Mối tương giao Việt Nam-New Zealand trên tà áo dài của bà Đại sứ

Thu Trang
Đại sứ New Zealand Tredene Dobson đã đem văn hóa Việt Nam và New Zealand giao thoa, hội tụ trên một chiếc áo dài.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại sứ New Zealand Tredene Dobson trình quốc thư lên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 16/6. (Nguồn: TTXVN)
Đại sứ New Zealand Tredene Dobson trình Quốc thư lên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 16/6. (Nguồn: TTXVN)

Ngày 16/6, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Tredene Dobson đã trình Quốc thư lên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.

Lễ trình Quốc thư luôn là một dịp quan trọng với tất cả các Đại sứ. Đối với bà Tredene Dobson, sự kiện này còn có ý nghĩa hơn khi diễn ra vào đúng dịp kỷ niệm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-New Zealand (19/6/1975-19/6/2021).

Một tác phẩm nghệ thuật

Tại buổi lễ, Đại sứ New Zealand đã tạo cho mình điểm nhấn riêng khi mặc chiếc áo dài với hoa văn đặc biệt ý nghĩa do các nhà thiết kế của Việt Nam và New Zealand thực hiện.

Chủ đề xuyên suốt của chiếc áo dài là sự giao thoa và người lên ý tưởng cũng như chỉ đạo thiết kế áo dài “có một không hai” này chính là Đại sứ Tredene Dobson.

Nhà thiết kế Quyên Nguyễn may chiếc áo dài còn nhà thiết kế trẻ RaeRae Hemara của New Zealand sáng tạo các họa tiết vẽ tay.

Nhà thiết kế Hemara là một sinh viên chuyên ngành nghệ thuật sống tại vùng Whangarei, New Zealand. Tổ tiên (Whakapapa) của cô đến từ vùng Ngāpuhi, Ngati Wharara, Ngati Kaharau, Te Uri Taniwha, Ngati Hineira và Samoa.

Chiếc áo dài do chính Đại sứ New Zealand Tredene Dobson lên ý tưởng và chỉ đạo thiết kế với chủ đề xuyên suốt là sự giao thoa. (Nguồn: Zing)
Chiếc áo dài do chính Đại sứ New Zealand Tredene Dobson lên ý tưởng và chỉ đạo thiết kế với chủ đề xuyên suốt là sự giao thoa. (Nguồn: ĐSQ New Zealand/Zing)

Những hoa văn trên chiếc áo dài của Đại sứ Tredene Dobson được thiết kế dựa trên sự giao thoa văn hóa, lịch sử của người Maori (người bản địa New Zealand) và văn hóa Việt Nam.

Tà trước áo dài vẽ hình biểu tượng 5 đỉnh núi Manaia của vùng Te Tai Tokerau (đảo Bắc New Zealand), nơi sinh của bà Đại sứ, được tái hiện qua 5 hình tam giác trên thiết kế. Hoa văn này đồng thời đưa Đại sứ, vốn là người Maori bản địa, trở về với tūrangawaewae (cội nguồn) của bà.

Thổ dân Maori là những người Polynesian ở Thái Bình Dương. Là những người phát hiện New Zealand vào khoảng 1.200 năm trước, người Maori được xem là người bản xứ của New Zealand. Ngôn ngữ chính của người Maori là Maoritanga, có liên quan với tiếng Tahiti và tiếng Hawaii. Người Maori có tục lệ xăm hình lên mặt, giống như hoa văn chạm trổ trên gỗ.

Những họa tiết này được thiết kế hòa quyện cùng một bông hoa sen - quốc hoa của Việt Nam, tạo sự gắn kết hai nền văn hóa châu Á và châu Đại Dương.

Chia sẻ về chiếc áo dài độc đáo này, Đại sứ Tredene Dobson bày tỏ niềm “tự hào khi được mặc một tác phẩm nghệ thuật, sự kết hợp giữa các nữ nghệ nhân của hai nước Việt Nam và New Zealand, trong một ngày trọng đại như vậy”.

