Mind Education là mô hình giáo dục mới về đào tạo tư duy và nhân cách của TS. Park Ock Soo – người sáng lập Hội Liên hiệp Thanh niên quốc tế (International Youth Fellowship – IYF) vào năm 2001, có trụ sở chính tại Seoul (Hàn Quốc).
Không chỉ được chỉ dẫn tham gia tình nguyện ở nước ngoài, vô số thanh niên tham gia IYF đã được ông đào tạo về Mind Education để trở thành một người hoàn toàn mới với tinh thần mạnh mẽ và có tấm lòng tươi sáng. Ông còn đi khắp nơi trên thế giới tổ chức chương trình cắm trại toàn cầu và chia sẻ định hướng kỹ năng sống tại nhiều quốc gia nhằm giúp cho các thanh thiếu niên thoát khỏi sự bế tắc trong cuộc sống của họ.
Hiểu về thế giới của tấm lòng
Mô hình Mind Education (Đào tạo tinh thần) đã chỉ ra rằng, sự thay đổi cuộc sống bắt đầu từ thay đổi tấm lòng. Chương trình đào tạo của IYF đã cung cấp các giải pháp hiệu quả cho các vấn đề thanh niên toàn cầu và tăng cương phúc lợi xã hội của nhân loại thông qua các dịch vụ cộng đồng.
Tại đây, họ đào tạo các nhà lãnh đạo của các thế hệ tiếp theo với sức mạnh trí tuệ, để trở thành nhân vật khiêm tốn và có triển vọng quốc tế, đồng thời nâng cao cho thế hệ trẻ khả năng suy nghĩ sâu sắc, khả năng tự kiểm soát và một tấm lòng sống cho người khác.
Sinh viên châu Á tham gia tinh nguyện tại châu Phi. (Nguồn: IYF) |
Với Park Ock Soo, con người học rất nhiều điều từ khi sinh ra như học cầm muỗng, học nói, học chữ…, vào trường học là học vi tính, đàn dương cầm, toán, ngoại ngữ… nhưng lại chưa được học cụ thể về thế giới tấm lòng.
“Vì biết một cách mơ hồ về tấm lòng nên những học sinh lẽ ra không đáng phải chịu bất hạnh trở nên bất hạnh, những người trẻ lẽ ra không đáng phải sống buồn rầu lại trở nên buồn rầu. Tôi đã phát hiện thế giới tấm lòng của con người trôi chảy như thế nào. Vì vậy, tôi dạy cho những người trẻ tuổi biết về thế giới ấy”, ông nói.
Cốt lõi của quá trình đào tạo của Park Ock Soo đã được thể hiện cô đọng trong cuốn sách mang tên Mind Navigation (Máy định vị tấm lòng) được ông viết với sự nhiệt huyết và kinh nghiệm trong nhiều năm dẫn dắt tấm lòng giới trẻ. Đó là những nguyên tắc được đúc kết đầy sâu sắc như: Tấm lòng như dòng sông, cũng có dòng chảy; Khả năng tự chủ là thiết bị an toàn giúp tự do thể hiện sức trẻ; Khôn ngoan thật sự là biết được thiếu sót của bản thân; Bất hạnh là khi lòng bị khép kín và không cùng trôi chảy với người khác; Thay đổi thật sự kể từ khi tấm lòng được mở ra; Sống phải cảm nhận vị của người khác thì mới hạnh phúc; Đừng trốn tránh nữa mà hãy chia sẻ tấm lòng với người khác…
Park Ock Soo cho rằng, sự thay đổi trong cuộc đời không phải được thực hiện bởi sự quyết tâm hay nỗ lực mà chính tấm lòng phải được thay đổi trước: “Chúng ta không nên chạy trốn những điều mình cảm thấy ngại mà phải học cách để vượt qua nó. Trước tiên là phải mở lòng, hãy cho mọi người thấy tấm lòng của mình. Cứ tưởng như sẽ thiệt thòi những khi mở lòng chúng ta mới có được người bạn chân thật. Không phải quen bạn bè để uống rượu, cũng không phải quen bạn bè chỉ để vui chơi mà cần phải có người bạn cùng chia sẻ bằng cả tấm lòng”.
Tiến sĩ Park Ock Soo. (Nguồn: IYF) |
Cuốn sách Mind Navigation đã cho thấy bản đồ thế giới tinh thần trong tầm mắt, phân tích cặn kẽ và đưa ra hướng giải pháp tuyệt vời về tấm lòng mà chính bản thân cũng không biết rõ. Nó cho biết, lòng con người cũng có nhiều tính năng, không nhất quán vì nó luôn thay đổi. Những người có tình yêu thương trong lòng thì tình yêu thương đó ảnh hưởng tới cuộc sống của họ. Người có niềm hy vọng hay sự vui mừng cũng vậy.
Điều thú vị khác là giống như mỗi loại trái cây, tấm lòng của mỗi người cũng đều có một vị riêng. “Bất kể người nào đi nữa. nếu ta đối xử với họ bằng cả tấm lòng thì sẽ cảm nhận được vị của họ. Khi cảm nhận được vị đó, ta sẽ hiểu được những hành động cử chỉ khác thường của họ. Như vậy khi hiểu nhau, tấm lòng sẽ hòa quyện, cùng trôi chảy và tình yêu thương trong tấm lòng sẽ tạo nên hạnh phúc”, Park Ock Soo phân tích.
