Một năm xung đột Nga-Ukraine: Cơn địa chấn chính trị và tìm ánh sáng cuối đường hầm

Vũ Đăng Minh
Xung đột ở Ukraine trở thành tâm điểm thế giới năm 2022, với nhiều diễn biến bất ngờ, vấn đề phức tạp, nhiều hậu họa. Sau một năm sẽ thế nào?
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Ngày 20/4, Tổng thống Joe Biden bất ngờ xuất hiện ở Kiev trong tiếng còi báo động phòng không. Một ngày sau, 21/4, Tổng thống Putin đọc Thông điệp liên bang. Cùng ngày, nhà ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị thăm Nga. Trước đó, hàng loạt chuyến ngoại giao con thoi của Tổng thống Ukraine Zelensky và nhiều lãnh đạo châu Âu. Hội nghị An ninh Munich kéo dài 3 ngày bàn thảo “vẽ lại tầm nhìn”, giảm đối đầu, đối phó với thách thức toàn cầu. Nhưng vũ khí hạng nặng vẫn tiếp tục đổ về Ukraine…

Sự sôi động, va chạm đó dường như bị thu hút bởi dấu mốc một năm khởi đầu chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine (24/2/2023). Xung đột ở Ukraine trở thành tâm điểm của thế giới năm 2022, với nhiều vấn đề đặc biệt, phức tạp, thảm họa khó lường và tương lai khó đoán định.

Toàn cảnh phiên bỏ phiếu của Đại hội đồng LHQ thông qua Nghị quyết kêu gọi chấm dứt xung đột Nga-Ukraine, ở New York (Mỹ) ngày 23/2/2023. (Nguồn AFP)
Liên hợp quốc coi việc thông qua Nghị quyết kêu gọi chấm dứt xung đột Nga-Ukraine là thông điệp mạnh mẽ nhân tròn 1 năm ngày Nga phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine. (Nguồn: AFP)

Tại phiên họp đặc biệt lần thứ 11 chiều 23/2, với tỷ lệ 141 phiếu thuận, 7 phiếu chống và 32 phiếu trắng, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết không mang tính ràng buộc pháp lý kêu gọi Nga chấm dứt chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, đồng thời yêu cầu Moscow rút các lực lượng.

Đặc biệt, bất ngờ và không bất ngờ

Tổng thống Putin có lẽ đã cân nhắc khi đặt tên “Chiến dịch quân sự đặc biệt”. Đúng là nó đặc biệt về nhiều mặt. Vượt qua phạm vi cục bộ, nó lôi cuốn, tác động cả thế giới, như đánh giá của chuyên gia quân sự phương Tây: là xung đột lớn nhất ở châu Âu kể từ sau Thế chiến II. Nhiều vũ khí phương tiện sản xuất từ thập niên 1960, 1970 được kết hợp với các loại vũ khí phương tiện “thông minh”, trong vũ trụ, trên không, trên mặt đất, trên và dưới mặt biển, máy bay không người lái, robot..., nhờ ứng dụng lần đầu tiên trí tuệ nhân tạo (AI).

Hệ thống vệ tinh, trinh sát vũ trụ của Mỹ liên tục cung cấp tin tình báo quân sự cho Ukraine. Tỷ phú Elon Musk hỗ trợ bằng việc thiết lập hệ thống kết nối Internet vệ tinh Starlink. Các phương tiện thông tin thông minh cá nhân được sử dụng rộng rãi. Các hệ thống đó đã trinh sát xác định vị trí, thu thập tin tức đối phương, bảo đảm thông tin liên lạc, làm chiến trường càng “trong suốt”. Chiến tranh thông tin phát huy sức mạnh to lớn, tin giả tràn ngập, tin tình báo quân sự công khai có chủ đích; thực chiến và nghi binh đan xen, thực hư, đúng, sai, thắng bại khó phân định. Nhiều hãng thông tấn, báo chí chính thống của Nga bị hạn chế ở trời Âu.

Cùng với quân đội chính quy, các tổ chức quân sự tư nhân cũng tham gia khá hiệu quả vào hoạt động tác chiến. Các nhân tố trên cùng với mục tiêu của từng đợt tác chiến và kết quả thực tế dẫn đến sự thay đổi lớn về phương thức tác chiến. Trong hơn một tháng đầu, Nga thực hiện đòn đánh chớp nhoáng, rộng khắp bằng hỏa lực mạnh kết hợp với đổ bộ bao vây, tiến công nhiều thành phố, phá hủy tiềm lực, cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraine. Sau đó, Nga chuyển sang tiến công có trọng điểm ở mặt trận Đông Nam, giữ các địa bàn đã kiểm soát. Hiện Nga sẵn sàng tiến hành đợt tác chiến lớn trong mùa Xuân năm 2023.

