Mở cửa lại nền kinh tế như thế nào khi Covid-19 có thể là ‘phần tất yếu’ của cuộc sống?

Hoàng Nam
Covid-19 có thể sẽ là "phần tất yếu" của thế giới. Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã có chủ trương và đang chuẩn bị kỹ lưỡng để trong thời gian tới có thể vừa mở cửa lại nền kinh tế, vừa sống chung an toàn với dịch.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Những ngày này, khắp các tuyến phố lớn ở Hà Nội đã được trang trí các cụm pano, cờ, băng rôn, khẩu hiệu nhằm tuyên truyền, cổ động để cuộc bầu cử thật sự trở thành ngày hội của toàn dân.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2021, Thủ tướng nhấn mạnh, kiểm soát tốt dịch Covid-19 là yếu tố quyết định phục hồi kinh tế, đồng thời yêu cầu xây dựng kế hoạch kịch bản phục hồi và thúc đẩy kinh tế trong điều kiện mới.

Chấp nhận sống chung với Covid-19

Ngày 7/9, một quan chức của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định: Covid-19 có thể sẽ là "phần tất yếu" của thế giới trong bối cảnh virus SARS-CoV-2 gây ra căn bệnh này vẫn tiếp tục biến đổi ở những quốc gia chưa tiêm hoặc có tỷ lệ tiêm chủng vaccine thấp; những hy vọng trước đó về việc xóa sổ hoàn toàn đại dịch cũng đang dần nguội tắt.

Quan chức này cho rằng, virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 sẽ luôn tồn tại và cuối cùng sẽ trở thành một dạng virus giống như những virus gây đại dịch cúm hay những loại virus khác từng ảnh hưởng đến con người.

Trước đó, WHO khẳng định, các loại vaccine phòng bệnh không thể đảm bảo thế giới sẽ xóa sổ được đại dịch Covid-19 giống như với một số loại virus khác. Như vậy, rõ ràng, trong bối cảnh hiện nay, tăng cường tiêm vaccine, hướng tới sống chung với dịch là xu hướng chung của hầu hết các nước.

Tại Việt Nam, trải qua 4 đợt dịch, đặc biệt là đợt dịch từ cuối tháng 4/2021, cả nước phải áp dụng các biện pháp giãn cách nghiêm ngặt tại nhiều địa phương, ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của người dân và đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề.

Trong 8 tháng vừa qua, mặc dù Việt Nam đạt được một số kết quả nhưng nền kinh tế tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Nhiều địa phương phải kéo dài thời gian giãn cách, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân, làm gián đoạn nhiều hoạt động kinh tế-xã hội và sản xuất kinh doanh của một bộ phận doanh nghiệp.

Việc đóng cửa nền kinh tế tác động rất lớn đến tình hình kinh tế và xã hội nói chung và doanh nghiệp nói riêng.

Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 8 tháng đầu năm 2021 là 85,5 nghìn, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó TP. Hồ Chí Minh có 24.000 doanh nghiệp, tăng 6,6%. Như vậy, trung bình mỗi tháng có gần 10,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 43,2 nghìn.

Với chủng mới Delta, hầu hết các quốc gia, kể cả nước có tỷ lệ tiêm chủng cao như Mỹ, Anh, Singapore cũng khó kiểm soát được mức độ lây nhiễm cộng đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ người mắc Covid-19 phải nhập viện và tử vong trong mức kiểm soát. Theo các thống kê, hầu hết bệnh nhân nhập viện đều chưa tiêm vaccine.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 ngày 6/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nói, để phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch năm 2021, trước mắt cần ưu tiên cao nhất cho việc sớm kiểm soát dịch bệnh, đồng thời từng bước khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh ở những nơi bảo đảm an toàn dịch bệnh.

Thủ tướng nhấn mạnh, kiểm soát tốt dịch bệnh là yếu tố quyết định phục hồi kinh tế, yêu cầu xây dựng kế hoạch kịch bản phục hồi và thúc đẩy kinh tế trong điều kiện mới.

