Back to E-magazine
e magazine
08:12 | 20/03/2022
Mở cửa du lịch: Hiểu để thích ứng và không vuột mất cơ hội vàng

08:12 | 20/03/2022

Mở cửa trở lại sau 2 năm chịu tác động của đại dịch Covid-19, ngành du lịch Việt Nam cần bắt kịp xu hướng du lịch mới, hiểu được nhu cầu của du khách, từ đó có các chính sách phù hợp để không vuột mất cơ hội vàng.
ngnsgnnfsfg

Trong Hội nghị "Triển khai mở cửa du lịch quốc tế an toàn, hiệu quả" do Bộ Ngoại giao và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 15/3, các Đại sứ Việt Nam tại nước ngoài đã chia sẻ kinh nghiệm các nước và đưa ra những kiến nghị làm sao để thu hút khách du lịch đến Việt Nam.

Mở cửa du lịch: Hiểu để thích ứng và không vuột mất cơ hội vàng

Theo Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Dũng, ngành du lịch Mỹ sụt giảm nghiêm trọng do tác động của dịch Covid-19. Các hiệp hội du lịch dự báo, du lịch quốc tế của Mỹ chỉ phục hồi hoàn toàn vào năm 2024.

Mở cửa du lịch: Hiểu để thích ứng và không vuột mất cơ hội vàng

Sau 2 năm “đóng băng”, nhu cầu du lịch của người Mỹ hiện tăng cao cả ở trong và ngoài nước. Theo nghiên cứu, khoảng 80% người Mỹ muốn đi du lịch trong vòng 6 tháng tới.

Nghiên cứu chỉ rõ, những người Mỹ muốn du lịch ở các điểm đến an toàn, thân thiện, an ninh đảm bảo và không có những thay đổi bất ngờ về các quy định liên quan. Không chỉ vậy, họ còn ưu tiên lựa chọn các điểm đến bền vững, xanh và ưu tiên chọn các dịch vụ thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng.

Theo Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng, “người Mỹ không thích du lịch theo tour đông người, ngoài khách sạn thì họ ưa thích sử dụng các dịch vụ homestay”, ông Dũng thông tin.

Đặc biệt, du khách Mỹ luôn xem Việt Nam là một điểm du lịch hấp dẫn. Việt Nam cũng thu hút được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp Mỹ từ góc độ một nền kinh tế năng động và là thị trường tiềm năng để đầu tư kinh doanh.

Bên cạnh đó, một lượng lớn người Việt đang sinh sống tại Mỹ cũng muốn về thăm thân, đầu tư làm ăn và du lịch tại Việt Nam.

Mở cửa du lịch: Hiểu để thích ứng và không vuột mất cơ hội vàng

Người đứng đầu Cơ quan đại diện Việt Nam tại Mỹ cho hay, sau 2 năm đại dịch Covid-19, Việt Nam có cơ hội thu hút du khách Mỹ khi bắt đầu nối lại các đường bay thương mại và có đường bay thẳng từ khu vực Tây Mỹ đến TP. Hồ Chí Minh.

Du khách Mỹ đã biết chủ trương ngày 15/3 Việt Nam mở cửa du lịch nhưng Đại sứ quán Việt Nam hiện chưa thể cấp visa. Lý do được nêu ra bởi số ca nhiễm tại Việt Nam tăng cao, CDC Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách nhóm 4 là không nên đến và nếu bắt buộc phải đến cần cập nhật tiêm vaccine.

Đại sứ cho rằng, đây là một trở ngại khi người dân Mỹ quyết định đi du lịch ở Việt Nam.

Quy trình nhập cảnh của người nước ngoài vào Việt Nam sau ngày 15/3:

- Người nhập cảnh vào Việt Nam theo đường hàng không cần có xét nghiệm âm tính khi xuất cảnh 72 giờ (nếu sử dụng phương pháp RT-PCR) hoặc trong vòng 24 giờ (nếu sử dụng phương pháp xét nghiệm nhanh).