Tin liên quan
Những nước nào thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam trong tháng 6? Những nước nào thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam trong tháng 6?

Cùng với chiếc áo dài, Đại sứ Tredene Dobson khoác tấm áo choàng truyền thống Korowai của tộc trưởng hoàng gia Maori, do các nghệ nhân thủ công truyền thống vùng Ngāpuhi tự tay dệt. Bà Đại sứ cũng mang trong mình dòng máu của cả tộc Patuharakeke bên họ nội và tộc Tainui bên họ ngoại.

Hình ảnh nữ Đại sứ nước ngoài với tà áo dài dịu dàng, thướt tha, khoác bên ngoài là tấm áo choàng cao quý, bước đi "như có lửa" giữa hai hàng tiêu binh đã gây ấn tượng mạnh mẽ với bất kỳ ai có mặt trong buổi lễ trình Quốc thư.

Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước Nguyễn Việt Dũng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại New Zealand ấn tượng với bộ trang phục của bà Tredene Dobson.

Ông nhìn nhận bộ trang phục độc đáo như "một mẫu số chung kết nối hai nền văn hóa, thể hiện sự coi trọng mối quan hệ với Việt Nam của New Zealand, đồng thời như một khởi đầu đẹp cho nhiệm kỳ của Đại sứ Tredene Dobson, hướng tới sự hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực trong tương lai".

Hơn cả lời nói, sự kết hợp hài hòa bất ngờ của trang phục truyền thống Việt Nam và New Zealand trong một ngày trọng đại, vào một dịp đầy ý nghĩa, đã tự khẳng định mối quan hệ tốt đẹp, bền chặt giữa hai nước.

“Mặc trên mình bộ áo dài kết hợp với áo choàng Korowai khiến tôi cảm nhận sâu sắc mối tương giao hòa hợp của hai nước Việt Nam và New Zealand chúng ta”, bà Tredene Dobson khẳng định.

đi cùng với chiếc áo dài, Đại sứ Tredene Dobson còn khoác tấm áo choàng truyền thống Korowai của tộc trưởng hoàng gia Maori. (Nguồn: TTXVN)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Tredene Dobson. (Nguồn: TTXVN)

'Việt Nam cần, chúng tôi có!'

Trải qua 46 năm kể từ khi thiết lập, quan hệ Việt Nam-New Zealand đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực. Đặc biệt vào năm ngoái, quan hệ hai nước đã được nâng cấp lên Đối tác chiến lược, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quan hệ song phương.

Bất chấp những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, hai nước vẫn duy trì thành công việc đối thoại trực tuyến cấp cao thường xuyên về chính trị, hợp tác quốc phòng an ninh, tăng trưởng thương mại song phương và mở rộng liên kết giáo dục.

Theo Đại sứ Tredene Dobson, các cuộc hội đàm trực tuyến giữa các Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và các Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa qua là những ví dụ điển hình về cách hai bên duy trì các cuộc đối thoại cấp cao trong thời gian đại dịch.

Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 14 của New Zealand, kim ngạch hai chiều đạt 1,95 tỷ NZD tính đến tháng 3/2021.

Đại sứ Tredene Dobson cũng nhấn mạnh đà phát triển mạnh mẽ trong hợp tác quốc phòng và an ninh giữa hai nước. Việc triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động hợp tác quốc phòng 3 năm Việt Nam-New Zealand (2018-2021), Thỏa thuận triển khai hợp tác và đào tạo hoạt động gìn giữ hòa bình, cũng như các chuyến thăm cấp cao về lĩnh vực quốc phòng là tín hiệu cho thấy mối quan hệ quốc phòng song phương đang được chú trọng và tăng cường.

