TIN LIÊN QUAN | |
IMF: EU là lực lượng chiến lược trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung | |
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung không cản bước Phố Wall trong tuần qua |
Sau khi áp thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu, chính quyền Mỹ tiếp tục đánh thuế vào các mặt hàng nhập khẩu khác của Trung Quốc với giá trị lên tới 34 tỷ USD, và nhiều khả năng Mỹ sẽ còn áp thuế đối với nhiều sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc thời gian tới.
Những lý do không mới
Theo bài viết mới đây trên trang mạng eastasiaforum.org, sự cọ sát thương mại này bắt nguồn từ việc tái cấu trúc chính trị nội bộ ở cả Trung Quốc và Mỹ cũng như thay đổi về nhận thức của mỗi bên. Trong khi những lợi ích chung và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hai nước tiếp tục nới rộng, cạnh tranh chiến lược và công nghệ giữa hai quốc gia này diễn ra sớm hơn mong đợi. Cạnh tranh kinh tế, cộng với những khác biệt về ý thức hệ, mô hình phát triển và hệ thống chính trị, có thể đẩy Trung Quốc và Mỹ vào một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.
Cạnh tranh kinh tế, cộng với những khác biệt về ý thức hệ, mô hình phát triển và hệ thống chính trị, có thể đẩy Trung Quốc và Mỹ vào một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. (Nguồn: FT) |
Về lĩnh vực kinh tế và thương mại, ông Trump đang đảo ngược chính sách hai thập kỷ qua của Mỹ vốn tập trung vào lĩnh vực trực tuyến và công nghệ cao, chuyển sang ủng hộ khôi phục sản xuất để hiệu chỉnh những vấn đề mất cân bằng thương mại. Trong lĩnh vực đối ngoại, ông Trump đã thách thức tầm nhìn lâu nay về trật tự quốc tế tự do vốn do Mỹ đứng đầu, gia tăng sức ép bảo hộ thương mại lên các đồng minh, yêu cầu họ phải tăng chi phí quốc phòng và mua sắm nhiều hơn vũ khí của Mỹ để giảm gánh nặng tài chính cho Mỹ. Ở trong nước, quyền hành Tổng thống của Trump đã tạo ra sự xung đột nghiêm trọng về các giá trị và làm suy yếu sự đồng thuận chính trị và xã hội ở Mỹ.
Trong hơn 5 năm qua, vị thế quốc gia của Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình đã củng cố bộ máy chính quyền, tái cơ cấu các thể chế chính sách và định hình chiến lược phát triển trung và dài hạn một cách rõ ràng hơn. Chính quyền Trung Quốc đã được củng cố và việc giám sát thực hiện quyền hành cũng được tăng cường.
Tuy nhiên, sự phụ thuộc lẫn nhau đầy phức tạp giữa Trung Quốc và Mỹ đã được hình thành trong suốt kỷ nguyên của toàn cầu hóa kinh tế, nay vẫn sẽ là lực cản của mối quan hệ song phương trong tương lai gần. Bất chấp những cọ sát gia tăng, quan hệ Trung-Mỹ sẽ tiếp tục mang nét đặc trưng của sự hợp tác và lợi ích chung vì 4 lý do sau đây.
Thứ nhất, kim ngạch thương mại Mỹ-Trung đã đạt gần 700 tỷ USD và các mối quan hệ tài chính và tiền tệ giữa hai nước cũng rất khăng khít. Việc Trung Quốc tiếp tục mua trái phiếu Mỹ sẽ hỗ trợ cho nền kinh tế cũng như đồng USD Mỹ. Còn nếu Trung Quốc muốn có ảnh hưởng lớn hơn nữa trong các thị trường tiền tệ và tài chính quốc tế thì nước này cũng sẽ không thể tách khỏi thị trường Mỹ và đồng USD Mỹ.
Thứ hai, sau hơn 40 năm phát triển quan hệ, những trao đổi giữa hai nước đã hình thành một mạng lưới dày đặc các mối quan hệ cá nhân gần gũi, ngăn chặn bất kỳ nỗ lực nào làm “tách rời” hai nước.
Thứ ba, mối quan hệ cá nhân giữa ông Tập và ông Trump cho đến nay rất tốt, và một kênh liên lạc tương đối nhịp nhàng cũng đã được hình thành.
Thứ tư, những chiến lược quốc gia của Trung Quốc không nhằm thách thức quyền bá chủ thế giới của Mỹ, nhưng thay vào đó Bắc Kinh tìm cách đạt được mục tiêu hiện đại hóa quốc gia. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc chủ yếu dựa trên hợp tác kinh tế quốc tế, và Bắc Kinh ủng hộ các cơ chế quốc tế hiện tại và thúc đẩy cải cách những cơ chế này. Chính sách an ninh quốc gia của Trung Quốc chủ yếu là để phòng thủ. Nhiều người tin rằng ý thức hệ và mô hình phát triển của Trung Quốc sẽ tạo ra thách thức cho Mỹ, quan điểm đó là sai lầm bởi vì Trung Quốc không chủ trương “xuất khẩu ý thức hệ” và luôn tôn trọng quyền của mỗi quốc gia lựa chọn con đường phát triển của riêng mình.
Hai kịch bản tương lai
Thời gian tới, quan hệ Trung-Mỹ đứng trước hai sự lựa chọn. Thứ nhất, hai quốc gia này phải củng cố hợp tác trong khuôn khổ quản trị toàn cầu. Trung Quốc và Mỹ có thể đạt được nhiều đồng thuận về khuôn khổ quản trị toàn cầu và cùng nhau cung cấp hàng hóa cho thế giới nhằm đảm bảo lợi ích chung. Trước đây, hai nước này nhìn chung đã củng cố quan hệ của mình một cách thực tế. Do đó, những lợi ích chung và đồng thuận giữa họ đã tiếp tục được mở rộng.
Bắc Kinh và Washington đã đạt được những tiến bộ đáng kể về hợp tác trong khuôn khổ của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20). Mỹ đã chứng tỏ sự linh hoạt khi cho phép Trung Quốc đóng vai trò lớn hơn, trong khi Trung Quốc tôn trọng vị thế của Mỹ trên trường quốc tế.
Kịch bản thứ hai là chia tách nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc, trong đó mỗi bên xây dựng hệ thống của riêng mình nhưng rốt cuộc lại đụng độ nhau và bước vào một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Cái giá cho sự chia tách này sẽ là rất lớn và đây không phải là lựa chọn thực tế cho cả Trung Quốc và Mỹ.
Để tránh phải chia tách, đối đầu hay một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, điều quan trọng nhất đối với cả hai cường quốc này là phải tiến hành tiếp xúc, đối thoại hiệu quả nhằm xây dựng lòng tin chiến lược và giảm tình trạng thâm hụt thương mại hiện nay.
Bất chấp căng thẳng, thặng dư thương mại Trung Quốc - Mỹ cao kỷ lục Xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng ngoài dự đoán và thặng dư thương mại với Mỹ đạt mức cao kỷ lục trong tháng 6/2018, ... |
Mỹ sẵn sàng leo thang, Trung Quốc không ngại trả đũa Tổng thống Donald Trump từng xác nhận, ông sẵn sàng leo thang mạnh trong cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất ... |
Chiến tranh thương mại: Mỹ sẽ mất gì, Trung Quốc sẽ được gì? Mỹ và Trung Quốc đã bước vào “lượt chơi” dạo đầu của cuộc chiến thương mại. Câu hỏi “Ai là người thắng, kẻ thua” trong ... |