“Ông đầu bạc” và thông điệp lạc quan
Dễ hiểu tại sao nguyên Thủ tướng Chính phủ Hàn Quốc, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc gia Seoul Lee Soo Sung lại gọi ông Park Ock Soo là “người khiến tình yêu thương nảy nở” và là “một người tốt bụng kêu “Úm ba la” với người đang yếu đuối, cô lập … thì họ sẽ có tấm lòng mới và sức mạnh mới để chiến thắng tất cả”.
Thực tế, hàng chục năm qua, ông Park Ock Soo đã không ngừng tìm hiểu về các vấn đề của thanh thiếu niên trên khắp thế giới và giúp họ tìm thấy tươi lai tương sáng của mình. Nhiều học trò đã chia sẻ câu chuyện vượt lên khó khăn của mình khi may mắn được gặp được thầy Park cùng những hoạt động tình nguyện ý nghĩa. Có mặt tại Việt Nam từ 6/2016 đến nay, tổ chức IYF cũng đã đào tạo tinh thần cho hàng nghìn sinh viên tại Đại học Nguyễn Trãi, Đại học Hà Nội, Đại học Xây Dựng, Đại học Mở Hà Nội, Đại học Dệt May, Trường Cao đẳng ASEAN, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch…
Mới đây, tại sự kiện cắm trại văn hóa dành cho sinh viên mang tên IYF World Camp tổ chức ở Việt Nam, ông Park Ock Soo đã có nhiều buổi thuyết giảng về Mind Education và trò chuyện thân mật với các sinh viên. Trước lòng ngưỡng mộ và câu hỏi của một sinh viên về bí quyết sống trẻ trung và tích cực, Park Ock Soo (nay đã 73 tuổi) tâm sự rằng, ông từng bị bệnh tim khá nặng nhưng vì nhận được qua nhiều tấm lòng của các bạn trẻ nên tim ông đã khỏe mạnh trở lại.
Ông Park Ock Soo chia sẻ với sinh viên Việt Nam. (Nguồn: IYF) |
Khi được hỏi động lực nào giúp ông có được nguồn năng lượng tích cực để đi khắp mọi nơi truyền tải thông điệp lạc quan, Park Ock Soo kể rằng, tuổi thơ của ông đã từng trải qua cuộc sống rất nghèo khó, nhiều khi còn bị đối đãi không bằng con người. Khi 19 tuổi, trong lòng ông cũng chất chứa rất nhiều bất mãn và buồn khổ. Tuy nhiên, khi ông đọc nhiều sách và hiểu về thế giới của tấm lòng, ông lại thấy rất hạnh phúc dù bản thân không có nhiều tiền.
Park Ock Soo cũng cho biết, ông đã đến nhiều nơi và đưa các bạn trẻ tới rất nhiều vùng đất khó khăn trên thế giới để mong nhìn thấy tấm lòng của họ được thay đổi và trở nên mạnh mẽ. Ông đã từng khóc và thức suốt đêm trò chuyện để tiếp tục thổi những hy vọng vào tấm lòng của họ. Kết quả là nhiều người đã thoát khỏi những vấn đề nghiêm trọng của bản thân như nghiện game, chứng tự kỉ và cả bệnh hiểm nghèo.
“Khi tấm lòng cùng trôi chảy thì niềm vui của các em đã trở thành niềm vui của tôi, hạnh phúc của các em đã trở thành hạnh phúc của chính tôi. Tôi nghĩ rằng, trong những mối lo lắng của chúng ta, có tới 99% là cái lo vô ích với những thứ không cần phải lo. Có thể trong lòng của chúng ta có những nỗi buồn nhưng nếu chúng ta cứ nói chuyện về hạnh phúc và niềm vui thì nỗi buồn chờ mãi không tới lượt cũng sẽ tự đi. Tôi mong mọi người buổi tối sẽ đi ngủ trong hạnh phúc và buổi sáng thức dậy bằng hy vọng”, ông chia sẻ.
“Tôi từng nghĩ rằng tiền sẽ mang lại hạnh phúc, nhưng càng kiếm được nhiều tiền thì tôi càng không thể lấp đầy nhu cầu và không thể tin bất kỳ ai nên cuộc sống càng trở nên kiệt quệ. Ở Congo, khi bệnh hay buồn bã, tôi được chia sẻ . Những người ở đây xem việc của tôi như việc của họ. Từ đó, tôi đã biết được hạnh phúc ở trong tấm lòng chứ không phải ở nơi tiền bạc” – Yoon Ki Dong. “Sự khó khăn về mặt kinh tế đã khiến ước mở trở thành nhiếp ảnh gia của tôi đã tan thành mây khói. Vì vậy, tôi đã buông mình vào rượu chè và thuốc lá. Tôi cần được thay đổi nên đã đến Togo. Bữa ăn đầu tiên tại nơi mà tôi thấy là đất nước nghèo nàn và dơ bẩn chính là “nước sốt Gombo” và “nước sốt Adume”. Nó giống như trộn nước mũi và đờm. Tôi không tài nào đụng tay vào được. Một năm ở châu Phi, nơi mà tôi cứ tưởng rằng sẽ không gần gũi được làm tôi có tình cảm đến nỗi tôi nghĩ “giá như mình là người da đen”, nhất là sau khi biết được tấm lòng của những người bản xứ: muốn cho hết tất cả mọi điều". – Kim Hye Mi. (Trích sách Mind Navigation của Park Ock Soo) |