Một phiên họp của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. (Nguồn: UNHCR) |
Tư cách thành viên của HRC giúp Malaysia có cơ hội tiếp tục các cam kết của mình đối với sự tiến bộ và thúc đẩy nhân quyền ở trong và ngoài nước, như cách mà Malaysia từng làm khi là thành viên tích cực của HRC cách đây 8 năm.
Mới chỉ đảm nhận vai trò này từ ngày 1/1/2022, Malaysia mong muốn thực hiện các ưu tiên của mình như đã nêu trong các cam kết. Malaysia đã thực hiện một cách tiếp cận toàn xã hội trong việc thực hiện các cam kết tự nguyện khi chúng tôi quyết định ứng cử để trở thành thành viên HRC.
Chiến dịch tranh cử vào HRC cũng đặt ra một số thách thức cho chúng tôi, đặc biệt là các hạn chế bởi dịch Covid-19. Bởi vậy, chúng tôi không thể triển khai chiến dịch tranh cử theo cách truyền thống, đòi hỏi các cuộc tiếp xúc trực tiếp, các chuyến thăm và sự tham gia cấp cao tại các cuộc họp HRC.
Malaysia đã nhanh chóng thay đổi chiến lược, tận dụng mạng xã hội để đẩy mạnh các hoạt động quảng bá của mình. Chúng tôi đã làm việc để có sự phối hợp tốt nhất giữa trong nước và tất cả các cơ quan ở nước ngoài.
Kể từ khi trở thành thành viên của HRC, Malaysia đã thực hiện cách tiếp cận mang tính tham vấn và xây dựng. Chúng tôi tiếp tục hợp tác chặt chẽ với tất cả các quốc gia thành viên, Liên hợp quốc và cơ chế của Liên hợp quốc cũng như xã hội dân sự.
Với tư cách là thành viên HRC, Malaysia mong muốn đưa ra tinh thần tham gia, hợp tác mang tính xây dựng, thiết thực, hòa nhập, minh bạch, cùng tồn tại và tôn trọng lẫn nhau.
Bên cạnh đó, Malaysia cũng sẵn sàng đóng vai trò cân bằng, phi chính trị hóa và mang tính xây dựng tại HRC nhằm làm phong phú thêm chất lượng đối thoại, hợp tác và hành động trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trên toàn cầu, bao gồm cả các vấn đề cụ thể của từng quốc gia.
Malaysia lưu ý rằng Việt Nam nên tham gia tích cực vào tất cả các cuộc họp của HRC. Chúng tôi tin rằng hai nước có nhiều ưu tiên chung trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, nơi cả hai có thể hợp tác chặt chẽ hơn nữa, trong đó có các vấn đề như trao quyền cho phụ nữ; trẻ em và giáo dục; biến đổi khí hậu và môi trường.
Những điều này có thể được triển khai ở tất cả các cấp, không chỉ thông qua các sáng kiến của Chính phủ, mà còn dưới sự hợp tác của các tổ chức nhân quyền quốc gia, các đại diện của Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR), các viện nghiên cứu và tổ chức xã hội dân sự.
Chúng tôi mong muốn Việt Nam trúng cử vào HRC nhiệm kỳ 2023-2025 để hợp tác chặt chẽ cùng Malaysia về các vấn đề cùng quan tâm trong nỗ lực chung nhằm thúc đẩy quyền con người ở mỗi quốc gia cũng như trong khu vực và quốc tế.
Chúng tôi xin chúc Việt Nam mọi điều tốt đẹp nhất trong quá trình trở thành thành viên của HRC. Việt Nam có thể yên tâm về sự ủng hộ hết mình của Malaysia!
| Phụ nữ Việt Nam không ngừng đấu tranh bảo vệ quyền bình đẳng giới Việc sử dụng khái niệm “phái yếu” không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nơi trên thế giới, đã bỏ qua giá trị, ... |
| Ấn tượng 'đội quân tóc dài' thời hiện đại Nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ của Việt Nam thể hiện sinh động qua việc phụ nữ tham ... |