Macedonia và hành trình đổi tên nước

Với 85% số phiếu được kiểm, Ủy ban Bầu cử Nhà nước Macedonia ngày 30/9 cho biết đã có 91,3% số người tham gia ủng hộ việc đổi tên nước thành “Cộng hòa Bắc Macedonia”. Song chỉ 36% cử tri tham gia bỏ phiếu, thấp hơn ngưỡng 50% tối thiểu để kết quả trưng cầu ý dân này có hiệu lực hợp pháp.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
macedonia hanh trinh doi ten nuoc
Cộng hòa Macedonia trước quyết định đổi tên thành 'Cộng hòa Bắc Macedonia'.

Mâu thuẫn tên gọi

Khi Nam Tư tan rã năm 1991, một trong những phần tách ra độc lập là Cộng hòa Macedonia. Nhưng người láng giềng phía Nam - Hy Lạp có một tỉnh miền Bắc trùng tên “Macedonia”, lo ngại Cộng hòa Macedonia sẽ yêu sách liên quan tới chủ quyền lãnh thổ của mình.

Vấn đề này luôn nóng với một hậu quả rất thực tế đối với Macedonia: Nước này không thể gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hay Liên minh châu Âu (EU) do bị Hy Lạp phản đối. Macedonia gia nhập Liên hợp quốc với tư cách Cộng hòa Macedonia cũ của Nam Tư cũng vì sự phản đối của Hy Lạp.

Vùng Macedonia của Hy Lạp, nơi được coi là cái nôi của Macedonia cổ đại do Alexander Đại đế cai trị, có thành phố lớn thứ hai đất nước là Thessaloniki sau Athens và sở hữu khu khảo cổ Philippi, nơi in đậm dấu chân của Thánh Paul - người sáng lập nhà thờ Kito giáo đầu tiên trên lục địa châu Âu những năm 49-50 sau Công nguyên - được UNESCO công nhận danh hiệu Di sản Thế giới.

Người Hy Lạp quan niệm, cái tên “Cộng hòa Macedonia” ngụ ý tuyên bố cho toàn bộ khu vực địa lý của Macedonia, trong đó hơn một nửa là một phần lãnh thổ Hy Lạp. Nhiều người Hy Lạp có tư tưởng rằng những người theo chủ nghĩa dân tộc Macedonia gốc Slav đã chiếm đoạt di sản Macedonia cổ đại này.

Tờ Aljazeera bình luận, Hy Lạp luôn lo ngại sự trùng hợp này có thể dẫn tới việc vùng Macedonia có nguy cơ bị rơi vào “yêu sách chủ quyền” của nước láng giềng, vì thế gần 30 năm qua, Athens vẫn luôn “veto” khiến Skopje chưa thể gia nhập EU và NATO như mong muốn.

Nhìn lại lịch sử, khi chính thức được Liên hợp quốc kết nạp vào năm 1993, khối này chấp nhận Macedonia sử dụng tên gọi Cộng hòa Nam Tư cũ Macedonia, nhưng nước này khẳng định đây chỉ là tên gọi tạm thời.

Thêm vào đó, Điều 3 và Điều 49 Hiến pháp Macedonia trước khi được sửa đổi theo yêu cầu của phía Hy Lạp còn nêu rằng, biên giới Skopje có thể thay đổi để phù hợp với Hiến pháp và Macedonia sẽ bảo vệ vị thế và quyền của người thuộc dân tộc Macedonia ở các nước láng giềng...

Đặc biệt, quan điểm của hai nước về tên gọi Cộng hòa Macedonia đặc biệt trở nên gay gắt khi Đảng Dân chủ của Macedonia phát động chiến dịch “cổ đại hóa” khi lên nắm quyền tại Skopje năm 2006. Dưới thời Thủ tướng Nikola Gruevski, thủ phủ của Cộng hòa Macedonia được trang trí theo phong cách tân cổ điển với đài phun nước có bức tượng khổng lồ Alexander Đại đế, được đặt giữa quảng trường trung tâm. Điều đó càng khiến Hy Lạp lo ngại.

