Lý do khiến Indonesia chuyển thủ đô, vùng đất mới có gì đặc biệt?

Quang Đào
TGVN. Ô nhiễm môi trường, dân số quá đông, thành phố Jakarta đang dần chìm xuống biển... là những lý do khiến Indonesia quyết định chuyển thủ đô.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tat tan tat ly do vi sao indonesia chuyen thu do Indonesia dỡ bỏ hạn chế quyền truy cập vào các mạng xã hội
tat tan tat ly do vi sao indonesia chuyen thu do Indonesia: Căng thẳng lại gia tăng trước thềm công bố kết quả bầu cử tổng thống
tat tan tat ly do vi sao indonesia chuyen thu do
Chính phủ Indonesia mong rằng việc chuyển thủ đô sẽ giảm tình trạng ách tắc giao thông tại Jakarta. (Nguồn: Alamy Stock Photo)

Chuyện gì đang xảy ra ở Indonesia?

Ngày 26/8, Tổng thống Indonesia Joko Widodo thông báo thủ đô mới của nước này sẽ được chuyển từ Jakarta trên đảo Java hiện nay đến tỉnh Kalimantan trên đảo Borneo. Tại một buổi họp báo, ông Widodo cho biết chính phủ nước này đã thực hiện các cuộc nghiên cứu khoa học chuyên sâu trong suốt ba năm qua và tìm được "địa điểm lý tưởng nhất" để đặt thủ đô mới của Indonesia là một khu vực thuộc các vùng Bắc Penajam Paser và Kutai Kartanegara của tỉnh Đông Kalimantan.

Kế hoạch đổi thủ đô đã được nhiều tổng thống trước đây của Indonesia đề xuất nhưng chưa thành công. Tổng thống Widodo cũng cho biết chính phủ sẽ chuẩn bị một dự luật và trình lên Hạ viện nước này để xem xét. Nếu được phê duyệt, việc xây dựng thủ đô mới sẽ bắt đầu vào năm sau.

Thủ đô mới nằm ở đâu?

Indonesia sẽ chuyển toàn bộ bộ máy chính phủ và các cơ quan nhà nước sang một thành phố mới tại Kalimantan, cách Jakarta khoảng 1.000km. Tuy rằng chuyển thủ đô, nhưng Jakarta vẫn sẽ là trung tâm thương mại và tài chính của quốc gia. Dự kiến, phần lớn trong số gần 10 triệu cư dân vẫn sẽ ở lại Jakarta.

tat tan tat ly do vi sao indonesia chuyen thu do
Tỉnh Kalimantan trên đảo Borneo. Một phần của hòn đảo này thuộc lãnh thổ của Malaysia và Brunei.

Tỉnh Kalimantan là phần thuộc sở hữu của Indonesia trên hòn đảo Borneo. Hòn đảo này còn thuộc lãnh thổ của Malaysia và Brunei. Hiện khu vực này còn khá hoang sơ, và Indonesia phải bỏ khá nhiều thời gian và tiền bạc ra để đô thị hoá chúng.

Theo nhà lãnh đạo Indonesia, kế hoạch di dời thủ đô khỏi Jakarta sẽ tiêu tốn 466.000 tỷ rupiah (32,79 tỷ USD), trong đó chính phủ sẽ cấp 19% số kinh phí, số còn lại do các đối tác trong khu vực công và tư nhân đầu tư.

Nếu Quốc hội Indonesia sớm phê duyệt kế hoạch, việc xây dựng thủ đô mới sẽ được diễn ra trên một khoảng đất rộng 40.000 ha. Chính phủ nước này dự kiến sẽ bắt đầu di chuyển một số cơ quan sang thủ đô mới vào khoảng năm 2024.

Lý do chuyển thủ đô

Từng là cố đô của vương quốc Sunda thời trung cổ, sau đó là thành phố cảng Batavia trong thời thực dân Hà Lan, rồi trở thành thủ đô vào thập niên 1940 khi Indonesia tuyên bố độc lập, hiện tại, Jakarta là thành phố lớn nhất ở Indonesia với dân số 9,6 triệu người, song vùng đô thị Jakarta có dân số gần 30 triệu người.

Theo Tổng thống Joko Widodo, mục đích chính của việc chuyển thủ đô là để giảm tải dân số tại thành phố Jakarta và toàn bộ khu vực đảo Java, đồng thời làm cân bằng mức độ phát triển kinh tế trên toàn bộ lãnh thổ Indonesia. Java hiện là nơi ở của 60% dân và chiếm hơn một nửa hoạt động kinh tế của quốc đảo này.

tat tan tat ly do vi sao indonesia chuyen thu do
Ô nhiễm không khí trầm trọng tại Jakarta. (Nguồn: Getty)

Trong khi đó, xét về diện tích, Kalimantan rộng gấp 4 lần Jakarta, nhưng GDP khu vực này chỉ chiếm ít hơn 1/10 tổng GDP của Indonesia. Ngoài ra, về mặt địa lý, Kalimantan nằm ở vị trí gần trung tâm của 17.000 hòn đảo tạo nên đất nước Indonesia.