Trong bối cảnh hiện tại, nhiều chuyên gia cũng đồng tình rằng, đã đến lúc mở cửa trở lại nền kinh tế và học cách sống chung với dịch bệnh trong điều kiện bình thường mới.

TS. Cấn Văn Lực, Kinh tế trưởng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) khẳng định, mở cửa nền kinh tế là chủ trương hoàn toàn chính xác. Bởi lẽ, các biến thể của virus gây Covid-19 ngày càng phức tạp và luôn thay đổi, rất khó để có thể triệt tiêu hoàn toàn.

Mở cửa lại nền kinh tế bằng cách nào?

Xác định rằng không thể đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng tuyệt đối và thiệt hại do đóng cửa nền kinh tế kéo dài, hiện một số nước trong khu vực với tỷ lệ tiêm vaccine Covid-19 cao như Singapore, Thái Lan đã mở cửa nền kinh tế và chấp nhận sống chung với dịch.

Rõ ràng, việc mở cửa trở lại nền kinh tế là cần thiết nhưng mở thế nào để người dân được an toàn và doanh nghiệp hoạt động ổn định là điều mà ai cũng quan tâm. Ông Cấn Văn Lực cho rằng, nới lỏng nhưng vẫn phải an toàn, linh hoạt, thích ứng hơn với điều kiện mới.

Cụ thể hơn, theo chuyên gia kinh tế này, phải đẩy nhanh tiêm vaccine, tuân thủ nghiêm 5K, chủ động tích cực ứng dụng công nghệ thông tin và dữ liệu trong phòng chống dịch; các quyết định đưa ra phải nhận được sự đồng lòng giữa người dân, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước.

Ông Lực nhấn mạnh: “Phải có kế hoạch, kịch bản chi tiết. Ví dụ nếu xảy ra F0 thì phải xử lý như thế nào từ người dân đến doanh nghiệp, chính quyền chứ không phải thấy F0 là đóng cửa ngay nhà máy”.

Nhà kinh tế trưởng của BIDV cho rằng, chấp nhận mở cửa thì không thể không có F0 nhưng phải làm gì để doanh nghiệp vẫn duy trì được hoạt động. Sống chung với dịch trong tình hình mới tức là người nhiễm bệnh thì được đi chữa, người khỏe thì phải được đi làm.

Về vấn đề này, trao đổi với TG&VN, TS. Phạm Công Hiệp, Khoa Kinh doanh và Quản trị, Đại học RMIT nói, về cơ bản, việc mở cửa lại nên cân nhắc kỹ hai nhóm điều kiện chính: Kinh tế và xã hội.

Theo TS. Hiệp, nhóm thứ nhất là về điều kiện kinh tế, phụ thuộc vào khả năng sản xuất và trang thiết bị của doanh nghiệp trong điều kiện hạn chế do dịch bệnh.

TS. Phạm Công Hiệp, Khoa Kinh doanh và Quản trị, Đại học RMIT. (Ảnh: MN)
TS. Phạm Công Hiệp, Khoa Kinh doanh và Quản trị, Đại học RMIT. (Ảnh: MN)

Cho dù mở cửa hoạt động lại, doanh nghiệp ở hầu hết các lĩnh vực sẽ phải thay đổi phương thức hoạt động như thực hiện giãn cách giữa người lao động và khách hàng, trang bị tấm che ngăn cách, giảm số lượng khách trong cùng không gian, giảm thiểu giao tiếp trực tiếp, và sử dụng công nghệ nhiều hơn.

Ông Hiệp nhấn mạnh: “Số lượng lao động trong các khu công nghiệp, nhà xưởng sẽ phải giảm khá lớn, lượng hành khách trên máy bay, xe khách, nhà hàng cũng phải giảm tương tự, trong khi chi phí vận hành, nhà xưởng không giảm tương xứng, dẫn đến tăng chi phí hoạt động trong doanh nghiệp”.

Một mặt nữa là người lao động cũng sẽ phải xét nghiệm Covid-19 thường xuyên để đáp ứng yêu cầu kiểm soát dịch của Chính phủ. Điều này cũng sẽ tăng gánh nặng cho người lao động và doanh nghiệp.

