Một thoáng văn học Thụy Điển: Thư viện Hoàng gia

HỮU NGỌC
Thư viện Hoàng gia (Kungl Biblioteket), ở Stockholm nguyên là thư viện riêng của các vua và nữ vương của dòng họ Vasa.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thư viện Hoàng gia (Kungl Biblioteket), ở Stockholm. *Nguồn: kb.se)
Thư viện Hoàng gia (Kungl Biblioteket), ở Stockholm. *Nguồn: kb.se)

9h ngày 10/9/1991, trong chuyến công tác Thụy Điển, tôi được mời đến gặp bà Gunilla Jonsson, Trưởng ban sách tham khảo của Thư viện Hoàng gia (Kungl Biblioteket), ở Stockholm.

Bà Jonsson, trông rất trẻ trong bộ quần áo chải chuốt như để đi dạ hội, tự giới thiệu và giới thiệu ông Lars Olsson là cấp phó của bà, ông trông có vẻ khiêm tốn và dễ thương. Tôi theo họ lên phòng làm việc riêng. Câu chuyện của chúng tôi rất cởi mở, đằm thắm về tình hình Việt Nam xen lẫn với tình hình Thụy Điển.

Bà Jonsson giới thiệu vài nét chính về Thư viện Hoàng gia:

Thư viện này nguyên là thư viện riêng của các vua và nữ vương của dòng họ Vasa. Những bộ sách đầu tiên bắt đầu được thu thập từ thế kỷ XVI - XVII và xếp vào một phòng lộng lẫy tên là “Ba vương miện” thuộc Hoàng cung cũ. Đến năm 1697, một trận cháy lớn phá hoại tòa lâu đài ấy và một phần lớn thư tịch. Đến thế kỷ XVIII, số sách còn lại được bảo tồn trong một chái bên của Hoàng cung hiện nay. Chẳng bao lâu, số sách tăng lên quá nhiều, phải xây dựng một tòa nhà khác làm một thư viện riêng biệt. Thư viện hiện đại hoàn thành vào năm 1878, kiến trúc sư là Gustaf Dahl, Giám đốc đầu tiên là G.E Klemming, trong số cán bộ có nhà văn nổi tiếng Strindberg.

Ông Olsson nói tiếp:

Thư viện cứ phình mãi ra. Mới đầu, tòa nhà được xây dựng cho 10 nhân viên và 200.000 cuốn sách. Bây giờ, chúng tôi có đến 250 nhân viên và 2.000.000 cuốn sách. Ngay từ năm 1661, đã có sắc lệnh bắt buộc các nhà in phải nộp lưu chiểu ở thư viện Hoàng gia một bản của mỗi sách xuất bản.

Như vậy là hàng năm, tất cả các sách in ở Thụy Điển đều có mặt ở thư viện. Vì lý do đó, mà thư viện này vô hình trung trở thành Thư viện quốc gia, có nhiệm vụ làm thư mục và quản lý sách của toàn quốc.

Năm 1988, có đề nghị thay tên thư viện này là “Thư viện quốc gia” như ở nhiều nước khác, nhưng lập tức bị một làn sóng phản đối dâng lên ở trong và ngoài thư viện. Về lý, thay tên là đúng với nhiệm vụ, nhưng về tình, người ta luyến tiếc cái tên cũ gắn với một dĩ vãng lịch sử huy hoàng.

Thực ra, từ lâu, thư viện đã không phải là thư viện hoàng gia (royal library, không viết hoa), chỉ gồm những sách riêng cho vua hoặc nữ vương và gia đình, được chọn theo sở thích hoàng gia hoặc do người ta biếu Hoàng gia. Những người phụ trách thư viện đã có ý thức chọn đủ các loại sách, do đó “Thư viện Hoàng gia” (Royal Library, viết hoa) chỉ là một cái tên riêng mà thôi, nội dung đã thay đổi. Phải nói là các vua và nữ vương cũng có công chứ.

Dĩ nhiên là như vậy. Vua Gustay Vasa, người có bàn tay sắt lập nên quốc gia Thụy Điển hiện đại, không phải là người ưa đọc sách, nhưng ông cho thu thập sách để giáo dục con cái. Chủ trương cải cách tôn giáo, ông cho tịch thu nhiều sách của các tu viện Công giáo.

Đặc biệt Nữ vương Kristian (1626-1689) là người rất yêu sách. Không tung hoành nơi chiến địa được như cha mình, bà muốn đạt vinh quang ở lĩnh vực văn hóa trong thời đại Thụy Điển làm bá chủ Bắc Âu. Vì vậy mà Đại sứ Pháp ở Thụy Điển khuyên Tể tướng Pháp hồi đó là Hồng y giáo chủ Mazarin nên gửi sách quý (in ở Hoàng gia Pháp) làm tặng phẩm biếu Nữ vương (20 tuổi) hơn là biếu quần áo và ngựa nhỏ đóng yên.

