TIN LIÊN QUAN | |
Đã thu gom 76 tấn cá chết bất thường ở Hồ Tây | |
Gần 60 tấn cá chết ở Hồ Tây |
Đó là chia sẻ của ông Hoàng Xuân Đại, nguyên chuyên viên cao cấp, Bộ Y tế, liên quan đến hiện tượng cá chết bất thường tại Hồ Tây vừa qua.
Ông Hoàng Xuân Đại. (Ảnh nhân vật cung cấp) |
Tính đến hết chiều ngày hôm qua (3/10), các lực lượng đã thu gom được khoảng 76 tấn cá chết ở Hồ Tây. Theo ông, những nguyên nhân dẫn đến cá chết bất thường là gì?
Ông Hoàng Xuân Đại: Đây là tình trạng môi trường nước Hồ Tây bị ô nhiễm! Còn ô nhiễm do nguyên nhân gì cần có cơ quan chức năng khảo sát tìm kiếm, như xung quanh hồ có các nguồn chất thải độc hại từ các nhà máy xí nghiệp hay không? Cũng có thể do nguồn nước thải dân sự có các độc tố sử dụng trong tẩy rửa hay độc chất hóa học dùng trong nuôi trồng. Rác thải bừa bãi của người dân lâu ngày chuyển hóa thành những độc chất, ngoài ra nguồn đào thải các chất thải bỏ của các du thuyền vào lòng hồ như xăng dầu cũng có thể là nguyên nhân gây ra cá chết.
Đây thuộc công nghệ xét nghiệm và định lượng của các cơ quan khoa học, môi trường kết hợp liên ngành như y tế chẳng hạn, các đơn vị hóa sinh, thổ nhưỡng...
Theo ông, hiện cần có giải pháp nào gì để khắc phục sự cố này?
Tùy nguyên nhân mà có giải pháp khác nhau chứ không có giải pháp nào là chung cả. Chỉ có cái chung đó là người quản lý hồ phải có lịch trình, kiểm tra các nguồn xung quanh hồ. Đến kỳ phải kiểm tra nguồn nước, nếu phát hiện ra nguồn nước khác thường, có sự cố là phải khắc phục ngay, điều tra luôn tại sao nguồn nước này lại như thế? Làm sớm thì hậu quả sẽ không bị nặng nề như thế. Trên thế giới, họ cũng xử lý như vậy thôi.
Tất cả các loại ao hồ đều cần phải kiểm tra môi trường, chất đào thải, xung quanh đó có các nhà máy, xí nghiệp thải ra không? Muốn bảo vệ cá thì phải đảm bảo an toàn lòng hồ, nguồn nước, độ PH phải trung tính, nước phải sử dụng được. Còn trường hợp lượng kiềm cao, tính axit cao sẽ gây tổn hại đến nguồn sinh hoạt trong lòng hồ.
Đường ống của các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp có đào thải độc chất thì cần sử dụng công nghệ làm khử độc bằng nhiều hình thức như bể dự trữ, rồi xử lý nguồn nước này an toàn để ta thả các sinh vật như cá vào mà không bị chết rồi sau đó mới thải ra môi trường nước hồ.
Mình phải thường xuyên khảo sát, nạo vét lòng hồ để bỏ những nguồn rác do dân thiếu ý thức vứt bỏ vào lòng hồ. Có kế hoạch định kỳ xét nghiệm và đo độ PH, nồng độ ôxy của nước hồ theo lịch trình được quy định.
Vậy nên các loại ao hồ nói chung chứ không riêng gì Hồ Tây phải có quy trình bảo vệ chặt chẽ, nghiêm túc. Hồ Tây vừa rồi cá chết nên mới lo, chứ chưa có sự kết hợp giữa các khâu bảo vệ môi trường, chưa có biện pháp bảo vệ lòng hồ như kỹ nghệ về hóa học, công nghệ về môi trường. Vì thế chúng ta phải quản lý, phải có kế hoạch bảo vệ từ trước, tránh để đến khi xảy ra sự cố mới lo, mới đi chữa cháy, như vậy chẳng khác trâu đứt dây rồi mới đi đuổi hay mất bò mới lo làm chuồng.