Nhóm điều kiện thứ hai về mặt xã hội, theo TS Hiệp, là sự chấp nhận của chính phủ và cộng đồng về tỷ lệ hợp lý lây nhiễm cộng đồng và tỷ lệ tử vong do bệnh dịch.

Ông Hiệp khẳng định: “Như vậy, thay vì đối xử tất cả như nhau, những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine nên được tham gia hoạt động xã hội và sản xuất “thoáng hơn” so với những người chưa được tiêm mũi nào”.

Ngoài ra, theo chuyên gia từ Đại học RMIT, việc thống nhất các biện pháp phòng chống dịch ở tất cả các tỉnh thành là rất quan trọng trong việc đảm bảo lưu thông hàng hóa và sản xuất.

Một số ví dụ gần đây khi xe vận chuyển hàng hóa vào một số tỉnh thành phải sang tải, đổi xe, đổi tài xế gây phát sinh chi phí, thời gian và bất ổn trong việc lên kế hoạch sản xuất và thời gian giao hàng. Các thành phố lớn sẽ không thể hoạt động bình thường nếu các tỉnh thành lân cận không phối hợp các nỗ lực mở cửa.

Ông Hiệp nói: “Có thể chấp nhận một số khác biệt trong biện pháp chống dịch nhằm đáp ứng khả năng y tế của từng địa phương, nhưng chúng ta cần xác định các ngành sản xuất dịch vụ đòi hỏi tính liên kết cao giữa các địa phương để có biện pháp giải tỏa thông suốt liên tỉnh, có biện pháp nhất quán từ trung ương.

Có như vậy mới đảm bảo từng bước mở cửa nền kinh tế và kiểm soát dịch hiệu quả trong giai đoạn đáp ứng mới với đại dịch”.

Còn theo TS. Lê Hồng Phước, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh: Trong bối cảnh của Việt Nam, nếu tính đến chuyện sống chung với dịch, mở cửa lại nền kinh tế, có thể học tập kinh nghiệm của các nước đi trước, đó là "giấy thông hành y tế" và tăng cường tiêm vaccine.

“Một điều nữa có thể học đó là cách làm có lộ trình: Tháo bỏ có lộ trình các biện pháp giãn cách tùy theo tình hình. Độ phủ vaccine của Việt Nam hiện ở mức thấp nên khi muốn làm như những nước có độ phủ vaccine cao thì bạn cẩn thận 1, chúng ta phải cẩn thận 10”, Tiến sĩ Phước nói.

TS. Phạm Công Hiệp cũng nhấn mạnh, hiện các nước mở cửa lại nền kinh tế đều áp dụng biện pháp giảm quy mô và mức độ tập trung xã hội, nhằm giảm thiểu nguy cơ lây lan cộng đồng.

Nếu không, việc mở cửa lại nền kinh tế sẽ phải đối mặt nguy cơ lây nhiễm lan rộng và các hệ quả xã hội nghiêm trọng.

Covid-19 thế giới 13/9: Số ca ở Mỹ giảm mạnh hai ngày cuối tuần; Trung Quốc có ổ dịch mới; vaccine Pfizer gây nguy cơ viêm cơ tim với trẻ em nam

Covid-19 thế giới 13/9: Số ca ở Mỹ giảm mạnh hai ngày cuối tuần; Trung Quốc có ổ dịch mới; vaccine Pfizer gây nguy cơ viêm cơ tim với trẻ em nam

Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận gần 225,5 triệu ca mắc Covid-19, trong đó có hơn 4,64 triệu bệnh nhân ...

Ảnh ấn tượng tuần 6-12/9: Tổng thống Nga bên linh cữu phụ tá thân cận; người vợ Mỹ hạnh phúc đón chồng về từ Afghanistan và Triều Tiên duyệt binh

Ảnh ấn tượng tuần 6-12/9: Tổng thống Nga bên linh cữu phụ tá thân cận; người vợ Mỹ hạnh phúc đón chồng về từ Afghanistan và Triều Tiên duyệt binh

Tổng thống Nga dự lễ tang Đại tướng Yevgeny Zinichev; người vợ Mỹ vui mừng đón chồng về từ Afghanistan, tình hình Covid-19 ở Đông ...

