Muốn dạy cho Houthi 'một bài học đắt giá', Mỹ vẫn phải 'rén' vì điều này

Vy Anh
Những ngày qua Biển Đỏ lại 'đỏ lửa' khi xung đột giữa liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu với lực lượng Houthi đang có nguy cơ leo thang vượt tầm kiểm soát.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Muốn dạy cho Houthi 'một bài học đắt giá', Mỹ vẫn phải 'rén' vì điều này
Mỹ lập liên minh tuần tra hàng hải ở Biển Đỏ để ngăn chặn Houthi tấn công tàu thương mại, vận tải hàng hóa. (Nguồn: AFP)

Trong khi Israel tiếp tục các hoạt động quân sự ở Gaza thì Mỹ đang chỉ đạo một chiến dịch lớn ở Biển Đỏ, các tàu chiến Mỹ đang duy trì sự hiện diện liên tục để bảo vệ các tuyến vận tải.

Mỹ đang dẫn đầu một liên minh quân sự quốc tế ở Biển Đỏ và Eo biển Bab al-Mandab, nơi các tàu chở dầu và tàu thương mại trở thành mục tiêu tấn công của phiến quân Houthi ở Yemen. Hành động can thiệp quân sự do Mỹ đứng đầu này đã đưa Washington vào cuộc xung đột trực tiếp với phiến quân Houthi - lực lượng khẳng định sẽ tiếp tục tấn công cho đến khi Israel chấm dứt các hoạt động quân sự ở Gaza.

Theo một quan chức cấp cao của Mỹ, hoạt động này bảo vệ một trong những tuyến đường thương mại lớn của thế giới ở Biển Đỏ và Eo biển Bab al-Mandab.

Tuyến hàng hải chiến lược

Trong nhiều năm, quân đội Mỹ đã đóng vai trò trung tâm ở Biển Đỏ, tuyến hàng hải lớn giữa Đông Bắc châu Phi và bán đảo Arab, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại khu vực.

Vào tháng 4/2022, quân đội Mỹ giám sát việc thành lập Lực lượng đặc nhiệm hỗn hợp 153, một lực lượng hải quân đa quốc gia có nhiệm vụ tuần tra Biển Đỏ, Eo biển Bab al-Mandab và Vịnh Aden. Khi đó, Phó Đô đốc Brad Cooper, Chỉ huy lực lượng Hải quân Mỹ ở Trung Đông, giải thích: “Như mọi người đều có thể đánh giá, những vùng biển đó rất quan trọng đối với dòng chảy thương mại tự do trên toàn khu vực”.

Biển Đỏ là tuyến vận tải quan trọng, chiếm gần 15% tổng thương mại đường biển. Tuyến vận tải này tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại Á-Âu, cho phép các tàu thương mại tiết kiệm thời gian bằng cách đi qua Trung Đông, thay vì đi vòng quanh châu Phi. Biển Đỏ cũng là tuyến vận chuyển chính dầu mỏ và khí tự nhiên của thế giới. Một lượng lớn dầu mỏ từ Iraq, Saudi Arabia và các quốc gia khác ở Vịnh Ba Tư được vận chuyển qua Biển Đỏ đến các thị trường ở châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Nhìn chung, Biển Đỏ chiếm 8% thương mại toàn cầu về khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và chiếm 12% thương mại dầu mỏ bằng đường biển.

Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 3/1, người phát ngôn Nhà Trắng John Kirby nêu rõ: “Biển Đỏ là tuyến đường thủy quan trọng. Một lượng lớn thương mại toàn cầu đi qua Biển Đỏ".

Giới chức Mỹ đặc biệt quan tâm tới Eo biển Bab al-Mandab nằm ở đoạn cuối phía Nam của Biển Đỏ. Eo biển này chỉ rộng 28,9 km tại điểm hẹp nhất, eo biển này tạo thành một nút cổ chai phức tạp, buộc các tàu thương mại phải đi vào các tuyến đường vận tải chật hẹp.

Tính đến đầu năm 2023, ước tính có khoảng 8,8 triệu thùng dầu được vận chuyển qua Eo biển Bab al-Mandab mỗi ngày, khiến nơi đây trở thành một trong những nút cổ chai quan trọng nhất thế giới. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ lưu ý: “Eo biển Bab al-Mandab là tuyến đường chiến lược cho các chuyến hàng chở dầu và khí thiên nhiên”.

Theo sáng kiến "Người bảo vệ thịnh vượng", Mỹ đang làm việc với các đối tác trong liên minh để thiết lập cái mà các quan chức Mỹ gọi là “sự hiện diện liên tục” ở phía Nam Biển Đỏ.

Trong khuôn khổ chiến dịch, các tàu chiến của Pháp, Anh và Mỹ sẽ được bố trí khắp phía Nam Biển Đỏ. Lực lượng này đã được tăng cường bởi nhóm tác chiến tàu sân bay Eisenhower, nằm ở Vịnh Aden.

