Mở ra không gian hợp tác rộng lớn hơn cho quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Brazil

Nhất Phong
Với nền tảng quan hệ tốt đẹp trong hơn 3 thập kỷ qua, chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và hoạt động song phương tại Brazil của Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều ý nghĩa quan trọng, cả song phương và đa phương, mở ra không gian hợp tác rộng lớn hơn cho Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Mở ra không gian hợp tác rộng lớn hơn cho quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Brazil
Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva và Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến thăm Brazil, tháng 9/2023.

Chuyến công tác tại Brazil của Thủ tướng Phạm Minh Chính diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Brazil kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (8/5/1989-8/5/2024) và 17 năm Đối tác toàn diện (5/2007-5/2024) với nhiều hoạt động đa dạng và ý nghĩa.

35 năm hợp tác chặt chẽ và tin cậy

Việt Nam và Brazil tuy ở cách xa nhau nhưng người dân hai nước có nhiều đặc tính tương đồng như sự chân tình, lòng mến khách, thắm tình hữu nghị và cởi mở. Ngày 8/5/1989, hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, mở ra thời kỳ hợp tác lâu dài và ổn định cho quan hệ song phương.

Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Brazil đã xây dựng mối quan hệ vững chắc và toàn diện trên cơ sở tin cậy chiến lược và hiểu biết lẫn nhau.

Hai nước thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện nhân chuyến thăm chính thức Brazil của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (tháng 5/2007), góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ trên tất cả các lĩnh vực, trên tất cả các kênh đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, ngoại giao nghị viện và đối ngoại nhân dân.

Quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước ngày càng được củng cố thông qua sự bổ trợ lẫn nhau của hai nền kinh tế, sự tương đồng về lợi ích và gắn kết sâu sắc giữa nhân dân hai nước.

Việt Nam luôn coi trọng vị thế quốc tế ngày càng gia tăng của Brazil và mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước. Brazil chủ trương đẩy mạnh chính sách đa dạng hóa quan hệ, trong đó coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Brazil ngày càng chặt chẽ và tin cậy thể hiện qua kết quả các chuyến thăm, tiếp xúc thường xuyên giữa lãnh đạo cấp cao và các cấp bộ, ngành hai nước.

Đáng chú ý có chuyến thăm chính thức Brazil của: Chủ tịch nước Lê Đức Anh (tháng 10/1995); Chủ tịch nước Trần Đức Lương (tháng 11/2004); Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (tháng 3/2006); Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (tháng 5/2007); Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Lula da Silva nhân dịp dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng tại Hiroshima (Nhật Bản) (tháng 5/2023); Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng Ngoại giao Brazil Mauro Vieira tại Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tại Pháp (tháng 6/2023); Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức (tháng 9/2023).

Về phía Brazil có các chuyến thăm chính thức Việt Nam của: Tổng thống Lula da Silva (tháng 7/2008), trở thành nguyên thủ đầu tiên và duy nhất của Brazil từng đến Việt Nam; Bộ trưởng Ngoại giao Antonio de Aguiar Patriota (tháng 7/2012); Bộ trưởng Ngoại giao Aloysio Nunes Ferreira (tháng 9/2017 và tháng 5/2018); Bộ trưởng Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Luciana Santos (tháng 11/2023); Bộ trưởng Ngoại giao Brazil Mauro Vieira (tháng 4/2024).

Mở ra không gian hợp tác rộng lớn hơn cho quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Brazil
Lãnh đạo Việt Nam và Brazil chứng kiến hai bên ký kết thoả thuận hợp tác. (Nguồn: TTXVN)

Gần đây nhất, chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến Brazil (tháng 9/2023) là dấu mốc quan trọng trong quan hệ giữa hai nước.

Trong chuyến thăm, hai bên ra Thông cáo chung, thống nhất các biện pháp tăng cường hợp tác chính trị, ngoại giao, quốc phòng, an ninh, thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, văn hóa du lịch, giao lưu nhân dân, cũng như nhất trí sớm nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược.

Cũng trong chuyến thăm này, 4 văn kiện quan trọng được ký kết liên quan đến lĩnh vực ngoại giao, giáo dục-đào tạo, quốc phòng, nông nghiệp, góp phần khai thác triệt để các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh.

