Máy bay trực thăng mới ban đầu dự kiến sẽ trình làng vào năm 2034, nhưng hiện đã rút ngắn xuống thành năm 2030 do tiến độ nhanh chóng, tiến bộ công nghệ và nhu cầu của quân đội Mỹ về một nền tảng mới để chống lại các mối đe dọa hiện đại.
Trực thăng tấn công tầm xa sẽ dự kiến thực hiện nhiệm vụ ở Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương. (Nguồn: National Interest) |
Mẫu trực thăng mới có gì?
Lục quân Mỹ đã tìm kiếm một nền tảng mới bao gồm tốc độ, tầm bay, vũ khí, khả năng cảm biến và tác chiến được cải thiện so với các phiên bản hiện thời. Điều này bao gồm khả năng thực hiện các nhiệm vụ với bán kính chiến đấu hơn 400km, hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cao và tầm bay cao hơn 1.800m, và có thể bay ở vận tốc lớn hơn 450km/h.
Bên cạnh đó, quân đội Mỹ mong muốn mẫu trực thăng mới tiến hành các cuộc không kích tầm gần và bất ngờ xuất hiện ở những nơi mà kẻ thù không lường trước được.
Trực thăng tấn công tầm xa trong tương lai của lực lượng này dự kiến sẽ tham chiến vào năm 2030, hứa hẹn cải thiện gấp đôi tầm bay và tốc độ của các máy bay trực thăng tấn công và tiện ích hiện có.
Quân đội Mỹ cũng đã tiến hành đấu thầu các hạng mục và triển khai một đội máy bay mới với bán kính chiến đấu, hiệu suất nhiên liệu, tốc độ, vũ khí, cảm biến và hệ thống máy tính hiệu quả hơn nhiều.
Lầu Năm Góc có kế hoạch công bố các yêu cầu mới đối với máy bay trực thăng vào năm tới dựa trên dữ liệu thu thập được và kinh nghiệm thông qua các cuộc thử nghiệm kĩ thuật liên tiếp, phát triển hệ thống vũ khí và các chuyến bay khảo sát.
‘Ứng viên’ nổi bật
Gần đây, máy bay SB-1 Defiant của liên doanh Lockheed-Sikorsky-Boeing đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm tại một dãy Sikorsky ở West Palm Beach Florida, đã đạt tốc độ 250 hải lý/giờ (tương đương 643km/giờ), nhiều hơn gấp đôi so với một chiếc Black Hawk hiện tại.
SB-01 Defiant sử dụng công nghệ chong chóng lưỡi dao kép nhưng quay ngược chiều dựa trên sáng tạo kỹ thuật hiện đại kết hợp tốc độ như máy bay cho phép khả năng bay lượn linh hoạt và kiểm soát cơ động chỉ có ở máy bay trực thăng này.
Việc ứng dụng kỹ thuật này cho phép giảm rung động tốc độ cao, ổn định thân máy và tối ưu hóa tốt nhất lực đẩy cất cánh thẳng đứng đến từ kết cấu nâng đỡ ở phía sau máy bay.
Những tiến bộ này sẽ chứng tỏ rất quan trọng đối với các hoạt động của quân đội Mỹ ở một khu vực như Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nơi đặc điểm địa lý phần lớn là biển cả và lực lượng trên bộ vẫn là lực lượng quân sự nòng cốt ở phần lớn các quốc gia trong khu vực.
Máy bay SB-1 Defiant bay lần đầu tiên vào tháng 3/2019 và sử dụng công nghệ X2 từng đoạt giải thưởng Collier của hãng Sikorsky. Cùng với đối tác Boeing, Sikorsky đang chứng minh khả năng mở rộng và mức độ tin tưởng của công nghệ X2 thông qua dự án SB-1 Defiant.
Trong chương trình máy bay công nghệ đa năng chung của quân đội Mỹ, mẫu hạng trung này sẽ giúp cung cấp thông tin và kinh nghiệm, cũng như tạo đà chuyển mình cho thế hệ trực thăng quân sự tàng hình tiếp theo.
Các yêu cầu về hệ thống vũ khí được điều chỉnh trong suốt quá trình phát triển trên nền tảng trực thăng mới. Thiết kế thân máy bay hình bầu dục, tích hợp khoang chứa vũ khí bên trong để hạn chế các thiết kế nhấp nhô hoặc đường viền lồi bên ngoài giúp nâng cao khả năng "tàng hình" trước tín hiệu radar của đối phương. Các kỹ sư đã giảm các góc nhọn và tạo ra độ nghiêng và độ dốc dần dần từ phần đầu phía trước đến phần đuôi một cách khoa học.
Tùy thuộc vào phạm vi và độ chính xác của các nền tảng radar phòng không, các cánh quay ngược chiều cũng mang lại lợi thế ‘tàng hình’ nhờ tạo ra quỹ đạo bay yên tĩnh hơn nhiều.
Ngoài ra, sự đối xứng của các cánh quạt khi quay sẽ làm giảm sự nhiễu loạn, cải thiện luồng không khí và độ ổn định của chuyến bay. Một thước đo lớn khác về khả năng tàng hình cho máy bay có thể nằm ở khả năng quản lý dấu hiệu phát nhiệt.
Bộ Chỉ huy Phát triển Khả năng Chiến đấu của Quân đội Mỹ (DEVCOM) và Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Quân đội, Uber và Đại học Texas ở Austin cũng đang cùng nhau hợp tác để phát triển một số rô-tơ phân tán nhỏ gọn ở phần chong chóng, có khả năng tương tác tạo ra âm thanh “êm và khác biệt” nhiều so với các máy bay trực thăng hiện có.