- Với khách nhập cảnh bằng đường bộ, đường sắt, đường biển, có thể xét nghiệm trước khi xuất cảnh giống như trường hợp nhập cảnh theo đường hàng không nếu thời gian di chuyển ngắn. Trong trường hợp di chuyển kéo dài, người nhập cảnh cần xét nghiệm tại cửa khẩu khi nhập cảnh.

- Trong trường hợp này, nếu kết quả xét nghiệm âm tính, khách sẽ được phép rời khỏi nơi cư trú và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.

- Người nhập cảnh phải thực hiện khai báo y tế trước khi làm thủ tục nhập cảnh, theo dõi sức khoẻ và sử dụng ứng dụng khai báo y tế PC-Covid trong thời gian lưu trú tại Việt Nam theo đúng quy định.

“Nước ta đóng cửa du lịch quốc tế trong thời gian dài hơn nhiều so với các thị trường khác trong khu vực, nhưng lại chưa có các sản phẩm du lịch hấp dẫn đối với du khách Mỹ".

Theo Đại sứ, khi mở cửa du lịch, các chính sách, chủ trương cần nhất quán, sớm có thông báo cho các Cơ quan đại diện, các hãng hàng không, các công ty lữ hành để thống nhất thông tin, tránh thay đổi đột ngột, gây khó khăn cho du khách. Đồng thời, cần có thông tin bằng tiếng Anh trên website về các quy định này để du khách có thể tự tìm hiểu thêm.

Ngoài ra, cần bám sát xu hướng du lịch mới sau dịch như du lịch xanh bền vững, du lịch an toàn, sử dụng công nghệ thông tin, du lịch an toàn. Các cơ sở dịch vụ và lưu trú nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo các điều kiện phòng, chống dịch và có các chương trình khuyến mãi, thu hút du khách quốc tế và các công ty lữ hành nước ngoài...

Và một điểm quan trọng nữa, theo Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng là cần có các sản phẩm du lịch hấp dẫn với các đối tượng du khách có tính cạnh tranh so với các sản phẩm du lịch các nước khác trong khu vực.

Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ và các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Mỹ sẽ phối hợp và hỗ trợ các hoạt động mở cửa quốc tế, thông tin kịp thời và phối hợp thúc đẩy quảng bá du lịch Việt Nam, kết nối với các hiệp hội du lịch của Mỹ với Việt Nam.

Mở cửa du lịch: Hiểu để thích ứng và đón thời cơ
Trong giải thưởng The World's Best Awards 2021, Hội An được trang Travel+Leisure vinh danh trong hạng mục 15 thành phố tuyệt với nhất châu Á. (Ảnh: Ngọc Thành)
Mở cửa du lịch: Hiểu để thích ứng và đón thời cơ

Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam cho biết, phía Nhật đánh giá rất cao về công tác phòng chống dịch và mở cửa của Việt Nam, tuy nhiên họ cũng rất thận trọng.

Mở cửa du lịch: Hiểu để thích ứng và không vuột mất cơ hội vàng

Nhật Bản là một trong những nước ủng hộ các chính sách của Việt Nam. Vừa qua, khi Việt Nam đề nghị mở lại hoàn toàn đường bay, ngay lập tức, Cục Hàng không Nhật Bản đã đồng ý và ngay cả hộ chiếu vaccine cũng được bạn công nhận, tạo khuôn khổ pháp lý để đón du khách hai nước.

Ngày 15/3, Chính phủ Việt Nam đã công bố nghị quyết về 13 quốc gia được miễn thị thực, trong đó có Nhật Bản, đã tạo tiền đề cho phát triển du lịch.

Tuy nhiên, để những chính sách này có hiệu quả, Đại sứ Vũ Hồng Nam "đề nghị cần phải nghiên cứu một số vấn đề có yếu tố khách quan”.

Trước đại dịch, lượng khách Nhật Bản vào Việt Nam khoảng gần 1 triệu khách mỗi năm, bình quân mỗi ngày là từ 10-15 chuyến bay nên tiềm năng du lịch rất lớn. Chính vì vậy, theo Đại sứ, việc trở lại thị trường này là rất khả thi.

