Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (kỳ cuối):

Mặc cho Mỹ ra sức ve vãn, Ấn Độ vẫn tỏ ra 'kén chọn'

TGVN. Mỹ và Ấn Độ đều có nhu cầu kiềm chế sự phát triển nhanh chóng Trung Quốc, nhưng liệu Ấn Độ âm thầm bắt tay Mỹ để bài xích nước này thông qua chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương? 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
mac cho my ra suc ve van an do van to ra ken chon Trong khi Ấn Độ vẫn hoài nghi, Mỹ tìm mọi cách lôi kéo
mac cho my ra suc ve van an do van to ra ken chon Ấn Độ - Mỹ 'hội tụ ngày càng tăng' ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
mac cho my ra suc ve van an do van to ra ken chon
Liệu Ấn Độ có "hùa" theo Mỹ để bài xích chống lại Trung Quốc?

Động lực chung, toan tính riêng

Mỹ tìm cách tận dụng chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để bòn rút giá trị chiến lược của Ấn Độ, còn Ấn Độ sử dụng phương đối đẳng, có những phản ứng tích cực đối với việc Mỹ thể hiện sự hữu nghị.

Tháng 4/2019, Bộ Ngoại giao Ấn Độ thành lập Vụ Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Cùng đó, quân đội Mỹ đổi tên Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương thành Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Sự thay đổi của cả Ấn Độ và Mỹ đều cho thấy những bố trí mang tính cơ chế nhằm vào chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Thủ tướng Modi cam kết sẽ nỗ lực thiết lập quan hệ tích cực với Mỹ, quan hệ Mỹ-Ấn sẽ có tương lai sáng sủa. Từ tình hình đọ sức nước lớn hiện nay có thể thấy sự quyết đoán trong chiến lược đối ngoại của Ấn Độ đã tăng lên đáng kể, tham gia sâu hơn vào chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có lợi nhiều hơn cho nước này.

Việc Mỹ công bố báo cáo chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cho thấy chiến lược này sớm được cụ thể hóa và đi vào thực chất, nâng cao hơn nữa địa vị và vai trò của Ấn Độ trong cục diện an ninh khu vực, phù hợp với mục tiêu xây dựng Ấn Độ mới của chính quyền Modi.

Hai bên đều có động lực tăng cường hợp tác nhiều hơn trong khuôn khổ chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, có thể thúc đẩy quan hệ song phương và hợp tác ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tăng lên, tiếp đến tạo ra những biến số mới cho tình hình khu vực và quan hệ nước lớn.

Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy Mỹ và Ấn Độ đều có toan tính riêng, việc hai nước càng thúc đẩy hợp tác ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, thì càng phải đối diện với nhiều sự ràng buộc, triển vọng càng khó xác xác định hơn.

Sự tham gia có lựa chọn

Hiện nay, Mỹ và Ấn Độ đều tỏ ra lo lắng trước sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc, đều có nhu cầu kiềm chế Trung Quốc. Nội hàm “phản đối Trung Quốc” trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã đáp ứng được nhu cầu khó có thể nói ra của Ấn Độ, nhưng nhận thức và chính sách của hai bên đối với Trung Quốc lại khác nhau tương đối nhiều.

Phía Mỹ cho rằng, chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là bảo đảm các đồng minh trong khu vực nhận thức được những rủi ro từ sự trỗi dậy của Trung Quốc, khiến tất cả các nước thành viên trong khu vực cùng đối phó với Trung Quốc.

Ấn Độ lại luôn kiên trì nguyên tắc tự chủ chiến lược và sách lược cân bằng nước lớn, xử lý thận trọng sự cân bằng tế nhị giữa hợp tác và đối đầu trong quan hệ nước lớn, giữ thái độ mang tính lựa chọn đối với chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, tránh kích động Trung Quốc.

Tuy nhiên, Ấn Độ không tham gia hoàn toàn vào chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, mà là có lựa chọn, tìm kiếm lợi ích trong cuộc đọ sức giữa Trung Quốc và Mỹ, độc lập tự chủ trước sức ép của Mỹ. Sau này, việc Ấn Độ tham gia nhiều hơn vào hợp tác ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hay không, được quyết định bởi định hướng lợi ích quốc gia của nước này.

Điều đó có nghĩa, Ấn Độ không thể hoàn toàn hùa theo Mỹ để gây sức ép với Trung Quốc, sẽ không trực tiếp đứng ở tuyến đầu kiềm chế Trung Quốc. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, Ấn Độ sẽ triển khai các hành động dựa vào chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để bài xích ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực Nam Á.

mac cho my ra suc ve van an do van to ra ken chon
Thủ tướng Narendra Modi phản đối Mỹ xây dựng chiến lược "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương" thành nhóm khép kín. (Nguồn: Japan Times)

Đề phòng và thận trọng

Thủ tướng Modi phát biểu tại Đối thoại Shangri-La vào tháng 6/2018, đã phản đối việc Mỹ xây dựng chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương thành nhóm khép kín. Ấn Độ muốn xây dựng khuôn khổ an ninh khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bao dung, cởi mở, phản đối Mỹ dựa vào chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để xây dựng liên minh đối đầu.

