Một tiếng chuông cảnh tỉnh

Sự ra đời của bảng xếp hạng các trường đại học Việt Nam đầu tiên gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận về bức tranh giáo dục đại học. Báo TG&VN đã có cuộc trao đổi với PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh - Nguyên Phó Viện trưởng Viện kinh tế và thương mại quốc tế - Đại học Ngoại thương về vấn đề này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
mot tieng chuong canh tinh Xếp hạng Đại học: Tiêu chí khác nhau sẽ có vị trí khác nhau
mot tieng chuong canh tinh Quyết tâm xây dựng khu đô thị đại học

Theo bà, bảng xếp hạng này đã mang tính khách quan và chuẩn mực quốc tế hay chưa?

Tôi được biết, những người trong nhóm đều có am hiểu về lĩnh vực này, có chuyên môn tốt, được đào tạo bài bản và hết lòng với giáo dục nước nhà. Bởi vậy, tôi rất tin tưởng chất lượngcông việc của họ.

mot tieng chuong canh tinh
PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh - Nguyên Phó Viện trưởng Viện kinh tế và thương mại quốc tế - Đại học Ngoại thương về vấn đề này.

Tuy nhiên, giáo dục là một bức tranh vô cùng phức tạp. Vì thế, không có bảng xếp hạng nào có thể bao quát toàn bộ các tiêu chí của chất lượng một trường đại học. Bảng xếp hạng cũng chỉ nói lên một số tiêu chí mà thôi.

Trong buổi công bố, các tác giả cho biết không thể trực tiếp đến khảo sát mà dựa vào hai nguồn thông tin là báo cáo Ba công khai và website của nhà trường, không hề “chế biến” gì thêm.

Thực tế cho thấy, kỹ năng về tổng hợp và minh bạch hóa thông tin của các trường đại học, nhất là các trường công của Việt Nam còn rất yếu. Nhóm không thể khẳng định độ chính xác của những thông tin nhận được.

Hiện nay, Việt Nam chưa có chuẩn mực nào về công bố thông tin. Sau bốn năm nghiên cứu, làm việc với hơn 100 trường đại học, cuối cùng, nhóm chỉ thu được đủ dữ liệu để đánh giá 49 trường. Nhóm cũng công nhận các bảng xếp hạng của thế giới có những chuẩn mực mà Việt Nam không có. Tiêu chí đầu tiên của hai bảng xếp hạng nổi tiếng thế giới (Đại học Thượng Hải và Time Higher Education) là cựu sinh viên và giáo viên của trường có giải Nobel, giải Fields hay đoạt giải quốc tế chưa? Nếu kiếm tìm những tiêu chí đó ở Việt Nam chẳng khác nào “hái sao trên trời”.

Thế giới phân ra hai loại trường là trường nghiên cứu và trường giảng dạy. Ở Việt Nam, trường nào cũng muốn công bố là trường nghiên cứu nhưng tiêu chí để đánh giá các trường ở Việt Nam lại là điểm đầu vào cao hay thấp, tức là của trường giảng dạy.

Vì thế, nhóm phải lập ra bảng tiêu chí riêng kết hợp cả yêu cầu của quốc tế và đặc thù của Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu quốc tế và giảng dạy đều chỉ căn cứ dựa trên nghiên cứu Ba công khai và tự công bố của nhà trường rất khó kiểm định lại. Thế nên, để hướng tới chuẩn mực quốc tế, tôi nghĩ còn xa lắm.

Ngày 6/9, nhóm gồm sáu chuyên gia độc lập đã công bố bảng xếp hạng 49 trường đại học Việt Nam. Đáng chú ý, trong Bảng này, các trường đại học vốn được đánh giá cao lại ở vị trí thấp, như Đại học Y Hà Nội (xếp thứ 20), Đại học Ngoại thương (23), Đại học Kinh tế quốc dân (thứ 30), Học viện Tài chính (thứ 40), Học viện Ngoại giao (45)…

"Văn hóa xếp hạng" dường như chưa được đón nhận ở nước ta?

Tôi nghĩ, đây là căn bệnh không riêng gì của các trường đại học, bởi tâm lý “con gà tức nhau tiếng gáy”. Trong buổi công bố, tôi thấy bất ngờ vì đại diện của một số trường đứng lên tranh cãi tay đôi tại sao lại xếp hạng trường mình thấp. Ngay từ đầu, nhóm nghiên cứu đã cho biết kết quả xếp hạng dựa trên thông tin do chính nhà trường cung cấp, nếu không hài lòng thì cần trách trường mình không công bố đầy đủ số liệu chứ không nên trách nhóm nghiên cứu hoặc có thể góp ý bổ sung tiêu chí cho lần sau.

