được qua lại vô hại, được quy định trong Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Công hàm của Anh, Đức và Pháp cũng lặp lại quan điểm rằng mọi tranh chấp ở Biển Đông cần được giải quyết một cách hòa bình, phù hợp với các nguyên tắc, quy định, quy trình và biện pháp được đề ra trong UNCLOS.

Đây là lần đầu tiên Đức, Anh và Pháp cùng viện dẫn thắng lợi pháp lý của Philippines trước Trung Quốc tại Tòa Trọng tài quốc tế ở La Haye năm 2016.

Anh, Đức có những dự định mới

Theo bài viết trên trang express.co.uk, Đại sứ Mỹ tại Anh Woody Johnson ca ngợi Hải quân Hoàng gia Anh vì đã hỗ trợ Mỹ trong việc "lên án những tuyên bố chủ quyền lãnh hải phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông".

Đại sứ Johnson viết trên Twitter: “Chúng tôi hoan nghênh Anh đã gia nhập nỗ lực chung của Mỹ và các đồng minh khác trong việc lên án những tuyên bố chủ quyền hàng hải trái pháp luật của Trung Quốc ở Biển Đông”.

Theo trang tin này, Anh đang cân nhắc điều thêm một trong số 2 tàu khu trục đến Biển Đông. Cụ thể, tàu Nữ hoàng Elizabeth của Hải quân Hoàng gia Anh có thể sẽ tiến vào khu vực Biển Đông tranh chấp trong sứ mệnh đầu tiên của mình vào năm tới.

Sự có mặt của Đức, quốc gia trụ cột trong Liên minh châu Âu (EU), trong công hàm chung về Biển Đông gửi lên LHQ cho thấy một thay đổi quan trọng trong chiến lược ngoại giao của nước này với châu Á.

Cho tới nay, quân đội Đức chủ yếu tập trung giải quyết các cuộc khủng hoảng ở Địa Trung Hải chứ không vươn tới châu Á-Thái Bình Dương. Nhưng vào tháng 9 này, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas đã lần đầu công bố văn bản chính thức mang tựa đề “Đức-châu Âu-châu Á”, trong đó nhấn mạnh đến nhu cầu hiện diện tại các vùng biển xa của Berlin.

Ông Maas nói, các tuyến hàng hải, thương mại lớn của thế giới đi qua Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và cụ thể là Biển Đông phải được bảo vệ về mặt pháp lý theo tiêu chuẩn tự do hàng hải.

Đề cập sự chuyển hướng của Berlin, ngày 2/9, Ngoại trưởng Maas phát biểu: “Chúng tôi muốn gửi đi thông điệp rõ ràng: ưu tiên ngoại giao của Đức nằm ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Khu vực này thực sự quan trọng với chúng ta, không chỉ với người Đức mà còn với mọi người châu Âu. Đó là lý do chúng ta đang cộng tác với các đối tác EU, nhất là Pháp, để ra một chiến lược chung của châu Âu về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương dựa trên các nguyên tắc và giá trị của chúng ta. Châu Âu chỉ có thể mạnh mẽ nói rõ về quyền lợi và giá trị của mình nếu chúng ta đoàn kết”.

Học giả kêu gọi Trung Quốc bỏ đường lưỡi bò ở Biển Đông

Học giả kêu gọi Trung Quốc bỏ đường lưỡi bò ở Biển Đông

TGVN. Chuyên gia quân sự Li Nan, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Đông Á (EAI), cho rằng việc từ bỏ đường lưỡi bò ...

Anh, Pháp, Đức trao công hàm lên LHQ, bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông

Anh, Pháp, Đức trao công hàm lên LHQ, bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông

TGVN. Ngày 17/9, Anh, Pháp, Đức đã gửi công hàm chung lên Liên hợp quốc (LHQ) khẳng định các tuyên bố chủ quyền "lịch sử" ...

Bộ Ngoại giao lên tiếng về bản đồ Biển Đông trên mạng xã hội của Đại sứ quán Mỹ

Bộ Ngoại giao lên tiếng về bản đồ Biển Đông trên mạng xã hội của Đại sứ quán Mỹ

TGVN. Ngày 17/9, trả lời câu hỏi phóng viên về thông tin xung quanh việc trang mạng xã hội của Đại sứ quán Mỹ đã ...

(theo express.co.uk, TNHK)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

Bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay

Bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay

Mặc dù Việt Nam đã có những nỗ lực trong việc cải thiện quyền lợi lao động thông qua các luật và quy định nhưng việc thực thi vẫn gặp ...
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26/12 và sáng 27/12: Lịch thi đấu ASEAN Cup 2024 - Singapore vs Việt Nam; Ngoại hạng Anh - Wolves vs MU

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26/12 và sáng 27/12: Lịch thi đấu ASEAN Cup 2024 - Singapore vs Việt Nam; Ngoại hạng Anh - Wolves vs MU

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26/12 và sáng 27/12: Lịch thi đấu ASEAN Cup 2024 - Singapore vs Việt Nam; Ngoại hạng Anh - Liverpool vs Leicester...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 26/12/2024: Xử Nữ sự nghiệp có khởi sắc mới

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 26/12/2024: Xử Nữ sự nghiệp có khởi sắc mới

Tử vi hôm nay 26/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Đội tuyển Việt Nam cần thận trọng với mặt sân cỏ nhân tạo Jalal Besar

Đội tuyển Việt Nam cần thận trọng với mặt sân cỏ nhân tạo Jalal Besar

Mặt cỏ nhân tạo, kích thước nhỏ của sân Jalal Besar rất phù hợp với lối chơi của đội Singapore nên đội tuyển Việt Nam không thể không cảnh giác.
Giá cà phê hôm nay 25/12/2024: Giá cà phê đồng loạt tăng trở lại, trong nước tăng gấp đôi, mức giá nào là hợp lý?

Giá cà phê hôm nay 25/12/2024: Giá cà phê đồng loạt tăng trở lại, trong nước tăng gấp đôi, mức giá nào là hợp lý?

Giá cà phê hôm nay 25/12/2024: Giá cà phê đồng loạt tăng trở lại, trong nước tăng gấp đôi, mức giá nào là hợp lý?
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine từng dẫn đầu thế giới trong ngành chế tạo tên lửa, và nước này đang có những tính toán thận trọng để lấy lại phong độ.
Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Năm 2025 sẽ là một năm đầy khó khăn với cả Ukraine và Nga trước nhiều yếu tố bất định.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Phiên bản di động