Để hiện thực hóa những cam kết trong Thông cáo chung giữa hai nước trong chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Brazil tháng 9/2023, Brazil sau đó đã thực hiện hai chuyến thăm cấp bộ trưởng đến Việt Nam.

Trong chuyến thăm của Bộ trưởng Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Luciana Santos (tháng 11/2023), hai bên nhấn mạnh khả năng tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng như trí tuệ nhân tạo (AI), chuyển đổi số, ngành bán dẫn và công nghệ sinh học.

Trong khi đó, chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Mauro Vieira (tháng 4/2024) đã cụ thể hóa những cam kết của lãnh đạo hai nước trong Thông cáo chung, thảo luận các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam, đồng thời, chính thức chuyển thư của Tổng thống Brazil Lula da Silva mời Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 lần này tại Rio de Janeiro.

Đại sứ Việt Nam tại Brazil Bùi Văn Nghị đánh giá quan hệ Việt Nam-Brazil hiện nay đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil lần này thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam đối với Brazil, là minh chứng cho quyết tâm chính trị của lãnh đạo hai nước sớm đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới.

Hai nước duy trì hợp tác chặt chẽ tại các tổ chức quốc tế và diễn đàn đa phương, nhất là tại Liên hợp quốc và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Ngoài ra, hai bên phối hợp thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR).

Đối tác hàng đầu của nhau

Brazil hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh. Trong những năm qua, quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Brazil tăng nhanh, từ 1,53 tỷ USD năm 2011 lên 6,78 tỷ USD năm 2022; hơn 7,1 tỷ USD năm 2023; 10 tháng năm 2024 đạt 6,58 tỷ USD.

Hai nước phấn đấu nâng kim ngạch song phương lên 10 tỷ USD năm 2025 và 15 tỷ USD năm 2030.

Việt Nam xuất khẩu sang Brazil chủ yếu là thủy sản, cao su, dệt may, giày dép, sắt thép; và nhập khẩu từ Brazil các mặt hàng đậu tương, lúa mì, ngô, thức ăn gia súc và nguyên liệu, bông các loại.

Về đầu tư, tính lũy kế đến tháng 10/2024, Brazil có 7 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký 3,85 triệu USD, chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, bán buôn và bán lẻ, hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đón và hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Brazil Mauro Vieira, Hà Nội 10/4/2024
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Brazil Mauro Vieira tại Hà Nội, ngày 10/4/2024. (Ảnh: Tuấn Anh)

Theo Đại sứ Brazil tại Việt Nam Marco Farani, Brazil là một trong những nhà xuất khẩu thực phẩm lớn nhất thế giới và đóng vai trò quan trọng trong an ninh lương thực toàn cầu.

Đây là một trong những lý do chính khiến Chính phủ Brazil đặc biệt nhấn mạnh vấn đề đói nghèo trên thế giới, để mọi người có thể thoát khỏi nguy cơ đói nghèo và suy dinh dưỡng.

Hơn nữa, khoa học, công nghệ và đổi mới cũng là các trụ cột phát triển của Brazil và Chính phủ Brazil đã dành nguồn lực cho việc thực hiện các dự án trong các lĩnh vực này, như trí tuệ nhân tạo, sản xuất bán dẫn và chuyển đổi số. Brazil có công nghệ xanh và một tầm nhìn về cách hòa hợp mức độ sản xuất với tính bền vững.

Theo Đại sứ Farani, Việt Nam và Brazil là hai nền kinh tế có nhiều điểm tương đồng nhưng cũng có mức độ bổ sung cao, giúp thu hút các doanh nhân từ nhiều lĩnh vực và gia tăng triển vọng cho các cơ hội hợp tác mới.

Hai nước có điều kiện để làm phong phú thêm và đa dạng hóa hợp tác song phương, với nền kinh tế và chính sách ổn định, dân số ngày càng tăng, tỷ lệ lạm phát thấp, tỷ lệ việc làm cao và cam kết với đổi mới, phát triển bền vững và hòa nhập xã hội.

Còn theo Đại sứ Bùi Văn Nghị, Brazil là cửa ngõ để Việt Nam đi vào các thị trường khu vực Mỹ Latinh, ngược lại Việt Nam là cánh cửa để các doanh nghiệp Brazil thâm nhập thị trường Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các nước châu Á khác.