Sau choáng váng ban đầu, Ukraine khai thác yếu tố thời tiết, địa hình, các loại vũ khí được viện trợ, không chỉ trụ giữ, phản công khôi phục nhiều khu vực, địa bàn quan trọng, mà còn tiến công một số mục tiêu ở Crimea và sâu trong lãnh thổ Nga. Điều rất đặc biệt là xung đột gây tranh cãi gay gắt về bản chất, luật pháp quốc tế, ý đồ chiến lược, mục đích, cục diện chiến trường giữa các bên trực tiếp và gián tiếp tham gia và trong cộng đồng quốc tế.

So sánh tương quan lực lượng giữa Nga và Ukraine, dư luận khá bất ngờ về kết quả, cục diện chiến trường và tổn thất của hai bên. Nhưng theo nhiều nhà chính trị, quân sự, tình hình đó không hoàn toàn bất ngờ. Bởi sâu xa, đây là cuộc chiến ủy nhiệm nhiều mặt; Ukraine là nơi đối đầu giữa phương Tây, NATO với Nga. Ông Josep Borrell, quan chức phụ trách chính sách đối ngoại của EU đánh giá: “Địa chính trị là mấu chốt, mọi thứ đều liên quan đến địa chính trị”.

Phương Tây và NATO viện trợ cho Ukraine hơn 150 tỷ USD, chủ yếu là vũ khí, đạn dược, với nhiều loại hiện đại như tổ hợp pháo phản lực HIMARS, pháo tầm xa, hệ thống phòng không, radar, UAV, phương tiện chống tăng, xe tăng (M1 Abramas, Leopard 2, Challenger 2) và có thể cả máy bay F16, tên lửa tầm xa. Phương Tây, NATO còn mở mặt trận tấn công về chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại (với hơn 11 ngàn lệnh trừng phạt)… Nga sa lầy, thất bại ở Ukraine đồng nghĩa với thắng lợi của phương Tây và NATO. Vì thế, Nga gặp khó cũng không quá bất ngờ.

Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Ukraine ngày 20/2/2023. (Nguồn: AP)
Chuyến thăm Ukraine bất ngờ của Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 20/2/2023 thể hiện sự ủng hộ của Washington đối với Kiev. (Nguồn: AP)

Cú sốc toàn cầu và đa cực hỗn loạn

Dù còn tranh cãi, nhưng dư luận khá đồng thuận về cú sốc toàn cầu do hậu quả của xung đột ở Ukraine. Văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên hợp quốc (OHCHR) công bố hồi tháng 1/2023, 18.096 dân thường bị thương vong, hàng triệu người phải di tản. Cơ sở hạ tầng bị tàn phá phải tốn nhiều trăm tỷ USD để tái thiết. Chưa kể hàng trăm ngàn binh lính thương vong, lượng vật chất chiến tranh tiêu thụ của hai bên.

Đó là sự đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất, kinh tế, thương mại toàn cầu, một nguyên nhân quan trọng thúc đẩy suy thoái, lạm phát, nạn khan hiếm lương thực, thực phẩm, năng lượng… Hậu quả của xung đột cùng với đại dịch Covid-19 làm phân tán nỗ lực, suy giảm nguồn lực đối phó với biến đổi khí hậu, nạn đói nghèo, thất nghiệp và các thách thức an ninh toàn cầu khác.

Nguyên tắc, luật pháp quốc tế bị xâm phạm; xu hướng sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, giải quyết mâu thuẫn giữa các quốc gia gia tăng. Nguy cơ, thách thức an ninh kích thích các quốc gia chạy đua vũ trang, tăng ngân sách quốc phòng, nghiên cứu, sản xuất vũ khí phương tiện, ứng dụng công nghệ mới vào lĩnh vực quân sự. Một số nước coi phát triển vũ khí hạt nhân là bảo bối để bảo đảm chủ quyền, an ninh quốc gia. Trái đất vẫn quay nhưng con đường phát triển của nhân loại thêm gập gềnh, chững lại.

Quan chức EU Josep Borrell nhận định về thực trạng nguy hiểm: “Chúng ta đang chuyển sang một thế giới đa cực hỗn loạn, nơi mọi thứ đều có thể trở thành vũ khí, từ năng lượng, dữ liệu, cơ sở hạ tầng đến vấn đề di cư”... Chuyên gia Pierre Razoux, đứng đầu tổ chức tư vấn FMES trụ sở tại Pháp cho rằng xung đột “đẩy nhanh quá trình phân mảnh toàn cầu”. Thế giới chia đôi. Tuy còn một vài bất đồng về lợi ích quốc gia, nhưng về cơ bản, phương Tây và NATO duy trì lập trường chung đối phó, làm suy yếu Nga, kiềm chế, ngăn chặn Trung Quốc.