Trải qua 46 năm kể từ khi thiết lập, quan hệ Việt Nam-New Zealand đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực. (Nguồn: TTXVN)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chụp ảnh lưu niệm cùng các tân Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam, ngày 16/6. (Nguồn: TTXVN)

Là một người bạn của Việt Nam, New Zealand luôn sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam phát triển các lĩnh vực mà New Zealand có thế mạnh và Việt Nam ưu tiên cao như nông nghiệp, quản lý rủi ro thiên tai, giáo dục, đào tạo nghề và năng lượng tái tạo.

Về giáo dục, hằng năm chính phủ New Zealand cũng cung cấp nhiều suất học bổng cho sinh viên Việt Nam. Nhiều sinh viên Việt Nam lựa chọn giáo dục New Zealand và hợp tác giáo dục giữa hai bên được triển khai hiệu quả.

Theo Đại sứ Tredene Dobson, là một quốc gia nhỏ nhưng sáng tạo, New Zealand muốn chia sẻ kiến ​​thức chuyên môn và sản phẩm trí tuệ của mình với Việt Nam trong các lĩnh vực như nông nghiệp, an toàn thực phẩm, y tế, giáo dục và thủy sản trên cơ sở thương mại.

Tân Đại sứ tin tưởng trong tương lai, quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-New Zealand sẽ ngày càng sâu rộng và hòa hợp hơn nữa, đúng như ý nghĩa bà Tredene Dobson muốn gửi gắm trên tà áo dài của mình.

Đại sứ New Zealand đã tạo cho mình điểm nhấn riêng khi mặc chiếc áo dài với hoa văn đặc biệt ý nghĩa. (Nguồn: TTXVN)
Đại sứ New Zealand tạo cho mình điểm nhấn riêng khi mặc chiếc áo dài với hoa văn đặc biệt ý nghĩa. (Nguồn: TTXVN)

Quan hệ Việt Nam-New Zealand

19/6/1975: Thiết lập quan hệ ngoại giao;

Năm 1995: New Zealand mở Đại sứ quán tại Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán tại Thành phố Hồ Chí Minh;

Năm 2003: Việt Nam mở Đại sứ quán tại Wellington;

Năm 2009: Nâng cấp lên quan hệ Đối tác toàn diện;

Năm 2020: Nâng cấp lên quan hệ Đối tác chiến lược.

TIN LIÊN QUAN
Thượng đỉnh Nga-Mỹ: Bước đệm cho tương lai?
Cập nhật Covid-19 ngày 17/6: Tin vui về số ca nhiễm toàn cầu; Trung Quốc nói dịch có 'nhiều nguồn gốc', bao gồm Mỹ; thiết bị đo nồng độ CO2 báo virus
14 quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao (Phần 2)
Australia-New Zealand 'lên cót' cho nhau làm vai trò đầu tàu rộng lớn hơn ở Thái Bình Dương
Doanh nghiệp New Zealand cần suy nghĩ về đa dạng hóa thị trường

Xem nhiều

Đọc thêm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica

Tối ngày 21/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân đã rời Santo Domingo, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica.
Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền động lực vì tương lai

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền động lực vì tương lai

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng khẳng định vị thế Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế, mở ra động lực hợp tác vì tương lai phát ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Dominica

Ngày 21/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân dự Lễ khánh thành công trình tôn tạo tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Dominica

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Dominica

Nhân chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân, hai bên đã ra tuyên bố chung.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Trong vai trò thành viên UNCITRAL, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia vào tiến trình đàm phán và định hình các quy tắc của Luật Thương mại quốc tế...
Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ giúp giới thiệu, quảng bá văn hoá đặc sắc của các nước ASEAN và những người bạn tới công chúng Mỹ.
Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải khẳng định, Việt Nam luôn mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Cộng hòa Lithuania.
Đoàn lãnh đạo Quảng Ngãi làm việc với tỉnh Adana, Thổ Nhĩ Kỳ về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại

Đoàn lãnh đạo Quảng Ngãi làm việc với tỉnh Adana, Thổ Nhĩ Kỳ về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi và Adana trao đổi cụ thể về những định hướng hợp tác giữa hai địa phương, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động