Màn trình diễn của vũ khí mới trong Ngày Chiến thắng ở Nga

Lê Ngọc
TGVN. Hôm qua, 24/6 (thay vì ngày 9/5 như hàng năm, do đại dịch Covid-19), lễ duyệt binh kỷ niệm 75 năm ngày Chiến thắng phát-xít Đức trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại (1945) đã diễn ra tại Quảng trường Đỏ (Moscow) với gần 14.000 quân nhân, hàng trăm khí tài cơ giới và 75 máy bay và trực thăng quân sự.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Nga duyệt binh kỷ niệm 75 năm chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại
Ngày Chiến thắng phát xít Đức trong ký ức các cựu binh Mỹ
man trinh dien cua vu khi moi trong ngay chien thang o nga
Cuộc duyệt binh được tiến hành giữa lúc đại dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành ở Nga - nơi tổng số ca nhiễm virus corona được ghi nhận lên tới hơn 606.800 trường hợp, cao thứ 3 trên toàn thế giới, sau Mỹ và Brazil. Quyết định dời ngày tổ chức duyệt binh kỷ niệm chiến thắng phát xít được Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố trong cuộc họp trực tuyến cùng Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu vào ngày 26/5. (Nguồn: RIA Novosti)

Tổng thống Putin quyết định chọn tổ chức duyệt binh vào ngày 24/6 vì đây cũng là ngày diễn ra cuộc duyệt binh chiến thắng lịch sử của Hồng quân Liên xô tại Quảng trường Đỏ vào năm 1945 có sự tham gia của cả những chiến sĩ Hồng quân đã tham gia bảo vệ Leningrad, cố thủ tại Stalingrad, các đơn vị giải phóng châu Âu và lực lượng đã đánh bại phát-xít Đức ngay tại Berlin.

Show diễn các phương tiện chiến đấu mới

man trinh dien cua vu khi moi trong ngay chien thang o nga
Tại Hồng trường, ngoài các quân nhân Nga, các xe tăng T-34 và pháo tự hành chống tăng Su-100 huyền thoại, quân đội của 13 quốc gia khác (Azerbaijan, Armenia, Belarus, Ấn Độ, Kyrgyzstan, Trung Quốc, Moldova, Mông Cổ, Serbia, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan) cũng tham gia diễu hành. Tổng thống Abkhazia, Kazakhstan, Moldova, Serbia, Uzbekistan, Belarus, Serbia cũng nhiều lãnh đạo cấp cao đã tham dự buổi lễ theo lời mời của Tổng thống Putin. (Nguồn: RIA Novosti)

Năm nay, tại Moscow, cuộc diễu hành kết thúc với màn trình diễn của 75 máy bay và trực thăng của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga. Các máy bay cất cánh từ 8 sân bay của Nga, chia làm 16 đội hình bay qua Quảng trường Đỏ. Phần trình diễn các loại vũ khí hiện đại như các loại tên lửa, súng, pháo, cối tự hành và xe kéo các phương tiện kỹ thuật đặc chủng…

Cùng với các phương tiện huyền thoại, có 24 mẫu thiết bị quân sự mới lần đầu xuất hiện, trong đó có hệ thống tên lửa nhiệt áp bắn loạt Tos-2 "Tosochka", xe rà mìn từ xa “Zemledelie”, xe tăng T-90M "Proryv" và T-80BVM, pháo phòng không tự hành 2C38 "Derivatcia-PVO", hệ thống tên lửa phòng không mới nhất “Pantsir-SM”, hệ thống tên lửa phòng không dùng cho vùng Bắc Cực “Pantsir-SA”…

Đây cũng là lần đầu tiên tham gia diễu hành của mô-đun chiến đấu được điều khiển từ xa "Okhotnik" được gắn trên xe bọc thép “Taiphun-K”, xe bọc thép BMP T-15 trên nền tảng Armata với modul chiến đấu “Dagger” được trang bị súng 57 mm, BMP Kurganets-25 với mô-đun chiến đấu “Epoch” cũng được trang bị súng 57 mm, và BMP-2M được hiện đại hóa với khoang chiến đấu "Berezhok", xe chiến đấu bọc thép BMP “Terminator” xe bọc thép “Tiger-M”.

Ngoài ra, lần đầu tiên trên Quảng trường Đỏ, 4 hệ thống tên lửa phòng không tự hành Buk-M3 (SAM) và 4 SAM Tor-M2 của tổ hợp sản xuất quốc phòng Almaz-Antey sản xuất; các hệ thống tên lửa phòng không S-350 “Vityaz” và S-400 “Triumph” đã được ra mắt. Tổng cộng, có 234 đơn vị xe máy, thiết bị quân sự hiện đại và lịch sử đã tham gia cuộc diễu hành ở Moscow trong đoàn cơ giới.

man trinh dien cua vu khi moi trong ngay chien thang o nga
Hệ thống tên lửa bắn loạt TOS-2 của Lực lượng Phòng chống Hóa-xạ-sinh. (Nguồn: RIA Novosti)

Hệ thống tên lửa bắn loạt TOS-2, vốn dự kiến biên chế cho các đơn vị Phòng chống hóa-xạ-sinh, có thể đốt cháy và phá hủy nhanh chóng các tòa nhà và các cơ sở quân sự. Cũng giống như TOS-1, TOS-2 sử dụng rocket 200mm với độ hủy diệt cao. Khả năng hủy diệt của hệ thống phun lửa hạng nặng dựa trên hiệu ứng vụ nổ của bom chân không (nhiệt độ cao, áp suất lớn bé và songs xung kích). Diện tích tổn thương là từ 1.000-2.000 m2, tầm bắn từ 3.600-6.000m, tùy thuộc vào loại tên lửa.