Hiện tại, liên minh quân sự do Mỹ điều phối đã có xung đột lực lượng Houthi, và trong cuộc đụng độ ngày 31/12, lực lượng Mỹ đã đánh chìm 3 thuyền nhỏ của Houthi, khiến 10 phiến quân thiệt mạng.

Những tính toán thận trọng

Đây không phải là lần đầu tiên Mỹ xung đột với lực lượng Houthi. Trong nhiều năm, Mỹ đã hỗ trợ Saudi Arabia ở Yemen chống lại phiến quân Houthi.

Sự can thiệp quân sự do Saudi Arabia dẫn đầu tại Yemen đã gây ra một trong những cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất thế giới, khiến hơn 377.000 người thiệt mạng. Một thỏa thuận đình chiến tạm thời bắt đầu vào tháng 4/2022 đã giúp giảm bớt tình trạng thù địch, nhưng xung đột chưa bao giờ kết thúc, và gây lo ngại rằng nó có thể bùng phát trở lại bất cứ lúc nào. Trong suốt chiến dịch quân sự của Saudi Arabia ở Yemen và chiến dịch quân sự của Israel ở Gaza, Mỹ là cường quốc có sự can dự chính.

Khi một số công ty lớn bắt đầu tạm dừng hoạt động ở Biển Đỏ, một số quan chức đương nhiệm và cựu quan chức Mỹ đã kêu gọi hành động quân sự mạnh mẽ hơn, chẳng hạn như tấn công quân sự nhằm vào các mục tiêu của Houthi ở Yemen. Mỹ đã từng có hành động trực tiếp chống lại lực lượng Houthi vào tháng 10/2016 khi một tàu chiến của Mỹ bắn tên lửa hành trình vào các trạm radar ở Yemen.

Tuy nhiên, giới chức Mỹ vẫn thận trọng về việc trực tiếp đối đầu với lực lượng Houthi. Cho đến nay, Tổng thống Biden vẫn quyết định không tấn công các mục tiêu của Houthi, ngay cả sau khi các lựa chọn quân sự được đưa ra.

Mối lo ngại lớn nhất của Washington là bất kỳ hình thức leo thang nào với lực lượng Houthi đều có thể khơi lại cuộc chiến ở Yemen.

Một mối lo ngại lớn khác là khi Mỹ càng lún sâu sẽ tạo ra những phiền toái hơn nữa cho Mỹ và các đồng minh. Nếu Mỹ tấn công Houthi, thì Houthi có thể đáp trả bằng cách đưa xung đột đến các khu vực ngoài Biển Đỏ, chẳng hạn như Israel. Hiện tại, Houthi đã phóng máy bay không người lái (drone) và tên lửa về phía Israel.

Các quan chức Mỹ còn lo ngại về tác động của xung đột với Houthi đến mức họ không cáo buộc lực lượng này tấn công Mỹ, ngay cả khi Houthi đã nhiều lần phóng drone và tên lửa về phía tàu chiến Mỹ. Các thành viên khác của liên minh quân sự do Mỹ lãnh đạo hiện tại cũng có những lo ngại tương tự, một số thậm chí còn từ chối tiết lộ sự tham gia của họ trong liên minh quân sự do Mỹ đi đầu.

Tiếp tục tấn công Houthi, Washington lại nói muốn hạ nhiệt Trung Đông; Pháp vạch ranh giới với Mỹ

Tiếp tục tấn công Houthi, Washington lại nói muốn hạ nhiệt Trung Đông; Pháp vạch ranh giới với Mỹ

Giữa nguy cơ xung đột lan rộng khắp Trung Đông từ giao tranh Israel-Hamas ở Dải Gaza, căng thẳng trên Biển Đỏ, các cuộc tấn ...

Mỹ chính thức lặp lại quyết định thời ông Trump về Houthi, mở đợt tấn công thứ 4 vào Yemen

Mỹ chính thức lặp lại quyết định thời ông Trump về Houthi, mở đợt tấn công thứ 4 vào Yemen

AFP đưa tin, ngày 17/1, Mỹ tuyên bố đưa phong trào Hồi giáo Houthi ở Yemen trở lại danh sách các thực thể khủng bố ...

Thêm một nước gia nhập liên minh Mỹ-Anh không kích lực lượng Houthi

Thêm một nước gia nhập liên minh Mỹ-Anh không kích lực lượng Houthi

Đan Mạch sẽ tham gia liên minh của Mỹ và Anh để thực hiện các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu của lực ...

Tiếp tục nã tên lửa tấn công trên Biển Đỏ và Yemen, Mỹ nói chưa ngăn được Houthi, Trung Quốc theo dõi sát

Tiếp tục nã tên lửa tấn công trên Biển Đỏ và Yemen, Mỹ nói chưa ngăn được Houthi, Trung Quốc theo dõi sát

Mỹ tiếp tục tiến hành cuộc không kích vào các mục tiêu ở Yemen hòng vô hiệu năng lực tấn công của lực lượng Houthi ...

