Miền Trung sau bão, lũ - Nguy cơ làng cổ chìm xuống biển

Triều cường và gió bão số 4 làm sạt lở nặng trên 300m, sâu từ 10-20m khu vực bờ biển làng Thai Dương Hạ - ngôi làng vào loại cổ nhất miền Trung ở xã Hải Dương, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Biển cũng xâm thực nhiều vùng dân cư ở miền Trung. Đặc biệt, các hồ thủy lợi xuống cấp đang được gia cố khẩn cấp...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Lực lượng bộ đội, công nhân đang nỗ lực gia cố đập hồ Thọ Sơn (Thừa Thiên - Huế).

Biển ngoạm làng 400 tuổi

Bao đời nay, nhà ông Huỳnh Né (63 tuổi) ở thôn Thai Dương Hạ muốn ra biển phải đi cả cây số đường làng, trèo mỏi giò qua các động cát, rừng dương. Nhưng giờ, những đêm gió lộng ông lại thao thức vì sóng biển ì oạp muốn “nuốt” nhà mình...

Ngôi làng vào loại cổ xưa nhất miền Trung với lịch sử hình thành hơn 400 năm do ông Trương Quí Thiều (quê gốc Gia Miêu ngoại trang - Thanh Hóa) được chúa Nguyễn Hoàng chỉ định về Đại Trường Sa (vùng cát ven biển) khai khẩn đất đai lập làng. Sau đó, cửa biển Thuận An mở ra nên làng Thai Dương chia tách thành Thai Dương Hạ (trực thuộc xã Hải Dương, huyện Hương Trà) và làng Thai Dương sáp nhập thị trấn Thuận An (huyện Phú Vang). Hai làng đều thờ ngài khai canh Trương Quí Thiều. Cứ 3 năm một lần (tam niên đáo lệ), vào ngày 12 tháng Giêng đúng dịp đầu Xuân, cư dân hai làng long trọng tổ chức lễ hội cầu ngư.

Chỉ tay về phía những con sóng bạc đầu dồn dập “ngoạm” từng mảng đất ven biển, tạo thành cái lõm hình chữ C khổng lồ, một phần làng Thai Dương Hạ còn lại trên lõm đất hình chữ C đó, ông Huỳnh Né, âu lo: Ngày 25 và 26/9 vừa qua, triều cường và gió bão số 4 giật mạnh gây sạt lở nặng hơn 300m, sâu từ 10-20m tiến vào khu dân cư. Một cửa biển mới thông vào phá Tam Giang sắp vỡ toang đe dọa trực tiếp tính mạng và tài sản hàng ngàn con người. Nguyện vọng bà con là xin được di dời đến nơi ở mới sớm lúc nào hay lúc đó.

Trước đó, trận đại hồng thủy năm 1999 đi qua đã mở ra một cửa biển mới ở thôn này, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đầu tư một hệ thống đê chắn sóng với kinh phí hàng trăm tỷ đồng nhưng mùa mưa bão đến, đất làng mé bờ biển cứ vậy mà bị sóng đánh lở dần từng mảng, lần lượt trôi xuống biển. Miếu Phần Dừa và giếng làng Thai Dương Hạ nằm cạnh cây dừa cổ thụ giữa làng nay chỉ còn dấu tích một phần đáy giếng và gốc dừa bật tung trơ gốc.

Ông Phan Thanh Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết: Đây là khu vực thường xuyên xảy ra tình trạng xâm thực bờ biển nên tỉnh sẽ tiếp tục triển khai dự án xây dựng hai tuyến bờ kè (phía bờ Bắc thuộc khu vực biển làng Thai Dương Hạ và phía bờ Nam thuộc khu vực bờ biển Thuận An). Nhưng dự án này đang gặp “eo” vì phải có nguồn kinh phí đến gần 20 tỷ đồng nên cần phải có sự trợ giúp từ Trung ương và các bộ, ngành.

Biển xâm thực Hội An

Một đoạn bờ biển dài hơn 2km từ khách sạn Golden Sand đến gần trạm cửa khẩu Biên phòng Cửa Đại (TP. Hội An) đã bị nước biển xâm thực làm sạt lở nghiêm trọng. Mấy ngày qua, để đảm bảo an toàn, khách sạn Golden Sand đã phải huy động hàng trăm nhân công tiến hành dùng bao cát chắn thành bờ kè mềm để giảm tác động của sóng biển.