Brazil hiện là thành viên của Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR). Đại sứ Bùi Văn Nghị nhận định, với gần 300 triệu người tiêu dùng, chiếm khoảng 70% dân số Nam Mỹ, MERCOSUR là thị trường rất tiềm năng cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như may mặc, da giày, thủ công mỹ nghệ, thực phẩm chế biến.

Việt Nam mong muốn sớm khởi động đàm phán FTA với MERCOSUR. FTA giữa Việt Nam và MERCOSUR khi được ký kết sẽ tạo đột phá trong hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Brazil, mang lại kết quả thực chất cho doanh nghiệp và người dân hai nước.

Brazil có thể trở thành cầu nối giúp Việt Nam tiếp cận thị trường các nước Mỹ Latinh cũng như MERCOSUR. Trong khi đó, Việt Nam sẽ trở thành cầu nối giúp Brazil tiếp cận thị trường ASEAN rộng lớn với hơn 650 triệu dân và một thị trường lớn hơn với 800 triệu dân của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Đàm phán FTA Việt Nam-MERCOSUR đặt kỳ vọng đưa Hiệp định này thành động lực khai thác thị trường xuất khẩu khu vực Mỹ Latinh đối với hàng hóa của Việt Nam.

Khi FTA Việt Nam-MERCOSUR được ký kết sẽ mang lại nhiều cơ hội và lợi ích cho Việt Nam, từ việc mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư đến tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này không chỉ góp phần vào phát triển kinh tế của Việt Nam mà còn nâng cao vị thế của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Các đại biểu, nghệ sỹ Việt Nam và Brazil tham tại buổi hoà nhạc nhân kỷ niệm lần thứ 202 Quốc khánh Brazil (7/9/1822 - 7/9/2024) và 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Brazil, ngày 6/9, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội).
Các đại biểu, nghệ sĩ Việt Nam và Brazil tại buổi hoà nhạc nhân kỷ niệm lần thứ 202 Quốc khánh Brazil (7/9/1822 - 7/9/2024) và 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Brazil, ngày 6/9, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. (Ảnh: Đinh Hòa)

Mở ra cánh cửa hợp tác mới

Trên cơ sở nền tảng mối quan hệ tốt đẹp trong 35 năm qua và những triển vọng hợp tác trong thời gian tới, chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và hoạt động song phương tại Brazil lần này của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có nhiều ý nghĩa quan trọng.

Đại sứ Marco Farani đánh giá, chuyến công tác là minh chứng cho mức độ tiến bộ đáng kể trong việc xây dựng lòng tin giữa hai quốc gia qua nhiều năm, điều này khẳng định triển vọng tích cực trong việc làm sâu sắc thêm quan hệ song phương trong các lĩnh vực hợp tác quan trọng. Bên cạnh đó, chuyến công tác lần này cũng thể hiện cam kết của Việt Nam đối với các vấn đề quan trọng trên trường quốc tế như phát triển bền vững, giảm nghèo và phân bổ công bằng hơn quyền lực quyết định trên thế giới.

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình, sự hiện diện của Thủ tướng Chính phủ tại Brazil sẽ góp phần đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới, tăng cường cam kết và tin cậy chính trị, mở ra không gian hợp tác rộng lớn hơn, đưa quan hệ phát triển toàn diện, đi vào chiều sâu, bền vững, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.

Thứ trưởng Phạm Thanh Bình cho biết, trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20, dự kiến Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Lula da Silva để rà soát triển khai các thỏa thuận cấp cao đạt được trong chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Chính phủ hồi tháng 9/2023 và trao đổi các định hướng lớn, các biện pháp thực chất nhằm thúc đẩy quan hệ song phương lên tầm cao mới.

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng sẽ tham dự một số hoạt động song phương với Brazil nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, trong đó có tham gia Lễ khánh thành biển kỷ niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Rio de Janeiro.

Chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và các hoạt động song phương của Thủ tướng tại Brazil sẽ góp phần đưa quan hệ Việt Nam-Brazil lên tầm cao mới, tăng cường cam kết và tin cậy chính trị, mở ra không gian hợp tác rộng lớn hơn, đưa quan hệ phát triển toàn diện, đi vào chiều sâu, bền vững, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.