Lực lượng Houthi ra tuyên bố không đe dọa tàu thương mại của Trung Quốc và Nga trên Biển Đỏ

Lực lượng Houthi ra tuyên bố không đe dọa tàu thương mại của Trung Quốc và Nga trên Biển Đỏ

Ông Muhammad al-Bakhiti, thành viên của văn phòng chính trị Houthi bảo đảm rằng các tàu từ Nga và Trung Quốc không bị đe dọa ...

(theo Eurasia Review)

Đọc thêm

Điểm mặt những mẫu xe gầm cao sắp ra mắt khách hàng Việt trong tháng 5

Điểm mặt những mẫu xe gầm cao sắp ra mắt khách hàng Việt trong tháng 5

Hàng loạt mẫu xe gầm cao mới dự kiến sẽ ra mắt khách hàng Việt trong tháng 5/2024 đều được nhập khẩu nguyên chiếc.
Vụ sập cao tốc ở Trung Quốc: Số nạn nhân thiệt mạng tăng mạnh

Vụ sập cao tốc ở Trung Quốc: Số nạn nhân thiệt mạng tăng mạnh

Số người thiệt mạng trong vụ sạt đường cao tốc ngày 1/5 ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, hiện đã tăng lên 36 người.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 3/5/2024, Lịch vạn niên ngày 3 tháng 5 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 3/5/2024, Lịch vạn niên ngày 3 tháng 5 năm 2024

Lịch âm 3/5. Lịch âm hôm nay 3/5/2024? Âm lịch hôm nay 3/5. Lịch vạn niên 3/5/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 3/5/2024: Tuổi Tỵ đầu tư mạo hiểm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 3/5/2024: Tuổi Tỵ đầu tư mạo hiểm

Xem tử vi 3/5 - tử vi 12 con giáp hôm nay 3/5/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Hướng dẫn đặt vé xe khách online trên Be siêu đơn giản

Hướng dẫn đặt vé xe khách online trên Be siêu đơn giản

Giờ đây, bạn có thể đặt vé xe khách online dễ dàng thông qua ứng dụng Be trên điện thoại cực tiện lợi mỗi khi đi du lịch xa. Nếu ...
Mỹ trừng phạt Nga với phạm vi rộng nhất từ trước tới nay, Trung Quốc lên tiếng

Mỹ trừng phạt Nga với phạm vi rộng nhất từ trước tới nay, Trung Quốc lên tiếng

Bắc Kinh phản đối mạnh mẽ các biện pháp trừng phạt đơn phương trái phép của Mỹ nhằm vào các công ty Trung Quốc.
Vụ sập cao tốc ở Trung Quốc: Số nạn nhân thiệt mạng tăng mạnh

Vụ sập cao tốc ở Trung Quốc: Số nạn nhân thiệt mạng tăng mạnh

Số người thiệt mạng trong vụ sạt đường cao tốc ngày 1/5 ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, hiện đã tăng lên 36 người.
Xung đột ở Dải Gaza: Sinh viên Anh biểu tình phản đối, Hamas vẫn chưa nhất trí về đề xuất ngừng bắn

Xung đột ở Dải Gaza: Sinh viên Anh biểu tình phản đối, Hamas vẫn chưa nhất trí về đề xuất ngừng bắn

Quan điểm của phong trào Hồi giáo Hamas đối với đề xuất ngừng bắn ở Dải Gaza đang được đàm phán hiện nay là 'tiêu cực'.
Mỹ tung thêm 'đòn', cố tìm cách làm tê liệt khả năng quân sự và công nghiệp Nga

Mỹ tung thêm 'đòn', cố tìm cách làm tê liệt khả năng quân sự và công nghiệp Nga

Mỹ công bố các trừng phạt mới nhằm vào các công ty ở Trung Quốc và các nước khác giúp Nga có thêm vũ khí cho chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Tổng thống Colombia tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel

Tổng thống Colombia tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel

Tổng thống Colombia Gustavo Petro cho biết, ông sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel do những động thái của nước này tại Dải Gaza.
Ông Donald Trump để ngỏ khả năng rút quân khỏi một đồng minh giàu có nếu đắc cử Tổng thống Mỹ? Nước nào nên lo?

Ông Donald Trump để ngỏ khả năng rút quân khỏi một đồng minh giàu có nếu đắc cử Tổng thống Mỹ? Nước nào nên lo?

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây cho rằng, không thể để 40.000 quân nhân ở một vị trí nguy hiểm, ở 'một quốc gia đang giàu có'.
Thu được thiết bị hạng nặng của phương Tây ở Ukraine, Nga mang ra mở triển lãm

Thu được thiết bị hạng nặng của phương Tây ở Ukraine, Nga mang ra mở triển lãm

Triển lãm ở Moscow của Nga, bao gồm xe tăng và xe bọc thép của nhiều nước phương Tây cung cấp cho Ukraine.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phiên bản di động