Ông Lê Văn Giảng, Chủ tịch UBND TP. Hội An (Quảng Nam) cho biết, nước biển xâm thực và phá hủy công trình kè chắn sóng Cửa Đại với thiệt hại ước khoảng 1 tỷ đồng. Nạn xâm thực của biển khoét sâu vào đất liền hơn 10m, đe dọa đến các công trình khách sạn, khu nghỉ dưỡng tại Cửa Đại như: Victoria, Golden Sand, IOC, Đông Dương… và có thể cuốn trôi đường du lịch ven biển, khu đô thị ven biển trong thời gian tới.

Mấy ngày qua TP. Hội An đã chỉ đạo các doanh nghiệp có công trình ven biển cùng với thành phố huy động hàng trăm người dân, công nhân, học sinh dùng bao cát tạo thành những bờ kè mềm giảm sóng tại những nơi xung yếu. Ngoài ra, TP. Hội An đã điều động phương tiện, máy đào, xe cẩu để thi công nhanh những điểm bị xâm thực nặng bằng vải địa và ụ bê tông chắn sóng.

“Để khắc phục nạn biển xâm thực 7km bờ biển Cửa Đại cần phải tốn rất nhiều tiền và thời gian để làm kè cứng và kè mềm. Để làm kè cho đoạn bờ biển dài 7km này phải tốn ít nhất 150 tỷ đồng, trong đó phần kè cứng chiếm 100 tỷ đồng” – ông Giảng cho biết.

Cứu hộ nhiều đập hồ thủy lợi

Đến sáng 28/9, việc gia cố đập chính Công trình hồ thủy lợi Thọ Sơn (xã Hương Xuân, huyện Hương Trà, Thừa Thiên - Huế) đã hoàn tất trước khi bão số 5 đổ bộ vào đất liền. Trước đó ở đập chính đang thi công bị mưa lũ làm rò rỉ hơn 10 điểm. Nếu để hồ đập Thọ Sơn xảy ra sự cố, hàng trăm hộ dân ở các xã Hương Chữ, Hương Xuân và thị trấn Tứ Hạ sẽ chìm trong lũ.

Ông Đỗ Văn Đính, Giám đốc Công ty TNHH NN một thành viên Quản lý khai thác công trình thủy lợi, đơn vị trực tiếp thi công hồ Thọ Sơn, cho biết: “Công trình hồ Thọ Sơn đang trong giai đoạn thi công phần đập. Mực nước hồ đạt cao trình +17,5m. Những ngày qua, gần 100 cán bộ, chiến sĩ tập trung mọi nỗ lực cho công tác gia cố, tôn cao đập chính. Các đơn vị đã huy động trên 8.000 bao tải cát và 2.000 tấm bạt, 50 rọ thép, 50m³ đá hộc và lực lượng công nhân, thiết bị gia cố, tôn cao đập chính hồ Thọ Sơn lên cao trình +18m. Đây là cao trình vừa đảm bảo điều tiết lũ vừa có khả năng dự trữ nước để tưới tiêu cho 252ha lúa và hoa màu trên địa bàn huyện Hương Trà”.

Do lượng mưa trên địa bàn trong 2 ngày (26 và 27/9) đạt gần 300mm, mực nước tại đập Quát (chứa khoảng 500.000m³, cung cấp nước tưới hơn 150ha của địa bàn xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh) dâng cao tràn qua bề mặt đập, hơn 50m thân đập bị sạt lở nghiêm trọng. Ngoài ra gần 100m trên mặt thân đê cũng bị sạt lở, nguy cơ sẽ bị vỡ bất cứ lúc nào.

Tối 27 và trong cả ngày 28/9, huyện Hương Sơn đã huy động khẩn cấp gần 500 người, gồm bộ đội, công an, dân quân, thanh niên, người dân và hàng ngàn bao tải cát, đá, phương tiện máy móc, bạt… kịp thời đến hiện trường cứu hộ đập, bảo vệ an toàn cho khoảng 1.700 hộ dân xã Sơn Giang cùng hàng trăm héc-ta lúa, hoa màu ở dưới đập.