Pantsir-SA là hệ thống Pantsir-S2 được tối ưu hóa để sử dụng trong điều kiện Bắc Cực, gồm 18 ống phóng tên lửa đất đối không 57E6. Chúng có thể được sử dụng để chống lại máy bay trực thăng, máy bay và vũ khí dẫn đường chính xác. Pantsir-SA có cự ly phát hiện 32-36 km đối với một máy bay có mặt cắt radar rộng 2 m2, phạm vi theo dõi 24-28km. Hệ thống này có khả năng tấn công mục tiêu trong phạm vi từ 200 m đến khoảng 20km và độ cao 5m đến 15km đối với vũ khí dẫn đường chính xác có tốc độ lên tới 1000m/giây và máy bay có tốc độ lên tới 500m/giây.

Các đơn vị quân đội Nga năm 2020 sẽ nhận gần 4.000 xe quân sự

Các đơn vị quân đội Nga năm 2020 sẽ nhận gần 4.000 xe quân sự

TGVN. Các đơn vị quân đội Nga năm 2020 sẽ nhận gần 4.000 xe hiện đại, chỉ huy Tổng cục xe thiết giáp Bộ Quốc phòng ...

Quân đội Nga sẽ tiếp nhận 22 robot công binh

Quân đội Nga sẽ tiếp nhận 22 robot công binh

TGVN. Các lực lượng vũ trang của Liên bang Nga sẽ nhận được 22 robot công binh mang tên Uran-6 trong năm nay.

Tổng thống Nga Putin chi 390 triệu USD xây Trung tâm vũ trụ quốc gia đẳng cấp thế giới

Tổng thống Nga Putin chi 390 triệu USD xây Trung tâm vũ trụ quốc gia đẳng cấp thế giới

Ngày 12/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Trung tâm vũ trụ quốc gia của Nga có thể và cần phải trở thành trung ...

(theo Top War, Gazeta, VNN)

Xem nhiều

Đọc thêm

Chuyến thăm cấp Nhà nước 'hiếm hoi' của Quốc vương Campuchia thể hiện tình cảm đặc biệt với Việt Nam

Chuyến thăm cấp Nhà nước 'hiếm hoi' của Quốc vương Campuchia thể hiện tình cảm đặc biệt với Việt Nam

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Quốc vương Campuchia thể hiện tình cảm hữu nghị đặc biệt của Quốc vương dành cho đất nước và nhân dân Việt Nam.
Mỹ thừa nhận 'cởi trói' cho Ukraine trong sử dụng vũ khí tầm xa, Nga tố vượt mọi ranh giới đỏ

Mỹ thừa nhận 'cởi trói' cho Ukraine trong sử dụng vũ khí tầm xa, Nga tố vượt mọi ranh giới đỏ

Mỹ đã hướng dẫn cho lực lượng vũ trang Ukraine về cách lựa chọn mục tiêu tấn công ở Nga bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS.
Quỳnh Kool đẹp như nàng thơ

Quỳnh Kool đẹp như nàng thơ

Diễn viên Quỳnh Kool, Hoa hậu Mai Phương Thúy hóa nàng thơ, Hoa hậu Kỳ Duyên khoe vai trần gợi cảm.
Hôm nay 26/11, Quốc hội dành cả ngày nghe, thảo luận về công tác phòng, chống tội phạm, tham nhũng, kiếu nại tố cáo, thông qua 3 luật

Hôm nay 26/11, Quốc hội dành cả ngày nghe, thảo luận về công tác phòng, chống tội phạm, tham nhũng, kiếu nại tố cáo, thông qua 3 luật

Quốc hội nghe, thảo luận về công tác phòng, chống tội phạm, tham nhũng, kiếu nại tố cáo, thông qua 3 luật sửa đổi: Công chứng; Quy hoạch đô thị ...
Điểm tin thế giới sáng 26/11: Vũ khí hóa học Syria gây quan ngại, Moscow cân nhắc triển khai tên lửa ở châu Á

Điểm tin thế giới sáng 26/11: Vũ khí hóa học Syria gây quan ngại, Moscow cân nhắc triển khai tên lửa ở châu Á

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 26/11.
Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024, Giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Hai yếu tố gây sức ép lên kim loại quý. Giá vàng nhẫn, vàng miếng thuận đà ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động