Nga, Trung Quốc coi đây là mở đầu của cuộc chiến giữa trật tự thế giới đơn cực do Mỹ chi phối, hưởng lợi với trật tự thế giới mới đa cực, công bằng hơn. Nhiều quốc gia không muốn chọn bên, cũng đứng trước những quyết định khó khăn khi bỏ phiếu, xử lý các vấn đề quốc tế, các mối quan hệ phức tạp, chằng chéo, buộc phải điều chỉnh chính sách ngoại giao.

Sự phân ly làm gia tăng tình trạng đối đầu, trật tự thế giới trở nên khó kiểm soát hơn. Thông điệp Liên bang ngày 21/4 của Tổng thống Putin nêu rõ: Nga sẽ dừng tham gia Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân mới (New START) với Mỹ. Moscow chỉ trở lại thảo luận về New START nếu Mỹ và phương Tây ngừng viện trợ vũ khí cho Ukraine, đe dọa an ninh của Nga. Thế giới càng bất an, khó khăn hơn trong kiểm soát vũ khí hạt nhân.

Xung đột ở Ukraine càng kéo dài, thì quan hệ quốc tế càng bị ảnh hưởng nặng nề; hố sâu giữa Nga với phương Tây và NATO càng mở rộng, càng khó san lấp. Cùng với xung đột vũ trang, nguy cơ tái hiện chiến tranh lạnh mới giữa Mỹ, phương Tây với Trung Quốc, Nga và một số quốc gia khác ngày càng hiện hữu. Với những hậu quả đó, không quá khi đánh giá xung đột ở Ukraine là cơn địa chấn chính trị làm rung chuyển thế giới.

(02.22) Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp nhà ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại Điện Kremlin ngày 22/2. (Nguồn: TASS)
Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp nhà ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại Điện Kremlin ngày 22/2. (Nguồn: TASS)

Kịch bản nào "lên ngôi"?

Cuối năm 2022, đầu 2023, các bên thực thi chiến lược tiêu hao, chiến cục ở thế giằng co, bế tắc, nhưng có những dấu hiệu tăng nhiệt. Nga được cho là sẽ tiến hành cuộc tiến công lớn trong mùa Xuân 2023, nhằm tạo ra bước ngoặt. Mỹ và phương Tây tăng cường viện trợ vũ khí hạng nặng, tạo điều kiện cho Ukraine phản công, lật ngược thế cờ. Theo các chuyên gia quân sự, xung đột càng kéo dài, Nga có thể bất lợi hơn. Nga càng sa lầy, càng có lợi cho Mỹ và phương Tây. Với nhiều ẩn số (Nga, Ukraine, Mỹ và phương Tây), cục diện càng khó dự báo.

Từ ý đồ chiến lược, mục tiêu, tương quan lực lượng các bên và thực tế chiến trường, có thể đưa ra một số khả năng (kịch bản) sau:

Một là, Nga giành thắng lợi rõ ràng, ít nhất là kiểm soát được vùng Donbass, với phạm vi lớn hơn trước ngày 24/2/2022, khẳng định chủ quyền với Crimea. Đây là kịch bản khó thực hiện trong tương lai gần.

Hai là, Ukraine giành thắng lợi, buộc Nga phải lùi bước, rút quân. Ukraine thuận lợi hơn trong phòng thủ, nhưng sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi phản công. Thực lực Ukraine có hạn, phụ thuộc lớn vào chống lưng của NATO và phương Tây. Nên kịch bản này ít khả năng xảy ra.

Ba là, xung đột giằng co, kéo dài, các bên thực hiện chiến lược tiêu hao, củng cố, chuyển hóa thế trận tạo lợi thế, chờ đợi đột biến. Đây là kịch bản nhiều khả năng nhất nhưng khó xác định sẽ kéo dài bao lâu.

Bốn là, đàm phán tìm kiếm giải pháp chính trị, ngoại giao. Thông thường, khi không giải quyết được bằng quân sự, các bên buộc phải đàm phán. Quá trình có thể trải qua các bước trung gian: Thỏa thuận ngừng bắn tạm thời (đóng băng); chấp nhận một thỏa thuận quá độ có giám sát quốc tế; thỏa thuận hòa bình toàn diện, lâu dài… Nhưng với độ chênh lớn về ý đồ chiến lược, mục tiêu của các bên (cả NATO, phương Tây) và vũ khí phương tiện quân sự tiếp tục đổ vào Ukraine, thì đàm phán rất khó khăn, như tìm ánh sáng cuối đường hầm.