Macedonia là một quốc gia nhỏ, diện tích gần 26.713km2, nằm ở Đông Nam châu Âu, có thủ đô là Skopje và dân số chỉ khoảng 2 triệu người. Macedonia tuyên bố độc lập ngày 8/9/1991 sau khi tách khỏi Liên bang Nam Tư. Phía Đông, Tây, Nam, Bắc lần lượt giáp Bulgaria, Albania, Hy Lạp, Serbia và Kosovo.

Hy Lạp đã tranh cãi với đất nước này về tên nước vì tên gọi này trùng với một tỉnh của Hy Lạp có thể gây hiểu nhầm về chủ quyền. Hy Lạp có diện tích xấp xỉ 132.000 km2, gấp hơn 5 lần so với diện tích của Macedonia; GDP bình quân đầu người của nước này cũng luôn gấp ít nhất hai lần Macedonia.

Tuy nhiên, người Macedonia gốc Slav cũng có những than phiền chính đáng. Họ cho rằng họ có quyền tự quyết định và lựa chọn tên gọi cho quốc gia mình.

Thực tế, Hy Lạp không phản đối Macedonia khi nước này còn thuộc Nam Tư, cũng không thực sự phản đối ngôn ngữ Slav Macedonia sau Thế chiến II cũng như sự công nhận nước này trong hệ thống liên bang. Chỉ sau khi Macedonia trở thành một quốc gia độc lập, Athens mới coi đây là một mối đe dọa của quốc gia.

Athens lo ngại sự trùng hợp về tên gọi có thể dẫn đến tranh chấp về lãnh thổ với Skopje. Tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Bucharest, Romania năm 2008, Hy Lạp đã bỏ phiếu phủ quyết đơn xin gia nhập NATO của Macedonia, đồng thời yêu cầu giải quyết tranh cãi này trước.

Nhà khảo cổ học Stephen Miller thuộc Đại học California, cho rằng điều gì đã là lịch sử thì không thể thay đổi. Vùng đất phía Bắc của Hy Lạp được gọi là Macedonia từ khoảng 3.000 năm trước, còn đất nước Macedonia bây giờ thực chất là vương quốc Paionia, được cha của Alexander Đại đế chinh phạt và hợp nhất vào Hy Lạp cổ. Đến thời Alexander Đại đế, người của Paionia lại giúp Đại đế tấn công Ba Tư và có được phần lãnh thổ Hy Lạp cổ với ranh giới đến tận Ấn Độ ngày nay.

Hồi đầu năm, tháng 2/2018, hơn 140.000 người Hy Lạp đã diễu hành đến Quốc hội tại Athens để biểu thị “Macedonia là Hy Lạp”. Họ cho rằng, quốc gia của họ là vùng đất của những vị thần và rất tôn sùng Alexander Đại đế, chính vì vậy không có cớ gì mà quốc gia láng giềng lại lấy tên gọi là Macedonia mà không phải là một cái tên khác. Do giáp với 5 nước nên người dân Skopje hiện nay chủ yếu là người Slav hoặc Albania, số người thuộc tộc Macedonia chiếm rất ít.

Thỏa thuận lịch sử

Sự bế tắc 27 năm đã có cơ hội được khai thông khi hai nước đi đến một thỏa thuận ngày 12/6/2018. Theo đó, Macedonia sẽ đổi tên thành Cộng hòa Bắc Macedonia; Hy Lạp sẽ chấm dứt phản đối nước láng giềng phía Bắc gia nhập EU và NATO.