Đại sứ Brazil Marco Farani: Ngạc nhiên thấy một Việt Nam hoàn toàn mới

Đại sứ Brazil Marco Farani: Ngạc nhiên thấy một Việt Nam hoàn toàn mới

"Dù khoảng cách địa lý xa xôi, nhưng chính những nét tương đồng đã đưa hai quốc gia xích lại gần nhau hơn…", Đại sứ ...

Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

"Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Brazil 112 năm trước chính là biểu tượng cho sợi dây liên kết từ rất sớm giữa ...

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng có ý nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng có ý nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện

Nhận lời mời của Tổng thống Brazil, Chủ tịch G20 năm 2024 Luiz Inácio Lula da Silva và Tổng thống Dominica Luis Abinader, Thủ tướng ...

Thủ tướng dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức CH Dominica: Nâng cao vị thế đa phương, củng cố niềm tin song phương

Thủ tướng dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức CH Dominica: Nâng cao vị thế đa phương, củng cố niềm tin song phương

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa liên bang Brazil, Chủ tịch G20 Luiz Inácio Lula da Silva và Tổng thống Cộng hòa Dominica ...

Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Việt Nam luôn đóng góp tích cực và hiệu quả trong thúc đẩy chủ nghĩa đa phương trên thế giới, góp phần xây dựng một ...

Đọc thêm

Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã làm dậy sóng dư luận khi nhắc lại tuyên bố gây sốc muốn mua lại Greenland.
Điểm tin thế giới sáng 27/12: Thái Lan nhận lời BRICS, Thủ tướng Hàn Quốc bị kiến nghị luận tội, Belarus triển khai tên lửa Nga

Điểm tin thế giới sáng 27/12: Thái Lan nhận lời BRICS, Thủ tướng Hàn Quốc bị kiến nghị luận tội, Belarus triển khai tên lửa Nga

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 27/12.
Giá tiêu hôm nay 27/12/2024: Nhu cầu phục hồi, thị trường bước qua chu kỳ giảm, không nên nôn nóng bán hàng sớm

Giá tiêu hôm nay 27/12/2024: Nhu cầu phục hồi, thị trường bước qua chu kỳ giảm, không nên nôn nóng bán hàng sớm

Giá tiêu hôm nay 27/12/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 27/12/2024: Giá vàng vững bước đi lên, căng thẳng địa chính trị 'thổi lửa', thị trường 'sáng cửa' tăng

Giá vàng hôm nay 27/12/2024: Giá vàng vững bước đi lên, căng thẳng địa chính trị 'thổi lửa', thị trường 'sáng cửa' tăng

Giá vàng hôm nay 27/12/2024 ghi nhận thị trường thế giới được thúc đẩy bởi căng thẳng địa chính trị.
Yemen: Israel tấn công sân bay quốc tế Sanaa khi Tổng giám đốc WHO chuẩn bị lên máy bay

Yemen: Israel tấn công sân bay quốc tế Sanaa khi Tổng giám đốc WHO chuẩn bị lên máy bay

Israel đã tấn công nhiều mục tiêu có liên quan lực lượng Houthi ở Yemen, bao gồm sân bay quốc tế Sanaa và ba cảng dọc bờ biển phía Tây.
Vụ rơi máy bay tại Kazakhstan: Thêm tình tiết mới, NATO yêu cầu điều tra toàn diện, Nga phát cảnh báo chớ nên suy đoán

Vụ rơi máy bay tại Kazakhstan: Thêm tình tiết mới, NATO yêu cầu điều tra toàn diện, Nga phát cảnh báo chớ nên suy đoán

Một bình oxy đã phát nổ trong khoang hành khách của máy bay Embraer 190 trước khi rơi và những người trên máy bay bắt đầu mất ý thức.
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước LHQ về Tội phạm mạng (Công ước Hà Nội), nhiều quan chức LHQ đã lên tiếng đề cao văn kiện này.
Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine từng dẫn đầu thế giới trong ngành chế tạo tên lửa, và nước này đang có những tính toán thận trọng để lấy lại phong độ.
Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Năm 2025 sẽ là một năm đầy khó khăn với cả Ukraine và Nga trước nhiều yếu tố bất định.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Phiên bản di động