Chúng ta phải có những hoạt động tích cực ủng hộ nhóm nghiên cứu bởi bốn năm vừa qua, họ hoàn toàn nghiên cứu bằng chính chi phí của bản thân, không có bất kỳ nguồn tài trợ và lời khích lệ nào. Đến khi đưa ra kết quả, họ lại phải nhận vô số “gạch đá”.

Tham dự buổi công bố, trường Đại học Ngoại thương có bốn cán bộ, giảng viên. Không ai hiểu nổi tại sao Đại học Ngoại thương Hà Nội lại có thể đứng sau cả Đại học Công nghiệp vốn là trường mới nâng cấp từ Cao đẳng. Tuy nhiên, không ai trong chúng tôi phàn nàn. Theo tôi, bảng xếp hạng là nỗ lực đáng trân trọng của nhóm nghiên cứu và là tiếng chuông cảnh tỉnh để các trường kịp thời đổi mới. Các trường nên nhân cơ hội để nhìn lại xem mình thực sự đang đứng ở đâu?

“Những kết quả nghiên cứu, đề xuất chưa được xây dựng trên nền tảng vững chắc chỉ nên trao đổi với nhau trong giới học thuật. Tự do học thuật, tự do thể hiện quan điểm khoa học là quyền của các nhà nghiên cứu”.

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT.

Nhiều ý kiến cho rằng bảng xếp hạng đã bỏ qua những yếu tố quan trọng như việc làm của sinh viên sau khi ra trường và sự hội nhập quốc tế. Bà có đồng ý với quan điểm này?

Theo chỗ tôi biết, hai bảng xếp hạng đại học (Đại học Thượng Hải và Time Higher Education) đều không quan tâm đến chuyện việc làm của sinh viên. Nhưng rõ ràng, trong thời buổi toàn cầu hóa, tính hội nhập quốc tế bao gồm tỷ lệ giảng viên và sinh viên nước ngoài tham gia giảng dạy và học tập ở trường là yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Tuy nhiên, tiêu chí này lại không có trong bảng xếp hạng, đó là thiếu sót. Ở khía cạnh này, các trường đại học Việt Nam nói chung chưa làm tốt vì các chương trình dạy bằng tiếng Anh ở nước ta còn ít, đặc biệt là nội dung không tương thích với đào tạo ở nước ngoài. Chính vì thế, các trường đại học ở nước ta nên nhanh chóng cải tiến nếu muốn hội nhập quốc tế.

Trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0, các tiêu chí đánh giá trong bảng đã phù hợp với xu hướng thế giới và các nước trong khu vực hay chưa?

Với hệ tiêu chí đánh giá mà nhóm nghiên cứu công bố, rõ ràng các tiêu chí của bảng xếp hạng này không tương quan với thế giới và các nước trong khu vực. Trong khi nguồn thông tin đầu tiên của xếp hạng là từ website của trường, đòi hỏi website bằng tiếng Anh phải tốt, nhưng ngay cả trường Đại học Ngoại thương vốn được cho là có giảng viên và sinh viên có trình độ tiếng Anh khá nhưng website tiếng Anh của nhà trường cũng không được đánh giá cao. Cho nên, chúng ta chưa thể tính đến chuyện tương quan trong khi vấn đề ngôn ngữ chưa đạt chuẩn.

Xin cảm ơn bà!

Nội dung Báo cáo Ba công khai, theo quy định của Bộ GDĐT phải đảm bảo các thông tin:

- Công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế.

- Công khai điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục.

- Công khai tài chính.

mot tieng chuong canh tinh Bộ Giáo dục nói gì về nghiên cứu đánh giá VNEN

Trước thông tin về báo cáo nghiên cứu đánh giá tác động của mô hình trường học mới (VNEN) vừa được Ngân hàng thế giới ...

mot tieng chuong canh tinh 14 trường học Việt Nam nhận danh hiệu ISA

Hội đồng Anh tại Việt Nam vừa trao tặng danh hiệu “International School Award” (Trường học hợp tác quốc tế tích cực - ISA) cho ...

mot tieng chuong canh tinh Xếp hạng giáo dục đại học toàn cầu: Mỹ đi xuống, Trung Quốc vươn lên

Mỹ vẫn là nước có số viện nghiên cứu danh giá nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới, song vị thế ...

