Malaysia sẽ tập trung vào những ưu tiên cốt lõi của ASEAN

Dato’ Tan Yang Thai
Đại sứ Malaysia tại Việt Nam
Để đánh giá đầy đủ những thành tựu của ASEAN, điều quan trọng là phải hiểu khu vực Đông Nam Á đã bị chia cắt như thế nào trước khi ASEAN ra đời.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Malaysia sẽ tập trung vào những ưu tiên cốt lõi của ASEAN
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Đại sứ Dato’ Tan Yang Thai, ngày 21/3/2023. (Ảnh: Tuấn Anh)

Sau Thế chiến II, các quốc gia mới giành được độc lập trong khu vực đã phải vật lộn với sự chia cắt thuộc địa, tạo ra các ranh giới về chính trị và kinh tế, gây khó khăn cho quan hệ và hợp tác trong khu vực.

Trước nhiều thách thức như vậy, năm thành viên sáng lập - Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan đã có thể cùng vượt qua và thành lập ASEAN vào ngày 8/8/1967 tại Bangkok, Thái Lan. Tiếp đó, ASEAN đã chào đón Brunei Darussalam vào năm 1984, Việt Nam vào năm 1995, Lào và Myanmar vào năm 1997 và Campuchia vào năm 1999. ASEAN mong muốn sớm chào đón Timor Leste với tư cách là thành viên mới nhất của gia đình ASEAN.

Như vậy, với việc quy tụ các quốc gia trong khu vực, ASEAN đã có thể thúc đẩy ổn định khu vực, tạo khuôn khổ cho đối thoại và hợp tác về các vấn đề chính trị-an ninh, kinh tế và xã hội-văn hóa giữa các quốc gia thành viên.

Tôi tin rằng một trong những thành tựu quan trọng của ASEAN là thúc đẩy sự ổn định, hội nhập kinh tế khu vực, nuôi dưỡng bản sắc chung, tạo điều kiện cho hợp tác ứng phó với thách thức, tăng cường ảnh hưởng toàn cầu, nâng cao năng lực phục hồi và thúc đẩy phát triển. Khả năng thống nhất các thành viên theo mục tiêu và nguyên tắc chung của ASEAN đã góp phần đáng kể vào sự hòa hợp và tiến bộ của khu vực.

Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2024 (ACV 2045) bao gồm 5 yếu tố chính, cụ thể là Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN (APSC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC), Kết nối ASEAN và Tăng cường thể chế. Dự thảo ACV 2045 và các kế hoạch chiến lược này sẽ được các nhà lãnh đạo ASEAN thông qua trong năm Chủ tịch ASEAN 2025 của Malaysia. Trong năm Chủ tịch ASEAN 2025, Malaysia sẽ vẫn cam kết tiếp tục thực hiện tốt các cuộc thảo luận hướng tới việc triển khai và thông qua ACV 2045, kế hoạch chiến lược của các trụ cột cộng đồng tương ứng và kết nối ASEAN.

Malaysia tiếp tục đóng vai trò tích cực, khuyến khích các quốc gia thành viên ASEAN tập trung vào các ưu tiên cốt lõi giúp ASEAN không chỉ ứng phó linh hoạt trước các thách thức trong những năm tới mà còn chủ động trong việc tạo ra môi trường thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN trong các vấn đề quan trọng của khu vực và toàn cầu.

2025 sẽ là một năm quan trọng đối với ASEAN, kỷ niệm một thập kỷ chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN. Ngoài ra, ASEAN sẽ thông qua Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045, đưa ra định hướng chiến lược dài hạn của Hiệp hội trong 20 năm tới.

Với tư cách là Chủ tịch ASEAN năm 2025, Malaysia sẽ chú trọng hơn đến người dân trong khu vực – hạt nhân của Cộng đồng. Trọng tâm này phù hợp với bản sắc và khát vọng của khu vực, hướng tới hiện thực hóa một Cộng đồng thực sự lấy người dân làm trung tâm.