Đa số sách đều ở trong các phòng không mở cửa cho công chúng; muốn xem cuốn nào phải tra cứu trong catalouge rồi viết phiếu mượn đọc tại chỗ. Việc này rất nghiêm ngặt đối với toàn bộ thư tịch Thụy Điển, gồm tất cả các sách tiếng Thụy Điển, những sách của các tác giả Thụy Điển hoặc tác phẩm viết về Thụy Điển. Độc giả đọc sách ở các phòng có thể chứa được 150 người.

Các sách nước ngoài nói chung có thể mượn về nhà. Rất nhiều sách tra cứu xếp ngay ở các phòng đọc. Độc giả muốn tìm tư liệu gì có thể nhờ hệ thống Libris là ngân hàng dữ kiện tin học chung cho các thư viện nghiên cứu ở Thụy Điển; hệ thống này cung cấp tư liệu gồm một triệu sách báo của khoảng một trăm thư viện trong nước. Báo chí đang xuất bản có thể đọc ở một phòng riêng, ngoài ra lại có một ban báo chí cũ và mới, một ban bản thảo, bản đồ, tranh khắc.

Tòa nhà thư viện năm 1878 nằm ở vườn hoa Humlegarden, là một địa điểm rất tốt tại trung tâm thủ đô. Tuy vậy, nó không chứa đủ toàn bộ số sách trong tương lai; nên một phần sách đã phải xếp ở địa điểm khác. Vả lại, cơ cấu cần được hiện đại hóa để sử dụng máy tính và áp dụng tin học, Chính phủ đã chấp nhận đề án xây dựng lại tốn 25 triệu Krona, đào thêm hầm để sách ở độ sâu ngang với các tầng xe điện ngầm tại thủ đô. Tất cả sẽ làm lại trừ phòng đọc sách lớn giữ lại nguyên coi là di tích lịch sử. Các kệ sách lớn và cao quá đầu người được di chuyển trên đường ray bằng điện.

Tôi đặc biệt chú ý một số sách quý: Kinh thánh của Quỷ (Codex Gigas), từ thế kỷ XVIII; 19 trang của một cuốn Kinh thánh in trên giấy da thời Gutenberg năm 1950, cuốn sách kinh cầu nguyện bằng xa-tanh trắng thêu chỉ bạc và tơ màu, bọc bìa gỗ (1669), cuốn hài kịch Người ghen tuông in ở Paris năm 1785, bìa bằng da để nhuộm đỏ thếp vàng.

Gian lưu trữ báo cũ rất phong phú: tôi có hỏi xin một số bài báo Thụy Điển viết về Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh những năm cuối kháng chiến chống Pháp (1953-1954); mấy hôm sau, tôi nhận được nhiều bài chụp photocopy.

Một thoáng văn học Thụy Điển

Một thoáng văn học Thụy Điển

Năm 1991, nhân chuyến công tác tại Thụy Điển, tôi có vinh dự được gặp và nói chuyện với Giáo sư, Tiến sĩ văn chương ...

Vài ý kiến khác về văn học Thụy Điển [Kỳ 2]

Vài ý kiến khác về văn học Thụy Điển [Kỳ 2]

Thụy Điển là một nước ở xa tít Bắc Âu, dường như cô đơn trong giá lạnh, đất rộng người thưa. Trước đây, văn học ...

Văn học thiếu nhi Thụy Điển [Kỳ 1]

Văn học thiếu nhi Thụy Điển [Kỳ 1]

Những năm 60 và 70 của thế kỷ XX, sách viết cho thanh thiếu niên Thụy Điển thành hàng văn hóa xuất khẩu, do chúng ...

Văn học thiếu nhi Thụy Điển [Kỳ 2]

Văn học thiếu nhi Thụy Điển [Kỳ 2]

Giai đoạn ba của văn học thiếu nhi Thụy Điển là giai đoạn “văn học hiện đại” bắt đầu từ 1945, sau Thế chiến II. ...

Một thoáng văn học Thụy Điển: Sara Lipman, một tâm linh [Kỳ 1]

Một thoáng văn học Thụy Điển: Sara Lipman, một tâm linh [Kỳ 1]

“Tôi được hân hạnh làm việc với bà trong một thời gian, tôi thấy tất cả: Sara Lidman là một tâm linh“, chị Carina, cán ...

