TIN LIÊN QUAN | |
Trung Quốc bác bỏ cáo buộc của Mỹ về vi phạm quy định WTO | |
Mỹ kiện các đối tác thương mại lên WTO |
Tại thời điểm này, Bắc Kinh dường như đang chịu "câm nín". Đơn giản là giá trị hàng hóa nhập khẩu của nước này từ Mỹ không "ăn nhằm" gì so với giá trị hàng hóa của nước này xuất sang Mỹ và bị Washington áp thuế tương đương. Xuất khẩu hàng hóa của Mỹ sang Trung Quốc chỉ trị giá khoảng 130 tỷ USD, trong khi nhập khẩu lại vượt quá 500 tỷ USD. Có một điều ngày càng rõ ràng là cuộc chiến này không thiên về giải quyết vấn đề thâm hụt thương mại và nghiêng về ý định của Mỹ muốn duy trì vị thế bá chủ toàn cầu của mình.
Giới phân tích Mỹ cho rằng lời lẽ chỉ trích về thách thức của Trung Quốc có phần quá mức. Họ cho rằng có những biện pháp đáng kể khác để kiềm chế sức mạnh và tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh.
Thực tế cho thấy, Bắc Kinh không chỉ phụ thuộc mạnh mẽ vào nền kinh tế toàn cầu, nhất là đối với Mỹ, mà nước này còn có vướng mắc chính trị với một số nước trong khu vực. Trong khi đó, Mỹ vẫn là một cường quốc kinh tế và quân sự đáng gờm vốn có mối quan hệ gần gũi với nhiều quốc gia khác mà chính Trung Quốc lại “gặp khó” trong mối quan hệ với các nước này.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc bắt đầu khi Mỹ áp thuế trị giá 34 tỷ Mỹ kim đối với hàng hóa Trung Quốc. (Nguồn: Tibet Express) |
Tuy nhiên, điều đáng nói là động cơ của Bắc Kinh nhằm đạt được vị thế bá chủ về công nghệ. Vị thế trong các lĩnh vực công nghệ chủ chốt có thể giúp dẫn đến sự thay đổi cán cân quyền lực khu vực theo hướng có lợi cho quốc gia này. Nhiều ý kiến lo sợ rằng có thể đã quá muộn để làm bất kỳ điều gì. Trung Quốc đã tạo nên mạng lưới cơ sở hạ tầng nghiên cứu và phát triển, công nghiệp và các công nghiệp phụ thuộc để “chắp cánh” cho giấc mơ trở thành “nhà lãnh đạo” toàn cầu về trí tuệ nhân tạo, robot, dược sinh học cũng như thiết bị điện tử. Mỹ có thể trì hoãn bước chân của Bắc Kinh trong nhiều lĩnh vực, song không thể ngăn chặn hoàn toàn nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Mong muốn thầm kín của Bắc Kinh là gì? Cho đến thời điểm này, có nhiều tài liệu phân tích dựa trên những diễn giải các hành động của Trung Quốc chứ chưa có bất kỳ sự hiểu biết toàn diện và đầy đủ nào. Việc mua công nghệ của phương Tây, mua bán và sáp nhập các công ty của châu Âu và Mỹ, vai trò của nhà nước trong việc thúc đẩy quá trình này, tất cả đều tạo ra mối nghi ngờ hợp lý. Thế nhưng, việc đảo ngược tình thế bằng cách khai hỏa cuộc chiến thương mại, đe dọa hệ thống thương mại toàn cầu, hạn chế đầu tư của các công ty Trung Quốc hoặc ngăn cản người Trung Quốc tiếp cận hệ thống giáo dục Mỹ lại chẳng khác nào “gậy ông đập lưng ông”.
Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung? Không còn là những “đòn gió” trong cuộc chiến thương mại toàn cầu, Mỹ và Trung Quốc đã chính thức bước vào một cuộc chiến ... |
Bốn lý do Chiến tranh Lạnh Mỹ-Trung sẽ không xảy ra Cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang gây tổn hại cho trật tự thương mại mở toàn cầu, thậm chí có ... |
Chiến tranh thương mại: Mỹ sẽ mất gì, Trung Quốc sẽ được gì? Mỹ và Trung Quốc đã bước vào “lượt chơi” dạo đầu của cuộc chiến thương mại. Câu hỏi “Ai là người thắng, kẻ thua” trong ... |