Điều này cho thấy, Ấn Độ đã có sự đề phòng đối với tham vọng mới của Mỹ xây dựng liên minh quân sự kiềm chế Trung Quốc. Dự đoán cho dù hợp tác Mỹ-Ấn ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có đi đến đâu, thì Ấn Độ cũng không gắn sự an nguy của quốc gia vào khu vực này.

Vì vậy, Ấn Độ giữ thái độ thận trọng, nói ít làm nhiều đối với chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, thực hiện sách lược hợp tác có tính lựa chọn, về bản chất là dựa vào chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để thực hiện chiến lược của Ấn Độ.

Về phía Mỹ, nước này xem khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là khu vực tự do và cởi mở, nhưng trên thực tế sẽ bài xích Trung Quốc, trong điều kiện không có sự tham gia của Trung Quốc, cái gọi là “tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” sẽ không thể thực hiện.

Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ luôn có ý đồ không tốt, thể hiện tính đối đầu, liên tục buộc các nước có liên quan phải lựa chọn đứng về một bên, làm tổn hại sự tự chủ chính sách và lợi ích từ sự hợp tác của các nước với Trung Quốc. Ấn Độ luôn cảnh giác đối với việc Mỹ xây dựng liên minh đối đầu bằng tư duy Chiến tranh Lạnh.

Gần đây, trong các diễn đàn quan trọng, Ấn Độ đều không có phản ứng trực tiếp nào, mà đặt trọng tâm vào quan hệ song phương và các vấn đề hợp tác thiết thực, tuyên bố với bên ngoài nước này sẽ không chủ động đề cập chiến lược lược này.

Rõ ràng, Ấn Độ muốn làm phai nhạt mối liên hệ giữa chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương với Ấn Độ, nhằm tránh để lại ấn tượng tham gia liên minh kiềm chế Trung Quốc với bên ngoài, giới hạn không gian lựa chọn chiến lược của mình.

Trái lại, biện pháp linh hoạt của Ấn Độ rất có thể bị Mỹ coi là lựa chọn chiến lược, có nguy cơ làm tăng mâu thuẫn giữa hai bên. Mỹ vừa lôi kéo vừa gây sức ép với Ấn Độ, mâu thuẫn của hai bên sẽ tác động đến chiều rộng và chiều sâu của hợp tác ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Những năm gần đây, tuy quan hệ Mỹ-Ấn phát triển nhanh chóng, nhưng điểm chung về chiến lược và lợi ích không có nghĩa là hai bên luôn có thể đồng tâm hiệp lực, hợp tác chặt chẽ với nhau.

Điều quan trọng hơn là ông Modi vẫn thiếu sự tin tưởng đối với Mỹ, chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đối diện với vấn đề thực tế - khó hình thành sự hợp tác.

mac cho my ra suc ve van an do van to ra ken chon Hướng tới một khu vực hoà bình, thịnh vượng và bao trùm

Ngày 20/03, tại Jakarta, Indonesia đã diễn ra “Đối thoại cấp cao về Hợp tác ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Hướng tới ...

mac cho my ra suc ve van an do van to ra ken chon Ấn Độ và tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Tầm nhìn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là sự phát triển và tích hợp từ các chủ trương Láng giềng trên hết, sáng ...

mac cho my ra suc ve van an do van to ra ken chon Mỹ khẳng định Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vẫn là khu vực ưu tiên

Ngày 2/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cho biết nước này sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc dựa trên một mối quan ...

(theo xinghuozk.com)

Xem nhiều

Đọc thêm

Hòa Bình tạo sức hút từ bốn khâu đột phá chiến lược

Hòa Bình tạo sức hút từ bốn khâu đột phá chiến lược

Với quyết tâm xây dựng quê hương, hơn nửa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Hòa Bình đã đạt những kết quả khả quan và toàn ...
Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Phát biểu tại Hội nghị ICAPP 12, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, chìa khóa để giải quyết hòa bình các bất đồng, xung đột là thông qua đối thoại...
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện vừa thiết lập sẽ mở ra một kỷ nguyên phát triển mới trong quan hệ ...
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Phó đặc phái viên LHQ Najat Rochdi cho biết 2024 'sẽ là năm đẫm máu nhất' tại Syria trong vòng 4 năm qua.
Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso ngày 21/11 đã phong tỏa 'tài sản và nguồn lực' của hơn 100 người, trong đó có cựu Tổng thống Paul-Henri Sandaogo Damiba.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Ông Olaf Scholz một lần nữa là ứng cử viên của SPD cho chức Thủ tướng Đức trong cuộc bầu cử sớm dự kiến diễn ra vào ngày 23/2/2025.
Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Hơn 1 tuần sau khi được đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu hạ nghị sĩ Matt Gaetz - đồng minh thân cận của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu phía sau.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Phiên bản di động