Theo SGGP

Đọc thêm

Kinh tế Eurozone phủ sắc xám

Kinh tế Eurozone phủ sắc xám

Nền kinh tế Eurozone được dự báo sẽ tăng trưởng thấp hơn so với dự đoán trước đây trong năm 2025, chỉ tăng nhẹ so với năm 2024.
UNCLOS 1982 tạo môi trường để Việt Nam bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông

UNCLOS 1982 tạo môi trường để Việt Nam bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông

UNCLOS tạo dựng một môi trường hòa bình để Việt Nam bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông.
Những con số ấn tượng của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024

Những con số ấn tượng của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã diễn ra thành công rất tốt đẹp, bảo đảm an ninh, an toàn và để lại những con số ấn ...
Hai đồng nghiệp người Hàn Quốc cùng nhau trúng số hơn 17 tỷ đồng

Hai đồng nghiệp người Hàn Quốc cùng nhau trúng số hơn 17 tỷ đồng

Nhờ được bạn đồng nghiệp 'mách' mua ngay vé số, một người đàn ông ở tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc) may mắn trúng thưởng 1 tỷ Won (17,5 tỷ đồng).
Dự báo thời tiết ngày mai (24/12): Bắc Bộ trời rét, vùng núi cao khả năng có băng giá; Nam Trung Bộ mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (24/12): Bắc Bộ trời rét, vùng núi cao khả năng có băng giá; Nam Trung Bộ mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (24/12) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Đội tuyển Việt Nam đến Singapore, chuẩn bị cho bán kết ASEAN Cup 2024

Đội tuyển Việt Nam đến Singapore, chuẩn bị cho bán kết ASEAN Cup 2024

Đội tuyển Việt Nam Việt Nam có mặt tại Singapore để chuẩn bị cho trận bán kết lượt đi gặp chủ nhà, trong khuôn khổ giải vô địch Đông Nam ...
Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Danh sách mới công bố của tạp chí Mỹ US News & World Report cho thấy, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024.
Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia đặt mục tiêu đạt 1,08 tỷ lượt khách du lịch nội địa năm 2025, thấp hơn so với mục tiêu năm 2023 và 2024.
Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò, nơi từng giam giữ các chiến sĩ cách mạng giờ đây truyền cảm hứng sâu sắc về giá trị của tự do và hòa bình.
Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Trong danh sách 10 điểm đến du lịch được tìm kiếm nhiều nhất trên Google năm 2024, châu Âu chiếm phần lớn với 6 đại diện, châu Phi 3 địa điểm.
Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Nổi tiếng là ‘khu chợ OCD’ nhất Việt Nam, những quầy hàng ở chợ ‘chổm hổm’ (Hậu Giang) được bố trí đều tăm tắp với màu sắc rực rỡ từ các loại nông sản.
Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

TP. Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Đà Nẵng, Hà Nội và Nha Trang là 5 điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế trong dịp Tết Dương lịch 2025.
Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư tự ví cuốn sách của mình như một tập cẩm nang khi muốn tìm kiếm một vấn đề gì liên quan đến TP. Hồ Chí Minh...
Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Cuốn sách 'Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân' được viết rõ ràng, khoa học, khúc chiết, giản dị và xúc động, không chỉ phù hợp với độc giả trẻ.
Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Xuất phát từ vùng quê dân dã, qua công đoạn chế biến cầu kỳ, cá kho làng Vũ Đại (Hà Nam) có hương vị đặc trưng, thơm mà không tanh, ngậy mà không béo.
Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Hai bộ phim của Nhật Bản là ‘Đi karaoke đi’ và ‘Haikyuu!! Trận chiến bãi phế liệu’ được khán giả đón nhận nhiệt tình khi chiếu tại Việt Nam.
Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia, đêm Giáng sinh truyền thống của người Ba Lan, không chỉ là một bữa tiệc gia đình mà còn là biểu tượng văn hóa nhiều ý nghĩa.
Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Theo Tiến sĩ Rachel Jahja từ Đại học RMIT Việt Nam, kiến trúc quy mô nhỏ ở Việt Nam là sự đối thoại sâu sắc giữa không gian, môi trường và di sản văn hóa.
Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ 'Mãi mãi tuổi 20' tổ chức sự kiện 'Ký ức và niềm tin' nhân dịp Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt ...
Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Sáng 15/12, tại Làng truyền thống dân tộc K’Ho, thôn Klong Trao 1 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ Mừng lúa mới của dân tộc K'ho S'Rê.
Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghệ thuật múa cổ truyền đã hòa quyện vào dòng chảy văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, tạo nên mạch nguồn văn hóa đặc trưng.
Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long đã đóng góp vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh.
Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định công nhận 3 di sản của Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam mang lại dấu ấn mới...
Phiên bản di động