Tuy nhiên, hiện Nhật Bản chưa mở cửa hoàn toàn, du khách từ Việt Nam sang vẫn cần phải cách ly 3 ngày.

Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản chưa khuyến khích du lịch đông người, vì vậy các tour du lịch lớn do các hãng lữ hành tổ chức chưa được triển khai mạnh.

Đại sứ Vũ Hồng Nam phân tích thêm, người Nhật thường đi du lịch theo tập thể, thông qua các công ty lữ hành và có kế hoạch du lịch từ 2-3 tháng cho các tour dài. Vì thế, khả năng du khách Nhật đến Việt Nam đông từ tháng 6 và tháng 7-8, đây cũng là dịp nghỉ hè, trẻ em ở Nhật được nghỉ học.

Mở cửa du lịch: Hiểu để thích ứng và không vuột mất cơ hội vàng

Đại sứ Vũ Hồng Nam cũng đề nghị, nên có kết nối trực tiếp với các doanh nghiệp lữ hành của hai nước để chuẩn bị tour lớn. Có thể tập trung vào mảng doanh nghiệp Nhật Bản vì 2 năm qua doanh nghiệp Nhật vào Việt Nam không nhiều.

"Họ chờ chúng ta mở cửa. Vì thế, chúng ta cần có những hội nghị, tọa đàm để trao đổi xem bạn muốn gì để có những cái đáp ứng cụ thể đối với từng thị trường".

Đại sứ quán "cũng đã gặp gỡ một số doanh nghiệp, công ty du lịch, và bạn rất phấn khởi khi nghe tin Việt Nam mở cửa, tuy nhiên họ cũng rất thận trọng. Mỹ và Nhật Bản là hai thị trường nguồn, luôn nằm trong nhóm 5 thị trường khách sang Việt Nam hàng đầu và có hợp tác chặt chẽ với ngành du lịch Việt Nam trong những năm vừa qua".

Mở cửa du lịch: Hiểu để thích ứng và đón thời cơ
Trong giải thưởng The World's Best Awards 2021, Hội An được trang Travel+Leisure vinh danh trong hạng mục 15 thành phố tuyệt nhất châu Á. (Ảnh: Ngọc Thành)
Mở cửa du lịch: Hiểu để thích ứng và đón thời cơ

Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng cho biết, Pháp là một quốc gia có ngành du lịch phát triển và người Pháp có niềm đam mê với du lịch. Trước khi xảy ra đại dịch, trong vòng một năm có khoảng 49 triệu du khách Pháp ra nước ngoài và họ chi khoảng 60 tỷ USD vào du lịch mỗi năm.

Mở cửa du lịch: Hiểu để thích ứng và không vuột mất cơ hội vàng

Từ tháng 3, chính phủ Pháp bỏ quy định đeo khẩu trang và giấy thông hành y tế, người Pháp đang dần quay lại với thói quen đi du lịch. Nếu năm 2020 người Pháp ưu tiên lựa chọn du lịch trong nước và châu Âu, thì hiện nay khoảng 3/4 người Pháp sẵn sàng và lên kế hoạch du lịch ngoài châu Âu, trong đó 30% muốn đến châu Á.

Với Việt Nam, Pháp luôn là thị trường truyền thống nhờ vào mối liên hệ lịch sử, văn hóa. Pháp đánh giá cao vẻ đẹp thiên nhiên, giá trị văn hóa, ẩm thực và con người Việt Nam.

Theo Đại sứ Đinh Toàn Thắng, “kỳ vọng mở cửa du lịch hiện nay từ hai phía rất lớn. Việt Nam được Pháp xếp vào nhóm nước xanh, an toàn và du khách Pháp cũng chờ đợi thông tin mở cửa lại du lịch của Việt Nam”.