Theo AFP, sau khi thỏa thuận với người đồng cấp Hy Lạp, Thủ tướng Macedonia Zoran Zaev đã họp báo tuyên bố: “Chúng tôi đã đạt được một thỏa thuận lịch sử”. Còn Thủ tướng Alexis Tsipras cũng lên truyền hình phát biểu: “Chúng tôi đã đạt được một thỏa thuận đáp ứng mọi điều kiện do Hy Lạp đặt ra”.

macedonia hanh trinh doi ten nuoc
Những người biểu tình tập trung tại quảng trường Syntagma, đối diện tòa nhà Quốc hội Hy Lạp trong một cuộc biểu tình ở Athens vào ngày 4/2. (Nguồn: AP)

Ngày 17/6/2018, tại khu vực Prespes, biên giới giữa Hy Lạp và Macedonia, Ngoại trưởng hai nước là Nikos Kotzias và Nikola Dimitrov đã ký kết thỏa thuận lịch sử giữa hai bên về việc đổi tên Macedonia từ Cộng hòa Nam Tư cũ Macedonia thành Cộng hòa Bắc Macedonia, trước sự chứng kiến của Thủ tướng hai bên và một số quan chức cấp cao Liên hợp quốc và EU.

Bà Anatasia Karakasidou, giáo sư nhân chủng học tại Đại học Wellesley cho rằng việc Cộng hòa Macedonia đổi tên gọi đất nước thể hiện sự thiện chí của nước này đối với người dân và đất nước Hy Lạp. Bà nói: “Tên gọi mới vừa khác biệt, lại vừa không khác biệt. Về logic, mọi thứ cần rõ ràng trên giấy tờ và tên gọi mới này không khác mấy so với tên gọi cũ. Nhưng về mặt tình cảm, người Hy Lạp sẽ có cách nhìn hoàn toàn khác”. Thực tế, các nhà ngoại giao cũng thể hiện sự lúng túng về tên gọi khi đề cập tới hai nước này. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg từng chia sẻ, ông đã gọi đây là thỏa thuận giữa Athens và Skopje để tránh “động chạm”.

Ông Stoltenberg nói: “Thỏa thuận lịch sử giữa Athens và Skopje là minh chứng cho nhiều năm ngoại giao và sự cởi mở của hai nhà lãnh đạo giúp giải quyết tranh chấp đã ảnh hưởng đến khu vực quá lâu. Điều này sẽ đặt Skopje trên con đường trở thành thành viên NATO. Và nó sẽ giúp củng cố hòa bình và ổn định trên khắp vùng Balkan và phương Tây rộng lớn hơn”.

Khó khăn vẫn còn

Tiến trình này được dự báo khá khó khăn khi thỏa thuận vấp phải sự phản đối kịch liệt của phái cứng rắn ở cả hai nước do bên nào cũng cho rằng thỏa thuận là một sự nhượng bộ quá mức với phía bên kia.

Chỉ một ngày sau thỏa thuận lịch sử, Tổng thống Macedonia Gjorge Ivanov đã tuyên bố sẽ không ký thông qua thỏa thuận này do nó vi phạm Hiến pháp và pháp luật, theo Houston Chronicle. Và ngay trong tối 13/6, có 1.500 người biểu tình hòa bình bên ngoài trụ sở Quốc hội Macedonia nhằm phản đối thỏa thuận.

Năm 1989, Miến Điện đã đổi tên thành Myanmar và Rangoon - thủ đô khi đó của nước này được đổi tên thành Yangon. Còn Zaire năm 1997 đã đổi tên thành Cộng hòa Dân chủ Congo dù đã có một quốc gia láng giềng mang tên là Cộng hòa Congo. Ngoài ra, Cộng hòa Czech hồi năm 2016 đã tỏ ý muốn đổi tên thành Czechia nhưng đến nay vẫn chưa được thông qua.

Trong khi đó, thỏa thuận này cũng vấp phải sự phản đối của truyền thông, các đảng đối lập và theo chủ nghĩa dân túy tại Hy Lạp. Đảng Dân chủ mới theo đường lối trung tả - đảng đối lập chính ở Hy Lạp cho biết có thể sẽ đề nghị tiến hành một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với chính quyền của Thủ tướng Alexis Tsipras. Theo lãnh đạo đảng Dân chủ mới Kyriakos Mitsotakis, thỏa thuận này có vấn đề lớn bởi đa số người dân Hy Lạp đều phản đối điều này và Thủ tướng Tsipras không đủ quyền để ký kết...