Người dân đi dọc theo hệ thống hào ở Kiev, Ukraine, ngày 23/2. Thủ đô của Ukraine đã chuẩn bị tinh thần cho các cuộc tấn công có thể xảy ra của Nga. (Nguồn: The New York Times)
Người dân đi dọc theo hệ thống hào ở thủ đô Kiev, Ukraine ngày 23/2. (Nguồn: The New York Times)

Năm là, tình hình đột biến, xảy ra chiến tranh hạt nhân, NATO trực tiếp can dự. Thông điệp Liên bang ngày 21/4 của Tổng thống Putin khẳng định Nga có đủ năng lực để đối phó với mối đe dọa từ NATO và phương Tây, tin tưởng vào thắng lợi. Phó Chủ tịch Hội đồng an ninh Nga Medvedev tuyên bố mạnh mẽ: Nếu Mỹ muốn đánh bại Nga, Nga sẽ tự vệ bằng mọi loại vũ khí, kể cả hạt nhân.

Thực tế cho thấy, trong thời gian qua, Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Mỹ đã 2 lần điện đàm. Mỹ báo trước cho Nga vài giờ về chuyến thăm Kiev của Tổng thống Biden, tránh sự cố bất trắc. Mỹ cũng lưỡng lự chưa quyết định viện trợ máy bay F16, tên lửa tầm xa cho Ukraine... Có thể cho rằng cả hai bên đều muốn tránh một cuộc chiến tranh trực tiếp, dẫn đến chiến tranh hạt nhân, chiến tranh thế giới lần thứ ba. Kịch bản này xảy ra khi có tính toán chiến lược sai lầm, nhưng khả năng rất nhỏ.

***

Mở đầu đã khó thì kết thúc càng khó khăn hơn. Nhất là với cuộc xung đột vũ trang được đánh giá là cơn địa chấn chính trị toàn cầu ở Ukraine. Bối cảnh hiện thời chưa đủ yếu tố để khẳng định kết cục theo tình huống, kịch bản nào. Nhưng xung đột thêm một ngày, là thêm thương vong, đổ máu. Cái giá vô cùng đắt đỏ. Hành động thiện chí trong thời điểm hiện nay vô cùng quan trọng!

Nhìn lại một năm khủng hoảng Ukraine

Nhìn lại một năm khủng hoảng Ukraine

Một năm sau ngày bùng phát, xung đột Nga-Ukraine chẳng những chưa đi đến hồi kết mà còn khó đoán định hơn, cùng tác động ...

Tổng thống Mỹ thăm châu Âu: Một công đôi việc

Tổng thống Mỹ thăm châu Âu: Một công đôi việc

“Ngã rẽ” đặc biệt tại Kiev, cùng sự lựa chọn Ba Lan làm điểm dừng chân phản ánh mong muốn của ông Joe Biden với ...

Điểm tin thế giới sáng 24/2: Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết Nga-Ukraine, Vatican lập quan hệ với Oman, điểm nóng chính trị mới ở Canada

Điểm tin thế giới sáng 24/2: Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết Nga-Ukraine, Vatican lập quan hệ với Oman, điểm nóng chính trị mới ở Canada

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 24/2.

Thủ tướng Đức thăm Ấn Độ: Kết tình thân trong toan tính chiến lược

Thủ tướng Đức thăm Ấn Độ: Kết tình thân trong toan tính chiến lược

Chuyến thăm lần đầu tiên của Thủ tướng Đức Olaf Scholz tới Ấn Độ là tín hiệu cho thấy New Delhi đóng một vai trò ...

Tin thế giới 23/2: Mỹ cảnh báo tin không vui với Ukraine, Nga sẽ tung loạt vũ khí ‘khủng’; Bờ Tây ‘nóng rẫy’ vì Israel đột kích

Tin thế giới 23/2: Mỹ cảnh báo tin không vui với Ukraine, Nga sẽ tung loạt vũ khí ‘khủng’; Bờ Tây ‘nóng rẫy’ vì Israel đột kích

Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, Israel không kích Bờ Tây, cuộc họp Đại hội đồng Liên hợp quốc về Ukraine, vấn đề biên giới Ấn ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện vừa thiết lập sẽ mở ra một kỷ nguyên phát triển mới trong quan hệ ...
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Arsenal vs Nottingham Forest; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Ngày 22/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động