Đọc thêm

Hoa hậu H’Hen Niê tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hoa hậu H’Hen Niê tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hoa hậu H’Hen Niê trở lại Điện Biên đúng thời điểm địa phương đang chuẩn bị chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp với chiến dịch Điện Biên Phủ

Đại tướng Võ Nguyên Giáp với chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong mắt nhiều người, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là một 'nhà chính trị đi trước nhà quân sự' mà còn là một 'cây đại thụ rợp bóng ...
HLV Kim Sang Sik: Ý chí, đoàn kết có thể đạt được những kết quả như mong muốn

HLV Kim Sang Sik: Ý chí, đoàn kết có thể đạt được những kết quả như mong muốn

Chiều 6/5, VFF tổ chức lễ ký kết hợp đồng, công bố ông Kim Sang Sik trở thành tân HLV trưởng đội tuyển nam và đội tuyển U23 quốc gia ...
Bộ trưởng Janet Yellen thừa nhận một điều về đồng Yen, nói Mỹ sẽ tham vấn Nhật Bản

Bộ trưởng Janet Yellen thừa nhận một điều về đồng Yen, nói Mỹ sẽ tham vấn Nhật Bản

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen thừa nhận, đồng Yen có biến động mạnh, nhưng từ chối cho ý kiến về sự can thiệp tiền tệ của Nhật Bản.
Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith chuẩn bị thăm Nga

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith chuẩn bị thăm Nga

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith sẽ có chuyến thăm và làm việc tại Nga theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin.
Pháp luôn coi trọng việc củng cố, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với Việt Nam

Pháp luôn coi trọng việc củng cố, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với Việt Nam

Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp.
Triển khai hệ thống thị thực điện tử mới, Cuba kỳ vọng hút khách du lịch quốc tế

Triển khai hệ thống thị thực điện tử mới, Cuba kỳ vọng hút khách du lịch quốc tế

Từ tháng 5, Cuba triển khai hệ thống thị thực điện tử mới dành cho du lịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách quốc tế.
Sức hút của những điểm du lịch ‘bản sao’ trên toàn thế giới

Sức hút của những điểm du lịch ‘bản sao’ trên toàn thế giới

Trên toàn thế giới, hoạt động du lịch đang phục hồi mạnh mẽ. Lưu lượng hành khách hàng không năm 2023 đã chạm mức gần 95% so với thời kỳ trước đại dịch.
Lên Điện Biên, khám phá căn hầm quân sự kiên cố nhất của thực dân Pháp tại Đông Dương

Lên Điện Biên, khám phá căn hầm quân sự kiên cố nhất của thực dân Pháp tại Đông Dương

Là cơ quan ‘đầu não’ của thực dân Pháp tại cứ điểm Điện Biên Phủ, hầm Đờ Cát hay còn gọi là hầm De Castries được xây dựng kiên cố nhất Đông Dương.
Phát triển du lịch Mường Nhé - nơi 'một con gà gáy cả 3 nước đều nghe'

Phát triển du lịch Mường Nhé - nơi 'một con gà gáy cả 3 nước đều nghe'

Baoquocte.vn. Huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên - nơi 'một con gà gáy cả 3 nước đều nghe', có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch.
Ghi nhận những tín hiệu tích cực của ngành du lịch dịp lễ 30/4-1/5

Ghi nhận những tín hiệu tích cực của ngành du lịch dịp lễ 30/4-1/5

Trong 5 ngày nghỉ lễ, ngành du lịch ước phục vụ khoảng 8 triệu lượt khách, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023, có khoảng 3,6 triệu lượt khách có lưu trú.
Khám phá Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) - điểm đến tận hưởng thiên nhiên

Khám phá Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) - điểm đến tận hưởng thiên nhiên

Khu du lịch Ba Bể là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thiên nhiên và đam mê trải nghiệm không gian văn hóa vùng cao Bắc Kạn.
Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét

Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh nhấn mạnh, dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét.
Chùa Địa Tạng Phi Lai: Một góc thanh tịnh, an yên ở Hà Nam

Chùa Địa Tạng Phi Lai: Một góc thanh tịnh, an yên ở Hà Nam

Với cảnh quan tuyệt đẹp nằm cạnh đồi thông thơ mộng cùng không gian thanh tịnh, chùa Địa Tạng Phi Lai ở Hà Nam là điểm đến yêu thích của du khách.
Chuyện về người đầu tiên dịch ‘Nhật ký trong tù’ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tiếng Pháp

Chuyện về người đầu tiên dịch ‘Nhật ký trong tù’ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tiếng Pháp

Từng làm việc tại Tòa Thượng thẩm Paris, là Đảng viên Đảng cộng sản Pháp, nhưng trọn cuộc đời luật sư Phan Nhuận cống hiến cho Tổ quốc Việt Nam.
Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 24-27/4, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO Simona-Mirela Miculescu dành trọn một ngày tham gia nhiều hoạt động ở Ninh Bình.
Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Lễ hội Hoa phượng đỏ với chủ đề: “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản” sẽ diễn ra vào ngày 11/5, hứa hẹn mang đến chuỗi sự kiện hấp dẫn.
Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Ngày 24/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tiếp Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO lần thứ 42 Simona-Mirela Miculescu.
Phiên bản di động