Một thông tin nữa vừa buồn, vừa vui đối với Macedonia khi có tới 91,3% số người tham gia trong số 85% số phiếu được kiểm, ủng hộ việc đổi tên nước thành Cộng hòa Bắc Macedonia trong cuộc trưng cầu ý dân ngày 30/9 mới đây, song chỉ 36% cử tri tham gia bỏ phiếu, thấp hơn ngưỡng 50% tối thiểu để kết quả trưng cầu ý dân này có hiệu lực hợp pháp.

Mặc dù vậy, theo Guardian, Thủ tướng Macedonia Zaev vẫn tuyên bố chính phủ của ông sẽ tìm cách thúc đẩy cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội để thông qua kết quả cuộc trưng cầu ý dân lần này và hối thúc các nghị sĩ ủng hộ.

Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Hy Lạp cũng khẳng định Athens “vẫn duy trì cam kết với Hiệp định Prespes”. Còn EU kêu gọi các bên tôn trọng kết quả cuộc trưng cầu dân ý. Trong khi đó, Tổng thư ký NATO Stoltenberg ca ngợi sự ủng hộ rộng rãi để Macedonia đổi tên nước trong cuộc trưng cầu dân ý nêu trên. Trên trang Twitter, ông viết: “Tôi kêu gọi mọi nhà lãnh đạo chính trị và mọi đảng phái tham gia một cách có trách nhiệm và mang tính xây dựng để nắm bắt được cơ hội lịch sử này. Cánh cửa của NATO đang mở”.

Được biết, nếu được Quốc hội thông qua, Skopje sẽ tiến hành sửa đổi Hiến pháp với tên gọi là Cộng hòa Bắc Macedonia vào cuối năm nay, đồng thời chỉnh lý sách giáo khoa lịch sử. Theo đó, câu chuyện dài gần ba thập kỷ liên quan tới lãnh thổ và danh dự của những hậu duệ của Alexander Đại đế sẽ có một cái kết viên mãn, mở đường cho “Cộng hòa Bắc Macedonia” gia nhập EU và NATO.

macedonia hanh trinh doi ten nuoc Nga cảnh báo về "hậu quả" nếu Macedonia gia nhập NATO

Đại diện thường trực của Nga tại Liên minh châu Âu (EU) Vladimir Chizhov đã bày tỏ hy vọng rằng việc giải quyết bất đồng ...

macedonia hanh trinh doi ten nuoc Hy Lạp và Macedonia ký thỏa thuận lịch sử đổi tên nước

Ngoại trưởng Hy Lạp Nikos Kotzias và Ngoại trưởng Macedonia Nikola Dimitrov ngày 17/6 đã ký thỏa thuận lịch sử giữa hai nước về việc ...

macedonia hanh trinh doi ten nuoc ​Thỏa thuận đổi tên nước gây mâu thuẫn tại cả Macedonia và Hy Lạp

Một ngày sau khi hai thủ tướng Macedonia và Hy Lạp thông báo đạt thỏa thuận lịch sử về việc đổi tên đất nước nhỏ ...