Đại sứ kiến nghị, khi mở cửa du lịch, cần phải cố gắng nhất quán, rõ ràng đảm bảo tiết kiệm cho khách du lịch; công bố rõ toàn bộ các vấn đề liên quan đến nhập cảnh, khai báo, di chuyển, lưu trú.

Không chỉ vậy, cần chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, nguồn lực. Bởi người Pháp ưu tiên du lịch bền vững, họ quan tâm rất nhiều đến yếu tố môi trường cũng như phương tiện di chuyển cần phải đảm bảo thân thiện với môi trường, xu hướng du lịch chậm, kết hợp với du lịch và làm việc từ xa.

Ngoài ra, họ cũng ưu tiên các loại du lịch an toàn, ngoài trời, xanh, vận động và du lịch nhỏ ở nông thôn tập trung ít người.

Đại sứ thông tin thêm, 53% người Pháp ưu tiên lựa chọn sản phẩm du lịch có điều kiện linh hoạt hoãn, hủy và sử dụng công nghệ trong du lịch.

“Chúng ta nên áp dụng khoa học công nghệ như đặt phòng, vé trực tuyến thanh toán không tiếp xúc, soát vé, chứng nhận QR Code… cần được áp dụng rộng rãi hơn”.

Việt Nam cũng cần có kế hoạch sớm để chuẩn bị quảng bá cho các sự kiện lớn, các chương trình, sản phẩm du lịch hấp dẫn. Du lịch đi đôi với truyền thông, thậm chí truyền thông phải đi trước để nắm xu hướng.

Ông dẫn chứng tại Pháp, trong kế hoạch du lịch công bố tháng 11/2021 thì hướng đến các sự kiện quảng bá trong năm tới, trong đó có cả giải Vô địch thế giới về bóng bầu dục năm 2023 hay Thế vận hội mùa Hè năm 2024.

Năm 2023 là năm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 10 năm đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp và 50 năm kỷ niệm Hiệp định Paris, theo Đại sứ, đây là dịp quan trọng để quảng bá du lịch Việt Nam.

Mở cửa du lịch: Hiểu để thích ứng và không vuột mất cơ hội vàng
Mở cửa du lịch: Hiểu để thích ứng và đón thời cơ

Chuyến bay SQ192 của hãng hàng không Singapore Airlines từ Singapore đến Hà Nội hạ cánh trưa 15/3. Đã có 52 hành khách quốc tế mua vé đi chuyến bay này.

Mở cửa du lịch: Hiểu để thích ứng và không vuột mất cơ hội vàng

Đại sứ Việt Nam tại Singapore Mai Phước Dũng cho hay, "có một số khách quốc tế và khách Singapore khi ra sân bay phải quay lại vì không có hướng dẫn cụ thể. Lẽ ra lượng khách còn đông hơn nhiều, song do những quy định còn thiếu, chậm, chưa rõ ràng về chính sách thị thực và y tế khiến chúng ta vuột mất".

Singapore tuy có dân số nhỏ nhưng lượng người đi du lịch khá lớn.

Theo Đại sứ Mai Phước Dũng, người Singapore và cộng đồng quốc tế đang làm việc tại Singapore rất mong chờ được quay lại Việt Nam, họ mừng khi biết nước ta đã mở cửa đón du khách quốc tế.

Singapore hiện mới chỉ mở cửa du lịch cho 30 quốc gia, trong đó có Việt Nam chính thức áp dụng từ ngày 16/3.

Singapore không chỉ có người đi du lịch rất mong Việt Nam mở cửa, mà còn có các nhà doanh nghiệp làm ăn đầu tư rất lớn. Đặc biệt sau chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, các doanh nghiệp rất hào hứng quay lại Việt Nam vì có rất nhiều dự án, họ rất mong Việt Nam sớm có chính sách về mặt y tế .

Theo quy định của Singapore, tất cả những người nhập cảnh không phải cách ly nếu có điều kiện sau: Có xét nghiệm PCR hoặc test nhanh âm tính trong vòng 48 tiếng trước khi sang Singapore; phải làm giấy đi xin phép nhập cảnh qua online trước một tuần đến 60 ngày. Số lượng người nhập cảnh Singapore một ngày không quá 10.000 người.

