TIN LIÊN QUAN | |
Công phu võ Việt ở Ba Lan | |
Võ đường Việt Nam thu hút cảnh sát Pháp! |
Thế nhưng, khi gặp Phạm Đình Phong – nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Bình Định, tôi thấm thía rằng, môn thể thao này mang lại cho người tập luyện quá nhiều điều so với cái tên ngắn gọn của nó.
Viện Nghiên cứu, Phát triển và Quảng bá Võ học Việt Nam được mở tại tư gia của ông Phong. Tại đây, tôi có dịp được nghe võ sư thổ lộ những tâm tình, nỗi đau đáu của ông với sự phát triển của các môn võ Việt. Ông chia sẻ: “Sinh ra lớn lên ở miền đất võ Bình Định, từ thuở niên thiếu, tôi đã đam mê võ và được thầy cô dạy truyền rằng phải làm thế nào bảo tồn gìn giữ nền võ học của dân tộc mình”.
Võ sư, TS. Phạm Đình Phong, Viện trưởng Viện Nghiên cứu, Phát triển và Quảng bá Võ học Việt Nam. (Ảnh: MH) |
Từng tìm hiểu nhiều thông tin về ông, tôi hiểu những gì ông chia sẻ là những lời gan ruột. Chính vì vậy khi ông “từ quan” để toàn tâm, toàn ý dấn thân nghiên cứu võ học Việt Nam, người ta bảo ông... dở hơi. Số là trong quá trình bốn năm (từ 1997-2000) nghiên cứu đề tài khoa học “Để bảo tồn và chấn hưng võ học Bình Định”, ông thấy nền võ học của Việt Nam vô cùng uyên bác, vĩ đại và lâu đời, nhưng đã mai một quá nhiều. Như là duyên số, cũng là trách nhiệm của người theo nghiệp võ, ông nhận lấy phần nhiệm vụ quan trọng về mình khi quyết định biên soạn cuốn “Lịch sử Võ học Việt Nam”. Được ông nghiên cứu, sưu tầm và đúc kết trong suốt 12 năm, cuốn sách đã nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc trong nước và bạn bè quốc tế ngay sau khi xuất bản vào tháng 6/2012.
Không dừng lại ở đó, ông còn chuyển ngữ tác phẩm của mình sang tiếng Pháp với mong muốn thông qua các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam trong khối Cộng đồng Pháp ngữ để quảng bá về cái hay, cái đẹp, cái uyên bác của võ Việt tới những quốc gia này. Ông bảo: “Dân tộc mình có nền võ học từ khi lập quốc, và nó đã góp phần giúp dân tộc Việt đánh tan nhiều đế chế xâm lược. Thế nhưng, trong quá trình nghiên cứu về võ Việt, tôi tìm đến nhiều dòng họ nhà võ xưa để thuyết phục họ cho phả tộc, thì tiếc thay nhiều cuốn sách dạy võ bằng giấy dó xưa đã gần như hóa đất. Mất bao thời gian, công sức mới tìm được nguồn gốc của những tư liệu quý như vậy lại không đạt được kết quả gì, tôi như phát khóc”.
May thay, tấm lòng vì võ Việt như của Võ sư, TS. Phạm Đình Phong không hề đơn độc. Cùng với ông, nhiều võ sư tâm huyết với các môn võ cổ truyền của dân tộc đang từng ngày, từng giờ gìn giữ, phát triển và truyền bá nét văn hóa này đi khắp thế giới. Điều đó thể hiện ở phong trào học võ, gắn bó với võ Việt đang được phục hồi, không chỉ trong nước mà còn ở nhiều nơi trên thế giới.
Giọng ông sang sảng khi nhắc đến những thành tựu của võ Việt Nam, như những lần tổ chức Liên hoan Võ thuật quốc tế (đến nay đã được sáu kỳ) với sự tham dự của hàng ngàn võ sinh từ vài chục quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
“Thật khó diễn tả được niềm vui, niềm tự hào của người luyện võ khi chứng kiến các võ sinh nói chung và nhiều võ sinh nước ngoài nói riêng hăng say tập luyện với những binh khí của nhà Tây Sơn - Nguyễn Huệ như câu liêm, bồ cào, cuốc chĩa hay mã tấu... Họ được các võ sư truyền dạy rất bài bản và giữ được nhiều nét đẹp của võ học Việt Nam”, võ sư Phạm Đình Phong chia sẻ.
Khai mạc Đại hội Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam Ngày 9/8, tại Cung thi đấu điền kinh trong nhà (Hà Nội), Đại hội Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam – Cúp Thăng Long ... |
50 đoàn quốc tế tham dự Đại hội quốc tế võ cổ truyền Việt Nam Sẽ có khoảng 50 đoàn quốc tế đến từ 35 quốc gia của 5 châu lục về tham dự Đại hội Quốc tế Võ cổ ... |
Liên hoan quốc tế võ cổ truyền Việt Nam lần thứ V Ngày 15/7/2014, tại Tp. Hồ Chí Minh, Bộ Văn hoá Thể thao & Du Lịch và UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức họp báo ... |