Malaysia sẽ tiếp tục ủng hộ việc duy trì các nguyên tắc của Liên hợp quốc, Hiến chương ASEAN và luật pháp quốc tế, cũng như khuyến khích ASEAN tăng cường cam kết của mình đối với thương mại và đầu tư nội khối. Đồng thời, Malaysia thúc đẩy ASEAN tận dụng các khía cạnh tích cực của số hóa và trí tuệ nhân tạo (AI). Những nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN của Malaysia cũng sẽ nhấn mạnh vào hội nhập khu vực bền vững, hướng tới đảm bảo công bằng xã hội và kinh tế.

Năm 2025 còn đánh dấu 30 năm kể từ khi Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995. Kể từ thời điểm đó, Việt Nam đã trải qua một sự thay đổi lớn trong quá trình phát triển kinh tế, thành công trong việc đưa đất nước từ một trong những quốc gia kém phát triển trên thế giới trở thành nền kinh tế có thu nhập trung bình chỉ trong một thế hệ. Việt Nam hiện đang đặt mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.

Trên trường quốc tế, Việt Nam đã tạo dựng được vị thế của mình, là quốc gia có khả năng thúc đẩy quan hệ song phương chặt chẽ với các đối tác quan trọng, là một bên tham gia có trách nhiệm và tích cực vào các diễn đàn đa phương, ủng hộ các nguyên tắc quan trọng của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.

Với việc thực hiện khéo léo chính sách đối ngoại mang đậm bản sắc ngoại giao “cây tre Việt Nam”, Việt Nam đã trở thành một thành viên quan trọng, có trách nhiệm của ASEAN, đóng góp tích cực vào sự phát triển và củng cố “mái nhà chung” ASEAN.

Đóng góp của Việt Nam cho ASEAN trải dài trên nhiều lĩnh vực, bao gồm ổn định khu vực, hội nhập kinh tế, phát triển bền vững, giao lưu văn hóa, củng cố vai trò trung tâm của ASEAN… Sự tham gia và cam kết tích cực của Việt Nam đã củng cố hiệu quả sự gắn kết của ASEAN, hỗ trợ các mục tiêu của ASEAN và tăng cường hợp tác khu vực.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 57: Việt Nam ủng hộ chủ đề, các trọng tâm và ưu tiên của ASEAN trong năm 2024

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 57: Việt Nam ủng hộ chủ đề, các trọng tâm và ưu tiên của ASEAN trong năm 2024

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng SOM ASEAN của Việt ...

Việt Nam và hành trình gần 30 năm đồng hành cùng ASEAN

Việt Nam và hành trình gần 30 năm đồng hành cùng ASEAN

Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN ngày 28/7/1995. Chặng đường gần 30 năm đồng hành cùng ASEAN, Việt Nam luôn nỗ ...

Timor-Leste mong muốn học hỏi nhiều điều từ Việt Nam

Timor-Leste mong muốn học hỏi nhiều điều từ Việt Nam

Giữa bộn bề công tác chuẩn bị cho chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống José Ramos-Horta (31/7-3/8), tranh thủ thời ...

Tổng thư ký ASEAN: Trung Quốc và Philippines hạ nhiệt căng thẳng sẽ tác động tích cực đến đàm phán COC ở Biển Đông

Tổng thư ký ASEAN: Trung Quốc và Philippines hạ nhiệt căng thẳng sẽ tác động tích cực đến đàm phán COC ở Biển Đông

Tổng thư ký ASEAN đã đưa ra nhận định, đánh giá về một số vấn đề nổi bật của khu vực như tình hình Biển ...

Lần đầu tiên trong một thập kỷ, ASEAN 'vượt mặt' Trung Quốc về thu hút FDI, được dự báo tiếp tục bỏ xa trong 10 năm tới

Lần đầu tiên trong một thập kỷ, ASEAN 'vượt mặt' Trung Quốc về thu hút FDI, được dự báo tiếp tục bỏ xa trong 10 năm tới

Lần đầu tiên trong một thập kỷ, khu vực ASEAN "vượt" Trung Quốc về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong bối ...