Mở cửa du lịch: Hiểu để thích ứng và không vuột mất cơ hội vàng
Mở cửa du lịch: Hiểu để thích ứng và không vuột mất cơ hội vàng

Theo Đại sứ Việt Nam tại Australia Nguyễn Tất Thành, Australia có chính sách nhập cảnh rất thận trọng.

Tuy nhiên, từ năm 2021, khi quyết định sống chung với Covid-19, cùng tỷ lệ tiêm vaccine đạt trên 95% nên nước này đã có chính sách mở cửa du lịch. Trong đó, xứ sở chuột túi từng bước mở cửa cho New Zealand từ tháng 4/2021, đến tháng 12 là Nhật Bản và Hàn Quốc. Và đến ngày 21/2 vừa qua, nước này đã mở cửa hoàn toàn với thế giới.

Du khách vào Australia không cần cách ly, đeo khẩu trang và thủ tục rất đơn giản, chỉ cần Giấy chứng nhận tiêm vaccine và Giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19. Nếu là test nhanh thì có hiệu lực trong 24 giờ, với PCR hiệu lực trong 72 giờ.

Đặc biệt, việc quảng bá du lịch được đẩy mạnh từ 2021, đầu năm 2022. Australia đã chi đến 40 triệu USD để quảng bá du lịch ở nhiều nước và trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Từ kinh nghiệm của Australia, Đại sứ Nguyễn Tất Thành kiến nghị, để thu hút khách du lịch đến Việt Nam, thủ tục nhập cảnh càng đơn giản càng tốt. Đây cũng chính là lý do vì sao Australia thu hút được đông đảo du khách trong thời gian ngắn như vậy.

Minh chứng cho điều này, Đại sứ thống kê, từ 21/2 đến nay, có 9 chuyến bay trực tiếp từ Việt Nam đến Australia thì 80% số ghế có khách.

Australia hiện là thị trường du lịch đứng thứ 5 của Việt Nam với khoảng 500.000-600.000 lượt du khách. Do đó, Đại sứ Nguyễn Tất Thành mong Tổng cục Du lịch có chính sách quảng bá, tiếp thị du lịch tại Australia một cách mạnh mẽ hơn nữa.

Mở cửa du lịch: Hiểu để thích ứng và không vuột mất cơ hội vàng
Mở cửa du lịch: Hiểu để thích ứng và không vuột mất cơ hội vàng

Từ Ấn Độ, Đại sứ Phạm Sanh Châu đã chia sẻ về tiềm năng cho ngành lữ hành của Việt Nam, đồng thời, gợi ý một số phương cách giúp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp xanh thu hút du khách Ấn Độ.

Theo Đại sứ Phạm Sanh Châu, truyền thông phải đi đôi với du lịch, vì vậy, đẩy mạnh truyền thông chính là giải pháp thu hút khách khi Việt Nam bắt đầu mở cửa du lịch.

Mở cửa du lịch: Hiểu để thích ứng và không vuột mất cơ hội vàng

Tại Ấn Độ, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đều có quỹ thưởng cuối năm cho nhân viên, hoặc dùng quỹ này để tổ chức cho nhân viên đi du lịch với khoảng 10-50 triệu/người.

Kể từ sau đám cưới của đại gia Ấn Độ ở Phú Quốc (Kiên Giang) và Đà Nẵng năm 2019, ngày càng nhiều người trong giới giàu có của Ấn Độ quan tâm tới Việt Nam.

Ở Ấn Độ có khoảng 20 doanh nghiệp chuyên tổ chức các tour du lịch kết hợp tổ chức đám cưới, khoảng 100-1.000 đám cưới mỗi năm.

Vì vậy, theo Đại sứ, các công ty du lịch của Việt Nam có thể tiếp cận, làm việc với các tập đoàn lớn của Ấn Độ hoặc các doanh nghiệp chuyên tổ chức tour đám cưới để đón du khách đến Việt Nam.

