Bộ GD&ĐT cho hay nhiều trường có quá nhiều phương án tuyển sinh phức tạp gây khó khăn cho thí sinh. (Nguồn: Bộ GD&ĐT) |
Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị Tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023 khối giáo dục đại học vừa diễn ra hôm nay (12/9).
Theo thống kê của Vụ Giáo dục Đại học - Bộ GD&ĐT, số thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022 là 1.002.525. Trong đó, số thí sinh đăng ký xét tuyển vào ĐH, CĐ (ngành giáo dục mầm non) là 642.270 (chiếm 64,07% số thí sinh đăng ký dự thi).
Tổng số nguyện vọng đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ (ngành giáo dục mầm non) năm nay là 3.068.538 (năm ngoái là 3.920.375).
Bộ GD&ĐT cho hay, năm 2022, một số trường có quá nhiều phương án tuyển sinh phức tạp, phân bổ chỉ tiêu chưa hợp lý, gây khó khăn cho thí sinh và hệ thống. Bên cạnh đó, năm nay gặp phải vấn đề là nhiều trường xét tuyển sớm không dự báo được thí sinh ảo.
Cụ thể, theo phương thức xét tuyển sớm, trung bình một thí sinh đã đủ điều kiện trúng tuyển vào 2,3 nguyện vọng. Qua thống kê, trong tổng số gần 400.000 thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển phương thức xét tuyển sớm, chỉ có 35% thí sinh đăng ký Nguyện vọng 1; có đến 30% thí sinh đăng ký các nguyện vọng khác không phải Nguyện vọng 1. Còn lại 35% không đăng ký vào nguyện vọng xét tuyển sớm nào.
Vì vậy, Bộ GD&ĐT xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần giải quyết trong năm học tới.
Bộ GD&ĐT đề nghị các cơ sở giáo dục đại học hoàn thiện đề án tuyển sinh năm 2023, trong đó lưu ý các phương thức tuyển sinh, thực hiện đúng Quy chế tuyển sinh hiện hành, tránh làm cho các phương thức tuyển sinh trở nên phức tạp, rắc rối.
Ông Nguyễn Phong Điền, phó hiệu trưởng Trường đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, những điểm mới trong xét tuyển năm nay, trong đó có việc đăng ký xét tuyển, nộp lệ phí xét tuyển trên nền tảng số từng gây nhiều ý kiến trái chiều, nhưng cho tới thời điểm này đa số các trường đã xét tuyển ổn thỏa. Số thí sinh trúng tuyển tương ứng với chỉ tiêu tuyển sinh.
Ông Điền cho rằng, quy chế trao quyền tối đa cho thí sinh trong việc đăng ký nguyện vọng và trúng tuyển với nguyện vọng ưu tiên cao nhất là hướng đi đúng đắn. Tới lúc các cơ sở giáo dục đại học cần tập trung nhiều hơn để đưa ra các phương án tuyển sinh nâng cao chất lượng chứ không chỉ đặt mục tiêu về số lượng.
Tại hội nghị, Thứ trưởng GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết sẽ thảo luận để hoàn thiện phương thức tuyển sinh năm 2023 và xác định phương hướng, định hướng tuyển sinh năm 2025 khi bắt đầu có thí sinh tốt nghiệp chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đây cũng là một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2022-2023 ở bậc đại học và cao đẳng giáo dục mầm non.
Việc hoàn thiện phương thức tuyển sinh được Bộ GD&ĐT định hướng theo nguyên tắc không phức tạp hóa để tạo thuận lợi cho thí sinh.
| TP. Hồ Chí Minh: Khoảng 7.000 học sinh thiếu sách giáo khoa cho năm học mới Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh thông tin hiện trên địa bàn thành phố có khoảng 7.000 học sinh THCS, THPT và giáo dục thường ... |
| Bao giờ công bố điểm chuẩn đại học 2022? Các trường đại học dự kiến thời gian công bố điểm chuẩn xét tuyển trong 3 ngày 15, 16 và 17/9. |
| GS. Huỳnh Văn Sơn: Mong các bạn trẻ sống tử tế, hướng đến cái mới để chinh phục chính mình “Hành trình đổi mới và sáng tạo cần sự chuyên nghiệp, cần quyết tâm làm người tử tế, cần thái độ chấp nhận sự thay ... |
| Mong ngành giáo dục 'chuyển mình' để hoàn thiện hơn Năm học mới, các thầy cô giáo luôn mong muốn được gửi gắm những tâm tư, nguyện vọng của mình, để ngành giáo dục ngày ... |
| Giáo dục cần giúp trẻ 'định vị' và thấu hiểu chính mình Giáo dục cần tôn trọng sự khác biệt, giúp các em tự "định vị" được bản thân, trở thành người tử tế, bản lĩnh, thấu ... |