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

'Phó tướng' của ông Trump tuyên bố Mỹ sẽ không 'bảo bọc' đồng minh châu Âu, ủng hộ sớm giải quyết xung đột tại Ukraine

'Phó tướng' của ông Trump tuyên bố Mỹ sẽ không 'bảo bọc' đồng minh châu Âu, ủng hộ sớm giải quyết xung đột tại Ukraine

Ứng viên phó Tổng thống Mỹ James David Vance cho biết, nếu ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, Mỹ sẽ yêu cầu sự tự chủ từ ...
Việt Nam là thị trường trọng yếu về du lịch MICE của Hàn Quốc

Việt Nam là thị trường trọng yếu về du lịch MICE của Hàn Quốc

Giám đốc bộ phận MICE Marketing Tổng cục Du lịch Hàn Quốc Song Eun Kyeong đánh giá, Việt Nam là thị trường trọng yếu về du lịch MICE đối với ...
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin

Ngày 8/8, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã điện đàm với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin.
Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình công dân Việt Nam tại Trung Đông, Myanmar và Bangladesh

Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình công dân Việt Nam tại Trung Đông, Myanmar và Bangladesh

Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt cho biết công dân Việt Nam tại Trung Đông, Myanmar và Bangladesh vẫn an toàn và ổn định.
Việt Nam mong muốn cùng nghiên cứu đánh giá tổng thể, toàn diện tác động của dự án kênh đào Funan Techo

Việt Nam mong muốn cùng nghiên cứu đánh giá tổng thể, toàn diện tác động của dự án kênh đào Funan Techo

Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt cho biết phản ứng của Việt Nam về việc Campuchia xây dựng kênh đào Funan Techo.
Nhật Bản ghi nhận động đất 7,1 độ richter, xuất hiện sóng thần

Nhật Bản ghi nhận động đất 7,1 độ richter, xuất hiện sóng thần

Cơ quan thăm dò địa chất Mỹ cho biết, một trận động đất có độ lớn 7,1 vừa xảy ra tại Nhật Bản, cách tỉnh Miyazaki 19km về phía Nam ...
Lún sâu vào 'chảo lửa' Trung Đông, Mỹ có 'làm bỏng' chính mình?

Lún sâu vào 'chảo lửa' Trung Đông, Mỹ có 'làm bỏng' chính mình?

Quyết tâm 'làm tới' của Israel trong cuộc xung đột ở Trung Đông đang đặt Mỹ vào thế khó.
Truyền thông Ấn Độ đề cao kết quả chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Truyền thông Ấn Độ đề cao kết quả chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Truyền thông Ấn Độ đăng tải nhiều bài viết đánh giá cao kết quả chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính với quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Hồi chuông cảnh báo cho các nền kinh tế tiên tiến?

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Hồi chuông cảnh báo cho các nền kinh tế tiên tiến?

Khi Hoa Kỳ tăng cường hỗ trợ các ngành công nghiệp trong nước và mở rộng thuế quan đối với Trung Quốc, nhiều đồng minh của nước này có thể mất đi quyền định giá ...
Đồng yên mất giá - 'Cơn đau đầu không hề nhẹ' của Nhật Bản trong cuộc chiến thu hút lao động nước ngoài

Đồng yên mất giá - 'Cơn đau đầu không hề nhẹ' của Nhật Bản trong cuộc chiến thu hút lao động nước ngoài

Quy định về thị thực được nới lỏng, nhưng sự suy yếu của đồng tiền làm giảm sức hấp dẫn của Nhật Bản đối với việc thuê lao động nước ngoài
Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam' dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giúp tăng cường vị thế Việt Nam.
Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Chuyên gia dự báo, cả Mỹ và Trung Quốc khó có thể xảy ra xung đột trực tiếp bất kể ứng cử viên nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống tới đây.
Phiên bản di động