Đối chiếu với các nước trên thế giới, thực trạng môi trường của ao hồ ở Việt Nam có sự khác biệt gì? Từ đó mình có thể học tập được kinh nghiệm, biện pháp nào để khắc phục sự cố và bảo vệ nguồn nước ở ao hồ, thưa ông?
Tại sao nguồn nước ở ao hồ của Việt Nam trước kia không xảy ra việc cá chết, ô nhiễm, hôi thối nhiều như bây giờ? Vì các nhà máy, xí nghiệp chưa phát triển. Giờ đây, nhà máy mọc lên nhan nhản, liên doanh, hợp tác với nước ngoài nhiều nên lượng nước thải lớn, nếu chưa được xử lý an toàn trước khi thải ra, xuống ao hồ, sông ngòi thì cá chết là điều đương nhiên. Mà nguyên nhân gây cá chết từ trước đến nay dù ở Việt Nam hay trên thế giới chủ yếu là do ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước. Còn ô nhiễm do cái gì thì phải điều tra, từ đó mới có biện pháp tích cực được.
Xin cảm ơn ông!
Một số vụ cá chết nghiêm trọng tại các nước: Cá nhiễm độc thủy ngân ở Nhật Bản: Năm 1956, tại một thành phố Nhật Bản có 17 trường hợp tử vong do ăn cá và sinh vật có vỏ cứng từ vịnh Minamata. Lượng thủy ngân có trong chất thải công nghiệp của nhà máy hóa chất Chisso được cho là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và nhiễm độc cá. 100 tấn cá chết tắc 40km sông Phủ Hà (Trung Quốc): Đầu tháng 9/2013, truyền thông Trung Quốc đưa tin khoảng 100 tấn cá chết dọc 40 km của sông Phủ Hà (tỉnh Hà Bắc). Ngay sau đó, Công ty KH & CN Shuanghuan tỉnh Hà Bắc bị đình chỉ hoạt động sau khi thanh tra mẫu nước thải trong cống xả có nồng độ amoniac thải ra môi trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép, khiến cho lượng lớn cá bị nhiễm độc và chết hàng loạt. 50 tấn cá chết ở Mexico: Tháng 9/2014, hàng nghìn con cá chết trong đầm ở bang miền trung Jalisco, Mexico, ước tính số lượng lên đến 50 tấn. Nguyên nhân khiến cá chết là do việc bảo vệ con sông yếu kém. Cá chết trắng bờ sông sau vụ nổ nhà máy hóa chất:Tháng 8 /2015, nhà máy hóa chất tại thành phố cảng Thiên Tân, Trung Quốc đã xảy ra vụ nổ và chỉ một tuần sau đó, hàng nghìn con cá chết bị trôi dạt vào bờ sông. 33 tấn cá chết gần địa điểm tổ chức Olympics mùa hè 2016: Đầu năm 2016, 33 tấn cá được phát hiện chết tại khu vực Rodrigo de Freitas Lagoon, gần Đại Tây Dương. Các nhà khoa học kết luận các loại cá ở đây không đủ oxy để sinh sống do môi trường ô nhiễm. Cá chết ở Thái Lan do hạn hán: Hôm 10/4 vừa qua, người dân Thái Lan đã tập trung ở Lampang để vớt bỏ hàng ngàn con cá chết trên sông Nam Wang. Tuy nhiên, hiện tượng bất thường này được quy cho tình trạng hạn hán nghiêm trọng đang ảnh hưởng đến nhiều vùng ở Thái Lan chứ không có thông tin về nguyên nhân nhiễm độc xả thải. |
Cá chết phủ trắng ven Hồ Tây Sáng 2/10, ở khu vực đường Trích Sài, đường Nguyễn Đình Thi, đường Thanh Niên, Hà Nội, nhiều người dân đã vớt cá chết về ... |
Chuyên gia thủy sản lên tiếng trước thông tin cá hồi nuôi có độc Thông tin cá hồi nuôi là thực phẩm độc hại nhất thế giới mà Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) mới đưa ra đã ... |