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 18-25/11.
Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024, Giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Hai yếu tố gây sức ép lên kim loại quý. Giá vàng nhẫn, vàng miếng thuận đà ...
Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Ban tổ chức đã vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc nhất của cuộc thi tham gia cuộc thi ảnh nghệ thuật 'Tự hào một dải biên cương'.
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề ‘Kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam’

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề ‘Kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam’

Một số nhận thức cơ bản về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tổng Bí thư nhấn mạnh, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên ...
Tập đoàn Ericsson mong muốn nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, công nghệ mới tại Việt Nam

Tập đoàn Ericsson mong muốn nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, công nghệ mới tại Việt Nam

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Ericsson đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam, không chỉ mở rộng thương mại mà còn hợp tác theo chiều sâu, mang tính chiến ...
Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024, Giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Hai yếu tố gây sức ép lên kim loại quý. Giá vàng nhẫn, vàng miếng thuận đà giảm.
Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Tình hình đặc biệt lo ngại, dự trữ khí đốt đang cạn kiệt nhanh chóng

Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Tình hình đặc biệt lo ngại, dự trữ khí đốt đang cạn kiệt nhanh chóng

Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng mới khi nguồn dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng cùng với nguy cơ gián đoạn nguồn cung từ Nga.
Cơ hội nghìn năm có một để Mỹ và châu Âu 'đánh thức' Dòng chảy phương Bắc 2, Nga cũng muốn điều này?

Cơ hội nghìn năm có một để Mỹ và châu Âu 'đánh thức' Dòng chảy phương Bắc 2, Nga cũng muốn điều này?

Doanh nhân Stephen P. Lynch đề nghị các quan chức Mỹ cho phép đấu thầu đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2 của Nga.
Đón ông Trump trở lại, Trung Quốc đã sẵn sàng mở kho 'vũ khí trả đũa', có một vấn đề khổng lồ 'cứu' kinh tế

Đón ông Trump trở lại, Trung Quốc đã sẵn sàng mở kho 'vũ khí trả đũa', có một vấn đề khổng lồ 'cứu' kinh tế

Với nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump tại Nhà Trắng, thuế quan là một nỗi lo với phần còn lại của thế giới, đặc biệt là Trung Quốc.
Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Giá vàng lại tăng vọt bất chấp mọi trở ngại, tin địa chính trị 'nóng hổi' thị trường 'nóng rẫy', còn cơ hội đầu tư không?

Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Giá vàng lại tăng vọt bất chấp mọi trở ngại, tin địa chính trị 'nóng hổi' thị trường 'nóng rẫy', còn cơ hội đầu tư không?

Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Giá vàng lại tăng vọt bất chấp mọi trở ngại, tin địa chính trị 'nóng hổi' thị trường 'nóng rẫy', còn cơ hội đầu tư không?
Tiền điện tử đang thao túng nhận thức của công chúng, làm xao nhãng nhà đầu tư vàng?

Tiền điện tử đang thao túng nhận thức của công chúng, làm xao nhãng nhà đầu tư vàng?

Chuyên gia cảnh báo rằng sự tăng giá của bitcoin đang tạo cảm giác an toàn giả tạo cho nhà đầu tư, cho rằng tiền điện tử không ổn định như vàng.
Bất động sản mới nhất: Địa ốc Việt Nam hút vốn nhà đầu tư ngoại, bất ngờ về giá căn hộ tại TPHCM, quyền của chủ sở hữu nhà ở

Bất động sản mới nhất: Địa ốc Việt Nam hút vốn nhà đầu tư ngoại, bất ngờ về giá căn hộ tại TPHCM, quyền của chủ sở hữu nhà ở

Vốn FDI đổ vào địa ốc tăng mạnh, khảo sát giá căn hộ một số dự án TPHCM, quy định về quyền của chủ sở hữu nhà ở… là tin bất động sản (BĐS) mới ...
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11: USD nhắm mốc 110, EUR 'bi quan'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11: USD nhắm mốc 110, EUR 'bi quan'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11 ghi nhận USD duy trì được vị thế vững chắc.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Phiên bản di động