Yến Nguyệt (thực hiện)

Đọc thêm

UNCLOS 1982 tạo môi trường để Việt Nam bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông

UNCLOS 1982 tạo môi trường để Việt Nam bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông

UNCLOS tạo dựng một môi trường hòa bình để Việt Nam bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông.
Những con số ấn tượng của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024

Những con số ấn tượng của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã diễn ra thành công rất tốt đẹp, bảo đảm an ninh, an toàn và để lại những con số ấn ...
Hai đồng nghiệp người Hàn Quốc cùng nhau trúng số hơn 17 tỷ đồng

Hai đồng nghiệp người Hàn Quốc cùng nhau trúng số hơn 17 tỷ đồng

Nhờ được bạn đồng nghiệp 'mách' mua ngay vé số, một người đàn ông ở tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc) may mắn trúng thưởng 1 tỷ Won (17,5 tỷ đồng).
Dự báo thời tiết ngày mai (24/12): Bắc Bộ trời rét, vùng núi cao khả năng có băng giá; Nam Trung Bộ mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (24/12): Bắc Bộ trời rét, vùng núi cao khả năng có băng giá; Nam Trung Bộ mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (24/12) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Đội tuyển Việt Nam đến Singapore, chuẩn bị cho bán kết ASEAN Cup 2024

Đội tuyển Việt Nam đến Singapore, chuẩn bị cho bán kết ASEAN Cup 2024

Đội tuyển Việt Nam Việt Nam có mặt tại Singapore để chuẩn bị cho trận bán kết lượt đi gặp chủ nhà, trong khuôn khổ giải vô địch Đông Nam ...
Lịch cúp điện Long An  hôm nay ngày 24/12/2024

Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 24/12/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Long An theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 24/12/2024.
Giải chạy cùng hành động giảm phát thải, hướng đến một thế giới xanh

Giải chạy cùng hành động giảm phát thải, hướng đến một thế giới xanh

Dấu ấn đậm nét của giải chạy là hình ảnh các vận động viên tham gia chạy với cam kết hành động giảm phát thải, hướng tới một thế giới xanh và sạch hơn.
Tin bão trên Biển Đông: Bão số 10 trên khu vực Tây Bắc quần đảo Trường Sa, gió vùng tâm bão giật cấp 10

Tin bão trên Biển Đông: Bão số 10 trên khu vực Tây Bắc quần đảo Trường Sa, gió vùng tâm bão giật cấp 10

Áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa mạnh lên thành bão, cơn bão số 10 năm 2024, tên quốc tế Pabuk.
Sang tên xe máy phải đổi sang biển số mới từ ngày 1/1/2025

Sang tên xe máy phải đổi sang biển số mới từ ngày 1/1/2025

Theo quy định mới thì từ 1/1/2025 khi thực hiện thủ tục sang tên xe máy phải đổi sang biển số mới. Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.
Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên khu vực quần đảo Trường Sa, có khả năng sẽ mạnh thành bão

Dự báo áp thấp nhiệt đới: Trên khu vực quần đảo Trường Sa, có khả năng sẽ mạnh thành bão

Hồi 1h ngày 23/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 10,9 độ vĩ Bắc; 113,6 độ kinh Đông, trên khu vực quần đảo Trường Sa.
Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những quân chủng nào?

Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những quân chủng nào?

Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương; các quân khu, quân chủng, bộ đội biên phòng, quân đoàn, binh chủng...
Thêm đối tượng được hỗ trợ mức đóng BHYT từ ngày 1/7/2025

Thêm đối tượng được hỗ trợ mức đóng BHYT từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025 sẽ bổ sung thêm nhiều đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT.
Những lý do và cách gội đầu bằng bồ kết giúp mái tóc suôn mượt, chắc khỏe

Những lý do và cách gội đầu bằng bồ kết giúp mái tóc suôn mượt, chắc khỏe

Bồ kết là loại thảo dược được tin dùng từ xa xưa, giúp tóc chắc khỏe, suôn mượt, giảm gãy rụng trong mùa hanh khô.
Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Đặt mục tiêu, thêm biến tốc hay chuyển động cánh tay, bài tập thở... là những cách để cải thiện sức khỏe tim mạch khi đi bộ.
Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Một nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản đã công bố phát hiện ra một chất trong cây hương nhu có tác dụng ức chế sự phát triển của virus corona.
Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Tránh xa 3 món ăn này để có làn da đẹp như Song Hye Kyo

Ở tuổi 43, Song Hye Kyo vẫn được mệnh danh là 'quốc bảo nhan sắc' xứ Hàn.
6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

Nước chanh ấm, trà gừng mật ong, trà xanh hay giấm táo... hỗ trợ loại bỏ các độc tố, làm sạch phổi giữa bối cảnh ô nhiễm môi trường.
Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Hàn Quốc báo động tình trạng thừa cân, béo phì

Thừa cân, béo phì là vấn đề đáng báo động ở Hàn Quốc khi ngày càng trở thành nguyên nhân gây tử vong cũng như mắc các bệnh nguy hiểm.
Phiên bản di động