Hoàng Minh

Xem nhiều

Đọc thêm

Đất hiếm khuấy động thị trường, lý do đến từ Myanmar

Đất hiếm khuấy động thị trường, lý do đến từ Myanmar

Giá đất hiếm đã trở lại thành tâm điểm của thị trường khi bất ngờ tăng vọt từ đầu tháng 11/2024.
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả'

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả'

Báo TG&VN giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: 'Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 6/11 và sáng 7/11: Lịch thi đấu Champions League - Inter vs Arsenal; AFC Champions League 2 - Nam Định vs Tampines Rovers

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 6/11 và sáng 7/11: Lịch thi đấu Champions League - Inter vs Arsenal; AFC Champions League 2 - Nam Định vs Tampines Rovers

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 6/11 và sáng 7/11: Lịch thi đấu Champions League - Inter vs Arsenal; Europa League - Besiktas vs Malmo FF...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 6/11/2024: Song Tử sự nghiệp phát triển

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 6/11/2024: Song Tử sự nghiệp phát triển

Tử vi hôm nay 6/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump và bà Harris đều đánh vào ‘điểm ảnh’ của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump và bà Harris đều đánh vào ‘điểm ảnh’ của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng

Nếu nền kinh tế hạ cánh mềm, sao người dân lại cảm thấy khó khăn đến thế? Ông Donald Trump hay bà Kamala Harris, ai sẽ thắng trong bầu cử ...
Cập nhật bảng giá xe hãng Nissan mới nhất tháng 11/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Nissan mới nhất tháng 11/2024

Bảng giá xe hãng Nissan của các dòng như Almera 2021, Almera 2022, Kicks 2022, Navara 2021, Navara 2022 và Navara 2024 sẽ được cập nhật chi tiết trong bài ...
Tình hình Trung Đông: 'Pháo đài bay' của Mỹ làm Iran 'nóng mặt', Hamas lại khiến Washington thất vọng

Tình hình Trung Đông: 'Pháo đài bay' của Mỹ làm Iran 'nóng mặt', Hamas lại khiến Washington thất vọng

Mỹ điều động một nhóm máy bay B-52 tới Trung Đông nhằm hỗ trợ Israel trước nguy cơ bị tấn công trả đũa từ Iran.
Ukraine tỏ thành ý đàm phán với Nga một vấn đề, bất ngờ đón khách mang theo 'gói quà quý' khi mùa Đông đến gần

Ukraine tỏ thành ý đàm phán với Nga một vấn đề, bất ngờ đón khách mang theo 'gói quà quý' khi mùa Đông đến gần

Hiện tại Ukraine đang phải đối mặt với nguy cơ mất điện chiếu sáng và nhiệt sưởi vào mùa Đông do các cơ sở hạ tầng năng lượng bị Nga tấn công.
Jordan khẩn thiết kêu gọi Israel chấm dứt động thái quân sự

Jordan khẩn thiết kêu gọi Israel chấm dứt động thái quân sự

Quốc vương Jordan kêu gọi cộng đồng quốc tế bác bỏ các biện pháp leo thang của Israel nhằm cấm UNRWA hoạt động.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Tỷ số cân não trước trận đấu cuối cùng, đại gia Elon Musk rộng đường vung tiền cho ông Trump

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Tỷ số cân não trước trận đấu cuối cùng, đại gia Elon Musk rộng đường vung tiền cho ông Trump

Cả 3 mô hình dự báo kết quả Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đều cho thấy cuộc đua sẽ rất sít sao và gần như không thể nói trước ai sẽ giành chiến thắng.
Chính trị gia đối lập hàng đầu Mozambique bị ám sát hụt ở Nam Phi

Chính trị gia đối lập hàng đầu Mozambique bị ám sát hụt ở Nam Phi

Chính trị gia Mozambique Venancio Mondlane tuyên bố thoát khỏi một vụ ám sát bất thành ở Nam Phi.
Sáu tiếng trước bầu cử Tổng thống Mỹ, Triều Tiên phóng hàng loạt tên lửa, tuyên bố nguyên nhân phải tăng cường hạt nhân

Sáu tiếng trước bầu cử Tổng thống Mỹ, Triều Tiên phóng hàng loạt tên lửa, tuyên bố nguyên nhân phải tăng cường hạt nhân

Rạng sáng 5/11, Triều Tiên đã phóng tên lửa đạn đạo về phía vùng biển phía Đông, vài tiếng trước khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ chính thức bắt đầu.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động