Ngoài ra, Jakarta cũng đang phải vật lộn với ô nhiễm môi trường. Chất lượng không khí trong thành phố đã sụt giảm trong vài tháng qua, thậm chí còn tồi tệ hơn các thành phố ô nhiễm “có tiếng” trên thế giới như New Delhi (Ấn Độ) và Bắc Kinh (Trung Quốc).

Do địa thế thấp, thủ đô lớn hàng đầu thế giới này đang dần bị nước biển nhấn chìm, trung bình 18 cm mỗi năm. Hệ thống lọc nước cũng đang bị quá tải, đa số người dân phải lấy nước ngầm từ các giếng nông, gây ảnh hưởng tới chất lượng đất và đường xá.

Tình trạng ách tắc giao thông thường xuyên xảy ra tại Jakarta, ước tính mỗi năm gây thiệt hại kinh tế tới 7,04 tỷ USD.

Những lo lắng của người dân

Tỉnh Kalimantan là nơi có các hoạt động khai thác mỏ lớn và có diện tích rừng mưa nhiệt đới lớn. Khu rừng này là nơi sinh sống của loài đười ươi đang nằm trong sách đỏ.

Chính phủ nói rằng thành phố mới sẽ được xây dựng trên khu đất do nhà nước quản lý, gần các trung tâm đô thị Balikpapan và Samarinda, đồng thời khẳng định sẽ không gây hại tới môi trường thiên nhiên xung quanh. Bộ trưởng Kế hoạch Bambang Brodjonegoro nói rằng chính phủ sẽ không gây hại tới bất kỳ khu rừng nào, thay vào đó sẽ phục hồi chúng.

Nhưng có những lo ngại rằng số lượng người sống trên đảo ngày càng tăng sẽ có những tác động nghiêm trọng tới môi trường bao gồm cả môi trường sống của rừng mưa nhiệt đới. Các nhà môi trường cảnh báo rằng việc di dời cần phải được xử lý cẩn thận hoặc nó sẽ dẫn đến việc để lại một khu vực bị thiệt hại về mặt sinh thái, chỉ để tạo ra một khu vực khác.

Việc chuyển thủ đô có phải bất thường?

Việc chuyển đổi thủ đô cũng có chút bất thường, nhưng không phải là chưa từng xảy ra. Một số ví dụ trong thời hiện đại gồm có, Naypyidaw thay thế Yangon trở thành thủ đô của Myanmar (2005), Brasilia thay Rio de Janeiro để trở thành thủ đô của Brazil (năm 1960). Năm 1911, Australia cũng lên kế hoạch xây dựng một thành phố mới mang tên Canberra để làm thủ đô.

tat tan tat ly do vi sao indonesia chuyen thu do Tổng thống Indonesia công bố địa điểm đặt thủ đô mới

TGVN. Ngày 26/8, Tổng thống Indonesia Joko Widodo thông báo, thủ đô mới của nước này sẽ được chuyển từ Jakarta trên đảo Java hiện nay ...

tat tan tat ly do vi sao indonesia chuyen thu do Jakarta đang chìm dần, Tổng thống Indonesia đề xuất chuyển thủ đô

TGVN. Ngày 16/8, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã chính thức đề xuất lên Quốc hội kế hoạch chuyển thủ đô từ Jakarta trên đảo Java ...

tat tan tat ly do vi sao indonesia chuyen thu do Chuyên viên trong đàm phán Mỹ - Triều được chỉ định làm Đại sứ Mỹ tại Indonesia

TGVN. Ngày 10/7 (giờ địa phương), Nhà Trắng cho biết, Mỹ đã chỉ định ông Sung Kim, Đại sứ nước này tại Philippines, làm Đại ...

Xem nhiều

Đọc thêm

'Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình'

'Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình'

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 22/11, Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Italy... đều được cập ...
Diễn viên Midu nền nã, thanh lịch trong tà áo dài

Diễn viên Midu nền nã, thanh lịch trong tà áo dài

Diễn viên Midu, Hoa hậu Đỗ Thị Hà xinh đẹp, ngọt ngào trong tà áo dài, người đẹp Lý Nhã Kỳ ngày càng gợi cảm.
Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Theo Đại sứ Đỗ Hoàng Long, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev diễn ra khi Việt Nam-Bulgaria có nhiều bước phát triển quan trọng
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Gặp gỡ hữu nghị kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ

Gặp gỡ hữu nghị kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ

Quan hệ giao lưu nhân dân Việt Nam-Mông Cổ đã phát triển qua nhiều thập kỷ, trở thành nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị giữa hai nước.
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Không quân Ukraine xác nhận, Nga phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa từ vùng Astrakhan ở miền Nam nước này trong đợt tấn công vào sáng 21/11.
Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép xảy ra việc tấn công hạt nhân đối kháng khi Washington bảo toàn được một phần kho vũ khí của mình để ngăn chặn đối thủ tiềm tàng.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động