Vừa qua, có một đoàn 250 khách có khả năng chi trả cao của Ấn Độ muốn đến Việt Nam nhưng đã chuyển hướng đến Bangkok (Thái Lan) do điều kiện nhập cảnh dễ dàng hơn.

Mặt khác, người Ấn Độ thường đi du lịch theo nhóm đông vài chục người, cả đại gia đình 3 thế hệ, họ có tâm lý thích mặc cả, do đó, các doanh nghiệp du lịch nên có ưu đãi cho họ.

Đại sứ Phạm Sanh Châu cho rằng, “thời gian qua, nhu cầu du lịch của người Ấn như chiếc lò xo bị nén lại. Hiện Ấn Độ đã mở cửa, du khách không còn bị hạn chế, vì vậy Việt Nam cần đẩy mạnh truyền thông tới phân khúc khách này.

Tổng cục Du lịch nên lên kế hoạch xây dựng video về du lịch đám cưới ở Việt Nam. Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ sẽ hỗ trợ quảng bá.

***

Việt Nam đã mở cửa du lịch ngày 15/3, khôi phục chính sách miễn thị thực đơn phương cho công dân ở 13 quốc gia, mở thêm nhiều đường bay trong và ngoài nước, các hoạt động xúc tiến du lịch đang được thực hiện ở nhiều địa phương.

Để việc mở cửa du lịch đạt hiệu quả, sớm đạt mục tiêu 5 triệu khách trong năm nay, ngành du lịch Việt Nam cần bắt kịp xu hướng du lịch mới, hiểu được nhu cầu của du khách, từ đó có các chính sách phù hợp để không vuột mất cơ hội vàng.

Mở cửa du lịch: Hiểu để thích ứng và không vuột mất cơ hội vàng

Thực hiện: Nguyễn Hồng

Đọc thêm

Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

"Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Brazil 112 năm trước chính là biểu tượng cho sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc. Dù cách xa nửa vòng trái đất, nhưng nhân dân hai nước đã có những điểm chung..." Đại sứ Việt Nam tại Brazil Bùi Văn Nghị trả lời phỏng vấn Báo Thế giới và Việt Nam trước thềm chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

‘Nước Mỹ trên hết’, ‘chia sẻ trách nhiệm’, ‘áp lực tối đa’, ‘cây gậy và củ cà rốt’… sẽ là những cách tiếp cận mới trong chính sách đối ngoại mang ‘thương hiệu’ riêng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Chuyến công tác nhiều lần 'đầu tiên' đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chuyến công tác nhiều lần 'đầu tiên' đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chuyến công tác 8 ngày với gần 80 hoạt động của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đạt được kết quả tốt đẹp trên cả bình diện song phương và đa phương.
Trung Quốc dành nhiều biệt lệ đón tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân

Trung Quốc dành nhiều biệt lệ đón tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân

Trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm từ ngày 18-20/8, Đảng, Nhà nước Trung Quốc thu xếp đón tiếp đặc biệt trọng thị, bố trí các biện pháp lễ tân, an ninh cao nhất theo nghi thức chuyến thăm cấp Nhà nước với nhiều biệt lệ, thể hiện sự coi trọng quan hệ với Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam và cá nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa đối ngoại Việt Nam lên tầm cao mới

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa đối ngoại Việt Nam lên tầm cao mới

"Những thành tựu đối ngoại của Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua có những dấu ấn to lớn, quan trọng, có ý nghĩa lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng", Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh trong cuộc trả lời phỏng vấn về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với công tác đối ngoại.
'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

Việc Mỹ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ nhất quán, phù hợp với việc tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, cụ thể hóa các cam kết để mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người tiêu dùng của cả hai nước. Chính việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ giúp đẩy nhanh việc chuyển dịch chuỗi cung ứng, phù hợp với chiến lược friend-shoring của Mỹ để sắp xếp lại chuỗi cung ứng đến các quốc gia an toàn và đáng tin cậy.